TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

Một phần của tài liệu Ngữ văn 8 kì 1 3cột (Trang 190 - 194)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

Sau khi học xong bài này, HS:

a. Kiến thức:

- Biết được đặc điểm của văn bản thuyết minh.

- Hiểu ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.

- Vận dụng vào bài văn thuyết minh( về nội dung, ngôn ngữ....) b. Kĩ năng:

- Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản trước đó.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

b. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò:

- Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. 2’

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG

CỦA TRÒ CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập làm văn THCS. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống và đã có nhiều nước đưa vào chương trình học. Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con ng- ười. Nó khác với các kiểu văn bản đã học, đó chính là nội dung chúng ta cùng tìm hiểu để thấy sự khác biệt đó.

- Nghe, định hướng vào bài

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (18’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA

TRÒ CHUẨN KTKNCẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Gọi HS đọc 3 văn bản SGK

H: Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?

GV: Các văn bản trên

- Đọc văn bản

- Tìm hiểu nội dung các văn bản

+ Văn bản a: trình bày lợi ích và đặc điểm riêng của cây dừa Bình Định.

+ Văn bản b: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá cây.

+ Văn bản c: Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của

I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.

* VD: SGK/115

* Nhận xét:

- Văn bản a: trình bày lợi ích và đặc điểm riêng của cây dừa Bình Định.

- Văn bản b: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục

- Văn bản c: Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn

được gọi là văn bản thuyết minh.

H: Em thường gặp các văn bản thuyết minh như trên ở đâu?

H: Kể tên các văn bản cùng loại mà em biết?

H: Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hay miêu tả, biểu cảm, nghị luận được không?

Tại sao?

H: Các văn bản thuyết minh trên có đặc điểm như thế nào?

H: Dựa trên cơ sở nào em cho rằng văn bản thuyết minh mang tính xác thực và khách quan?

H: Các văn bản trên thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?

H: Em có nhận xét gì về cách trình bày, sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản thuyết minh trên?

H: Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

Việt Nam, nơi có những đặc điểm độc đáo.

- Các văn bản trên thường gặp trong đời sống hằng ngày

- Kể tên một số văn bản thuyết minh

- Các văn bản trên không thể xem là văn bản tự sự, miêu tả…vì nó không kể lại, không tái hiện đặc điểm, không bộc lộ tình cảm, cảm xúc, không nêu ý kiến đánh giá, nhận xét về các sự vật, sự việc.

- Nêu đặc điểm của văn bản thuyết minh + Nội dung dễ hiểu, cung cấp cho ta những hiểu biết về sự vật;

cách trình bày mang tính khách quan.

+ Không có lời đánh giá của người viết, không có cảm xúc...mà chỉ dựa vào đặc điểm thực của sự vật hoặc đã đựợc kiểm chứng trong nghiên cứu khoa học...

+ Phương thức: trình bày, giới thiệu, giải thích

+ Ngôn ngữ chính xác, trình bày rõ ràng, bố cục chặt chẽ

- HS khái quát và đọc phần ghi nhớ.

của Việt Nam.

-> là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.

- Trình bày những đặc điểm cơ bản của đối tượng.

- Trình bày một cách khách quan để người đọc hiểu về đối tượng đó.

- Không có hư cấu tưởng tượng cảm xúc cá nhân.

- Phương thức: trình bày, giới thiệu, giải thích - Ngôn ngữ: rõ ràng, chính xác, mang tính khoa học.

* Ghi nhớ:

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.

- Tri thức trong văn bản thuyết minh mang tính khách quan, tiêu biểu, xác thực, hữu ích cho con người.

- VBTM cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

C. Hoạt động luyện tập. (17’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ

- Gọi HS đọc hai văn bản.

- Cho HS thảo luận nhóm bàn, trình bày

- HS khác nhận xét, GV chốt

- Cho HS làm cá nhân bài 2

- Hoạt động chung cả lớp làm bài 3

- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân viết đoạn văn thuyết minh

- Đọc văn bản - Thảo luận, trình bày ý kiến

- Hoạt động cá nhân

Trình bày

- Hoạt động chung cả lớp

- HS tự trình bày

II. Luyện tập Bài tập 1:

HS: Cả hai văn bản đều là văn bản thuyết minh vì:

*Văn bản a: Cung cấp kiến thức về lịch sử (sự kiện lịch sử của dân tộc).

*Văn bản b: Cung cấp kiến thức về sinh vật.

Bài tập 2:

*Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” là văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn bản nghị luận.

*Trong văn bản có sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của các bao bì ni lông.

Bài tập 3: Trong các loại văn bản khác đều cần dùng yếu tố thuyết minh vì:

*Văn bản tự sự dùng thuyết minh khi giới thiệu nhân vật và sự việc.

*Văn bản miểu tả cần dùng yếu tố thuyết minh khi giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian và không gian.

*Văn bản biểu cảm dùng khi giới thiệu về đối tượng biểu cảm là con người hay sự vật...

*Văn bản nghị luận dùng khi giới thiệu luận điểm, luận cứ.

Bài tập 4: Viết đoạn văn giới thiệu về ngôi trường của em.

D. Hoạt động vận dụng.( 5’)

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Giới thiệu về lớp học của em

- HS viết đoạn văn thuyết minh, giới thiệu về lớp học.

III. Vận dụng

Viết đoạn văn giới thiệu về lớp học của em

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

Tìm các đoạn văn thuyết minh mà em biết.

IV. PHỤ LỤC.

...

...

...

...

...

Ngày soạn

20/11/2018 Dạy

Ngày 27/11/2018

Tiết 2

Lớp 8B

Tiết 54:

Một phần của tài liệu Ngữ văn 8 kì 1 3cột (Trang 190 - 194)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(221 trang)
w