I. MỤC TIÊU.
Sau khi nhận được bài kiểm tra đã chấm của GV, HS cần:
1. Kiến thức, kĩ năng.
a. Kiến thức
- Một lần nữa củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về các tác phẩm đã học, về tạo lập văn bản, về các vấn đề có liên quan đến đề bài, cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, diễn đạt.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Có ý thức tiếp thu nhận xét đánh giá của giáo viên, sửa chữa những nhược điểm, khắc phục bài sau viết tốt hơn.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;
năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:
- Hình thức tổ chức lớp : hoạt động cá nhân, nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Đồ dùng : SGV- SGK, bài soạn.
2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Hoạt động khởi động. (4’) - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT
GV dẫn dắt vào bài Ở tiết học này chúng ta cùng xem lại bài văn của mình để khắc phục những nhược điểm cho các bài văn tiếp theo, và cùng tham khảo những bài văn hay để học tập.
- Nghe, định hướng vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức. (25’)
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT GHI CHÚ
- GV trả bài cho HS
H: Hãy nêu các yêu cầu của đề? Dự kiến câu trả lời?
- GV chốt lại các ý chính, đưa đáp án đúng để HS so sánh, đối chiếu.
- GV nhận xét bài làm của HS
H: Yêu cầu HS nhắc lại đề bài?
H: Xác định kiểu bài, nội dung?
H: Em dự định bài làm ntn?
- GV chốt các ý chính trong dàn ý theo tiết 37,38.
- GV lần lượt nhận xét ưu, nhược điểm trong bài viết của HS.
- Xem lại bài kiểm tra.
- Nêu yêu cầu của đề bài, dự kiến câu trả lời.
- So sánh, đối chiếu với bài làm.
- Nghe, tiếp thu
- Nhắc lại đề bài - Phân tích đề:
+Kiểu bài: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
+ Nội dung: kể kỉ niệm về một con vật nuôi.
- Nêu dàn ý, HS khác nhận xét, bổ sung, đi đến thống nhất dàn ý.
- Nghe, tiếp thu, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
I. Bài Kiểm tra Văn
* Đề bài:
* Đáp án:
Theo đáp án tiết kiểm tra 1. Ưu điểm:
- Đã biết cách làm bài trắc nghiệm.
- Xác định được mục đích yêu cầu của bài kiểm tra.
- Đa số các bài làm thực hiện hết các câu hỏi.
- Đã biết cách cảm nhận về một nhân vật qua truyện đã học.
2. Hạn chế:
- Định lượng thời gian cho các câu hỏi chưa hợp lí.
- Nội dung bài nêu cảm nhận chưa có bố cục rõ rang, thiếu ý.
- Chữ viết một số bài chưa sạch, đẹp, rõ rang.
II. Bài Tập làm văn số 2 - Đề bài: HS chọn một trong hai đề
Đề 1: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
Đề 2: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
- Đáp án: theo đáp án tiết 37,38
1. Ưu điểm:
*Hình thức:
- Bố cục: Đa số các bài viết đã đảm bảo bố cục theo 3 phần rõ ràng.
- GV hướng dẫn cách sửa lỗi cho HS.
Sửa nội dung: bổ sung các ý còn thiếu xuống phía dưới bài viết.
Sửa hình thức: chữa lỗi chính tả, cách diễn đạt.
- Nghe, tự sửa vào bài viết.
- Kết hợp các yếu tố tự sự với miêu tả và biểu cảm: các bài viết đã có ý thức trong việc kết hợp các phương thức biểu đạt.
- Một số bài viết diễn đạt rõ ràng, trong sáng, trình bày mạch lạc (Thu, Linh, Ng. Chi. Ph. Chi, P. Nam).
- Chữ viết: ở một số bài chữ viết sạch sẽ, sáng sủa.
- Dùng từ: Một số bài dùng từ chính xác, biểu cảm.
2. Hạn chế:
*Hình thức:
- Bố cục: vẫn còn một bài trình bày không đảm bảo bố cục, một số bài các phần chưa rõ ràng.
- Phương thức biểu đạt: ở nhiều bài sự kết hợp giữa tự sự miêu tả và biểu cảm còn mờ nhạt, chưa rõ ràng.
- Diễn đạt: Nhiều bài còn diễn đạt lủng củng, lan man, không tập trung làm rõ chủ đề.
- Chữ viết: ở một số bài chữ viết xấu, cẩu thả ( AnhTuấn, Minh, Khánh,
* Nội dung:
- Nhiều bài viết nội dung sơ sài.
- Chưa trình bày đặc điểm của đối tượng:
Nhân vật và sự việc chưa rõ ràng,thiếu cảm xúc.
III. Chữa lỗi
GV cho HS các nhóm chữa bài:
GV nhận xét đánh giá về việc chữa bài của HS.
GV đọc bài viết hay của HS để các HS khác nghe, học tập.
- Nghe, tham khảo.
C. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (5’)
- Yêu cầu HS sưu tầm những bài văn có nội dung tương tự.
IV. PHỤ LỤC.
- Chuẩn bị : Tiết 39 “ Trợ từ, thán từ ”
...
...
...
...
...
Ngày soạn
27/10/2018 Dạy
Ngày 31/10/2018
Tiết 3
Lớp 8B Tiết 39: