MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Một phần của tài liệu Ngữ văn 8 kì 1 3cột (Trang 82 - 86)

I. MỤC TIÊU.

Sau khi học xong phần Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng.

a. Kiến thức:

- Biết vai trò của yếu tố kể trong văn tự sự.

- Hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự.

b. Kĩ năng

- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một văn bản tự sự.

- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Có ý thức sử dụng sáng tạo các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự tự sự.

b. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng.

2. Trò:

- Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động

- Thời gian dự kiến: 1 Phút.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật áp dụng: Động não, tia chớp.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV giới thiệu bài: Trong văn bản tự sự không mấy khi người viết chỉ đơn thuần kể người, kể việc mà thường kết hợp cả yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận…

- Nghe, định hướng vào bài

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề

- Kĩ thuật: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn, kt động não.

- Thời gian: 20phút.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.

- Gọi HS đọc đoạn văn.

H: Thế nào là kể, tả, biểu cảm?

- Đọc đoạn văn.

- Nhắc lại kiến thức cũ:

+kể: thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.

+Tả: tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành

I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm.

*Ví dụ: Đoạn văn - Yếu tố kể:

xe chạy chầm chậm, mẹ tôi vẫy tôi, tôi oà khóc, mẹ tôi cũng sụt sùi, mẹ thám nước mắt xốc tôi lên xe, tôi ngồi trên đệm...

- Yếu tố miêu tả:

H: Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố kể, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên?

H: Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?

H: Nếu bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên.

Chép lại thành những câu kể. Đối chiếu hai đoạn văn => nhận xét?

H: Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong việc kể chuyện?

H: Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Có thành truyện không? Vì sao?

H: Đọc ghi nhớ?

động.

+Biểu cảm: thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc thái độ của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.

- HS hoạt động nhóm khăn trải bàn, trình bày:

- Các yếu tố đan xen nhau.

- Nhận xét :

+Nếu bỏ các yếu tố miêu tả cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con Hồng được kể lại sẽ không sinh động.

+Nếu bỏ các yếu tố biểu cảm không thể hiện được suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của bé Hồng với mẹ.

- Khái quát

- Suy nghĩ, trả lời :

Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.

- HS đọc:

+Tôi thở hồng hộc, trán mồ hôi, ríu cả chân.

+Mẹ không còm cõi, gương mặt vẫn tươi sáng, và đôi mắt trong, nước da mịn, 2 gò má hồng.

+khuôn miệng xinh xắn.

- Yếu tố biểu cảm:

+Hay tại sự sung sướng … (suy nghĩ)

+tôi thấy những cảm giác ấm áp

+hơi quần áo, hơi thở…

thơm tho lạ thường (cảm nhận).

+Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ… (phát biểu cảm tưởng).

* Nhận xét:

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đan xen với yếu tố tự sự.

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn và sâu sắc hơn.

*Ghi nhớ: SGK/tr 76

C.Hoạt động luyện tập - Thời gian: 20phút

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hướng dẫn HS luyện tập:

H: Đọc yêu cầu bài tập ? - GV thực hiện kĩ thuật mảnh ghép.

H: Đọc yêu cầu bài tập 2

?

GV gợi ý: Từ xa thấy bà như thế nào? (tả hình dáng, mái tóc).

Lại gần thấy bà ra sao? Kể hành động của bà, của em, tả chi tiết khuôn mặt quần áo của bà?

Những biểu hiện tình cảm của 2 bà cháu như thế nào? Vui mừng xúc động thể hiện bằng các chi tiết nào? Ngôn ngữ hành động lời nói cử chỉ nhân vật?

- Xác định yêu cầu bài tập.

- Làm theo nhóm tổ.

- Đọc, xác định yêu cầu bài tập.

- Nghe hướng dẫn -> viết cá nhân

-> trình bày đoạn văn -> Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

II. Luyện tập.

Bài tập 1: Tìm 1 số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học: Tôi đi học, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. Phân tích giá trị các yếu tố đó?

Bài tập 2: Viết đoạn văn.

D. Hoạt động vận dụng - Thời gian: 1phút.

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Xem lại bài tập làm văn số 1, chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn em đã viết.

Thực hiện ở nhà III. Vận dụng

E. Tìm tòi, mở rộng - Thời gian: 1 phút.

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Cho Hs đọc phần đọc thêm SGK/74

Đọc thêm SGK

- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm IV. PHỤ LỤC.

...

...

...

...

...

Ngày soạn Tiết 25:

Luyện tập:

Một phần của tài liệu Ngữ văn 8 kì 1 3cột (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(221 trang)
w