I. MỤC TIÊU.
Sau khi học xong phần Tóm tắt văn bản tự sự, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng.
a. Kiến thức:
- Biết được cách tóm tắt một văn bản tự sự.
- Hiểu quy trình tóm tắt một văn bản tự sự.
- Vận dụng vào bài tóm tắt cụ thể.
b. Kĩ năng:
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Trung thực, tự trọng, chí công vô tư trong tóm tắt văn bản tự sự hoặc những câu chuyện trong thực tế trong mỗi lần tiếp xúc.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;
năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:
- Hình thức tổ chức lớp : hoạt động cá nhân, nhóm.
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Đồ dùng : SGV- SGK, bài soạn.
2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động
- Thời gian dự kiến: 1 Phút.
- Phương pháp: thuyết trình.
- Kĩ thuật áp dụng: Động não, tia chớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT
GV giới thiệu bài : Tóm tắt là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu. Khi ra đường, ta chứng kiến một sự việc nào đó, về nhà kể tóm tắt cho gia đình nghe.
Xem một cuốn sách, một bộ phim hay, ta có thể tóm tắt lại cho người chưa đọc, chưa xem được biết. Viết một bài giới thiệu về một cuốn sách mới ra, ta phải tóm tắt câu chuyện hoặc những nội dung tư tưởng chính của cuốn sách đó cho người đọc nắm được, trước khi phân tích các giá trị của nó. Khi đọc tác phẩm văn học, muốn nhớ được lâu, người đọc phải ghi chép lại bằng cách tóm tắt nội dung tác phẩm đó…. Nói như vậy, tóm tắt là một thao tác rất cần thiết. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức và luyện tập tóm tắt một văn bản tự sự.
- Nghe, định hướng vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn, kt động não.
- Thời gian: 15phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I.
- GV thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời câu 2.I.SGK
GV khái quát.
Cho HS đọc ghi nhớ.
Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn
- Học sinh thảo luận chọn đáp án đúng.
- Học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK
- Đọc đoạn văn suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- Tác phẩm Sơn Tinh -
I.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Ý b SGK/60
*Ghi nhớ 1.
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình ghi lại một cách ngắn gọn nội dung chính (sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự
1. Những yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.
H: Nội dung văn bản trên nói về tác phẩm nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó?
H: Đoạn văn trên có gì khác so với tác phẩm ấy?
( Gợi ý: Về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc…)
H: Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ GV: Hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận:
H: Muốn viết được một văn bản tóm tắt theo em cần phải làm những việc gì?
Theo trình tự ntn?
GV chốt kiến thức cho HS.
Thuỷ Tinh dựa vào các chi tiết, hình ảnh nhân vật trong truyện được nêu trong văn bản .
- So sánh đoạn văn với văn bản:
+ Đoạn văn có độ dài ngắn hơn rất nhiều so với tác phẩm
+ Số lượng nhân vật, sự việc ít hơn vì lựa chọn nhân vật chính, sự việc quan trọng.
+ Đoạn văn tóm tắt tác phẩm không phải trích nguyên văn từ tác phẩm mà là lời của người viết tóm tắt.
- HS khái quát:
- Học sinh đọc ghi nhớ 2 SGK
- Thảo luận, trình bày.
- Ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
- Phản ánh trung thành nội dung của văn bản.
*Ghi nhớ 2.(sgk)
2. Các bước tóm tắt văn bản.
- Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung.
- Bước 2: Xác định các sự việc tiêu biểu, nhân vật chính.
- Bước 3: Sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lý.
- Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
* Ghi nhớ 3/SGK C.Hoạt động luyện tập
- Thời gian: 17phút - Phương pháp:
- Kĩ thuật: hoạt động cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV sử dụng bảng phụ ghi BT trắc nghiệm 1,2,3, trong sách Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì Ngữ văn 8.
- HS lựa chọ đáp án đúng. III. Luyện tập
Bài tập 1/61,62 SGK.
- Trình tự sắp xếp hợp lí:
b-a-g-d-c-e-i-h-k - Viết văn bản tóm tắt:
- GV cho HS làm bài tập 1 tiết Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
- Làm bài tập 1/61,62 SGK.
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng làm bạn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão lại bị ốm một trận khủng khiếp. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán cậu vàng.
Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để bắt con chó hay đến vườn nhà lão. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo hiểu.
D.Hoạt động vận dụng - Thời gian : 5 phút
- Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật : động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Viết đoạn văn tóm tắt văn
bản “Tức nước vỡ bờ” - Hoạt động cá nhân E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Thời gian : 2 phút
- Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật : động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Tìm đọc một số văn bản tóm tắt.
Thực hiện ở nhà - Học ghi nhớ.
- Hoàn thành bài tập 1 vào VBT.
- Chuẩn bị tiết 30,31 : Đọc, soạn bài Cô bé bán diêm IV. PHỤ LỤC.
...
...
...
...
...
Ngày soạn
25/09/2018 Dạy
Ngày 02/10/2018
Tiết 1
Lớp 8B
Tuần 6