CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Mối quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới công nghệ
1.1.1. Các công trình khoa học đã công bố ở ngoài nước
Tác động của đầu tƣ mạo hiểm đến phát triển kinh tế đƣợc mô tả trong nghiên cứu “Vai trò của vốn mạo hiểm trong việc tài trợ cho đổi mới để tăng trưởng kinh tế” và đã khẳng định vai trò đầu tƣ mạo hiểm trong việc hỗ trợ nguồn vốn đổi mới cho các công ty công nghệ và sáng tạo quy mô nhỏ qua việc khảo sát kết quả đầu tƣ mạo hiểm vào các dự án công nghệ "sáng tạo cao" và các dự án công nghệ” đổi mới ít nhất" của hơn 1.501 khoản đầu tƣ trong thời gian từ năm 1967 đến 1982. Kết luận số lƣợng các khoản đầu tƣ mạo hiểm vòng đầu tiên vào các dự án công nghệ "sáng tạo cao" đã tăng nhiều hơn các dự án khác từ năm 1979 đến năm 1982; tại các thành phố và trung tâm nghiên cứu vốn đầu tƣ mạo hiểm tập trung cho các công ty công nghệ nhỏ sáng tạo cao; sự phối hợp giữa đầu tƣ vốn mạo hiểm mạnh và các công ty công nghệ nhỏ sáng tạo cao tiềm năng đã thúc đẩy nhanh việc thương mại hóa các nghiên cứu và phát triển thị trường các sáng chế. [Timmons, Jeffry and Bygrave, William D.; 1986].
Ngay từ thập niên 1990 OECD đã xác định việc tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới công nghệ, ứng dụng các kết quả nghiên cứu và phát triển thành hiệu quả thương mại. Trong đó vai trò vốn mạo hiểm rất cần thiết để đầu tƣ vào các công ty nhỏ và vừa về công nghệ, rủi ro cao thường không được hỗ trợ vốn bởi các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính truyền thống. Ngành đầu tƣ mạo hiểm đƣợc bắt nguồn từ Hoa Kỳ, chủ yếu đầu tƣ vào các lĩnh vực công nghệ và sau đó phát triển ra toàn thế giới nhƣ Châu Âu, Nhật Bản, ... Mặc dù các chính sách thu hút đầu tư và chương trình hành động có sự thay đổi tùy theo đặc điểm kinh tế và thể chế của các quốc gia, để thúc đẩy thị trường đầu tư mạo hiểm chính phủ các quốc gia có thể thực hiện những chính sách sau: Tạo môi trường đầu tư - môi trường tài chính và pháp lý để kích thích hoạt động đầu tƣ mạo hiểm bao gồm các biện pháp khuyến khích đầu tƣ vốn mạo hiểm bằng các loại quỹ phù hợp và ƣu đãi thuế. Giảm rủi ro cho các nhà đầu tƣ mạo hiểm - có thể kích thích hướng đầu tư mạo hiểm đến đổi mới công nghệ bằng các ưu đãi thuế thích hợp, các chương trình tài trợ hạt giống, bảo hiểm tỷ lệ tổn thất đầu tư và
tài trợ cho thẩm định và kiểm toán công nghệ. Tăng tính thanh khoản - tạo điều kiện dễ dàng thoái vốn của các nhà đầu tƣ mạo hiểm, khuyến khích tái đầu tƣ và tạo ra thị trường chứng khoán thứ cấp tích cực để hỗ trợ thoái vốn đầu tư mạo hiểm từ các công ty công nghệ tăng trưởng cao. Phát triển tinh thần kinh doanh - thực hiện các sáng kiến như các chế độ thuế chịu rủi ro, các chương trình cho vay liên quan đến bản quyền, các dịch vụ tư vấn và thông tin và hỗ trợ cho mạng lưới thiên thần kinh doanh nhằm khuyến khích các công ty đổi mới công nghệ. [OECD; 1996].
Một nghiên cứu tác động của đầu tƣ mạo hiểm đối với các phát minh đƣợc cấp bằng sáng chế ở Hoa Kỳ qua hai mươi ngành công nghiệp trong ba thập kỷ. Kết quả nghiên cứu khẳng định sự gia tăng đầu tƣ mạo hiểm trong mỗi ngành đã làm tăng số lƣợng đáng kể sáng chế. Tác động của đầu tƣ mạo hiểm đến đổi mới công nghệ không chỉ cấp vốn mà còn hỗ trợ về kết nối các quan hệ, mở rộng thị trường, hỗ trợ chuyên gia, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, tham gia giám sát và kiểm soát chất lƣợng công việc, cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp. [Samuel Kortum, Josh Lerner; 2000].
Một nghiên cứu từ dữ liệu 21 quốc gia và 10 ngành sản xuất trong giai đoạn 1991-2005 tại các quốc gia Châu Âu thể hiện tác động của đầu tƣ mạo hiểm đến hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt hơn rất nhiều so với các ngân hàng (EC, 2009). Các nhà đầu tƣ mạo hiểm cung cấp đầu tƣ vốn, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro từ hoạt động đổi mới ngay trong thời điểm các công nghệ đang còn thời kỳ nghiên cứu, kết quả chƣa đƣợc xác định rõ ràng và thành công không chắc chắn. Hơn nữa, các nhà đầu tƣ mạo hiểm có thể dành nhiều thời gian và hỗ trợ tích cực giúp các công ty nhanh chóng đưa sản phẩm mới tiếp cận thị trường. Ngoài ra tác động của vốn đầu tƣ mạo hiểm đối với đổi mới công nghệ còn đƣợc thể hiện hiệu quả liên quan đến sự phát triển hoạt động R&D, số lƣợng bằng sáng chế đƣợc cấp. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của đầu tƣ mạo hiểm đến đổi mới công nghệ thành công hơn tại ở các quốc gia độ mở cửa kinh tế cao và và nguồn nhân lực chất lƣợng tốt. [Alexander Popov, Peter Roosenboom; 2012].
Để tìm hiểu quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới công nghệ, một nghiên cứu dựa trên hội đồng đầu tƣ mạo hiểm của châu Âu kiểm tra tác động nhân quả
giữa đầu tƣ mạo hiểm và hoạt động đổi mới ở các doanh nghiệp Châu Âu (thể hiện bởi các đơn xin cấp bằng sáng chế hàng năm tại Văn phòng Bằng sáng chế Châu Âu). Kết quả chỉ ra, ở châu Âu, có sự tác động qua lại giữa đầu tƣ mạo hiểm và hoạt động đổi mới ở các doanh nghiệp, tuy nhiên một bộ phận lớn cho rằng hoạt động đổi mới thu hút nhu cầu về đầu tƣ mạo hiểm. [George Geronikolaou, George Papachristou; 2012].
Việc áp dụng các công cụ mới của chính sách đổi mới toàn cầu đƣợc đề cập trong nghiên cứu tên “Cầu nối đổi mới toàn cầu: Một công cụ chính sách mới để hỗ trợ tinh thần kinh doanh toàn cầu ở các khu vực ngoại vi”. Một số quốc gia thực hiện các công cụ chính sách mới đã hỗ trợ các doanh nghiệp sáng tạo hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường công nghệ toàn cầu. Các khuyến nghị được đề xuất là tạo điều kiện tốt để các công ty sáng tạo tiếp cận thị trường toàn cầu sẽ tạo ra nhiều việc làm, nhiều thu nhập mới và đảm bảo tăng trưởng quốc gia; chính sách mỗi quốc gia cần thiết lập một tổ chức hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp kinh doanh xuyên quốc gia trên cơ sở tập trung các nguồn lực về con người, công nghệ, thiết bị và nguồn vốn cho các vị trí ở bên ngoài quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp sáng tạo nâng cao giá trị gia tăng và hoạt động kinh tế hiệu quả. Ngoài ra chính sách cần đƣợc điều chỉnh hợp lý và kịp thời để hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thương mại các sáng chế, trợ giúp tài chính và pháp lý trong quá trình thâm nhập thị trường toàn cầu. [Emilio Martinez de Velasco Aguirre; 2012].
Vốn đầu tƣ mạo hiểm cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Ấn Độ đã đƣợc nghiên cứu với các kết quả: Một số chương trình chính phủ đã hỗ trợ các doanh nghiệp, tuy nhiên số lƣợng lớn quỹ đầu tƣ mạo hiểm hiện đang hoạt động tài trợ vốn cho thấy đầu tƣ mạo hiểm có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn về đổi mới trong doanh nghiệp và nhiều yếu tố quyết định góp phần vào sự thành công của tài trợ vốn mạo hiểm. Để phát triển đầu tƣ mạo hiểm ở Ấn Độ vẫn còn ở giai đoạn non trẻ cần phải thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển đổi công nghệ khoa học và ý tưởng vào sản xuất thương mại. Cần có một tầm nhìn chiến lược tăng trưởng và xác định năm yếu tố thành công thúc đẩy sự phát triển đầu tƣ mạo hiểm ở Ấn Độ là môi
trường pháp lý, thuế và luật pháp đóng một vai trò quan trọng vì các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế cần phát triển trong môi trường an toàn, hoàn thiện về cấu trúc, có sự hỗ trợ của chính phủ nhƣ các ƣu đãi, hỗ trợ và khả năng thích ứng hoạt động. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, việc thoái vốn nên đơn giản và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách linh hoạt và theo xu hướng toàn cầu. Phát triển đầu tư mạo hiểm thành một ngành công nghiệp, có chế độ bảo vệ các nhà đầu tƣ, hoàn thiện và cải cách môi trường hoạt động để giảm rủi ro. Có chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các công ty trong các lĩnh vực tăng trưởng cao. Cần nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp, thông thoáng, hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm trên thế giới, nắm bắt hiệu quả cơ hội và xúc tiến đầu tƣ theo quan điểm tăng cường hội nhập toàn cầu và xu hướng di chuyển vốn. Phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều hình thức nhƣ ƣơm tạo, R&D, liên kết nghiên cứu, tạo chuỗi cung ứng dịch vụ, … đƣợc thúc đẩy bằng sự hỗ trợ tài chính của chính phủ đã đƣợc thực hiện thành công ở các quốc gia nhƣ Mỹ, Israel và Đài Loan. [Harshit Eric Williams, Birendra Kumar Shah; 2013].
Quan hệ giữa đổi mới công nghệ và đầu tƣ mạo hiểm trong nghiên cứu “Đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới” đã khẳng định qua việc so sánh, phân tích số lƣợng hồ sơ đăng ký sáng chế và hiệu quả đổi mới các công ty vào thời điểm trước và sau khi đƣợc đầu tƣ mạo hiểm. Kết quả khẳng định tác động của đầu tƣ mạo hiểm làm tăng tỷ lệ hoạt động sáng tạo và hiệu quả nghiên cứu bằng dữ liệu sáng chế của các công ty có đầu tƣ vốn mạo hiểm. Hơn nữa các nhà đầu tƣ mạo hiểm mở rộng áp dụng các sáng chế vào kinh doanh của công ty khác trong danh mục đầu tƣ của mình. [Juanita Gonzalez-Uribe; 2013].
Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 17 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu từ khảo sát thực nghiệm cho thấy sự tác động tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ của đầu tƣ mạo hiểm vào hoạt động đổi mới doanh nghiệp. Nghiên cứu phát hiện mối quan hệ cộng sinh tiềm năng giữa đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới doanh nghiệp, trong đó đầu tƣ mạo hiểm thúc đẩy sự đổi mới doanh nghiệp chủ yếu kết quả giai đoạn thương mại hóa đổi mới và thúc đẩy sự sáng tạo. Các kết quả thực nghiệm cho thấy quan hệ nhân
quả rõ ràng về tác động thực sự của đầu tƣ mạo hiểm đối với đổi mới và thỏa mãn những mong đợi từ các doanh nghiệp đổi mới về đầu tƣ mạo hiểm trong việc hỗ trợ đổi mới. [Ana Paula Faria, Natália Barbosa; 2014].
Việc đánh giá chính sách khoa học và đổi mới của Việt Nam đƣợc OECD trình bày trong tài liệu “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới ở Việt Nam”. Kết quả xác định vai trò chính sách rất quan trọng và đƣa ra các đề xuất nhƣ cần cải tiến kịp thời các chính sách về hoạt động R&D; xây dựng chiến lƣợc quốc gia và xác định trình tự thực hiện cụ thể trong hệ thống đổi mới; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ và các cơ quan liên quan; nâng cao hiệu quả hoạt động R&D; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào việc thực hiện quy hoạch chính sách đổi mới; thúc đẩy các hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp; kết nối các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ; nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động đổi mới;
thu hút FDI vào hoạt động đổi mới trong nước. [OECD/The World Bank; 2014].
Vai trò của vốn mạo hiểm được đánh giá là phương thức tài trợ vốn phù hợp nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên công nghệ mới nhƣ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về công nghệ sinh học. Một nghiên cứu đã phân tích thực nghiệm tác động của đầu tư vốn mạo hiểm lên mạng lưới và hiệu suất đổi mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghệ sinh học ở Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ vốn mạo hiểm và doanh nghiệp đối tác tại hạ nguồn nhƣ tiếp thị, phân phối, thâm nhập thị trường, … hữu ích trong việc vượt qua các trở ngại thị trường. [Byung Kuk Sohn, Kyung-Nam Kang; 2015].
Tác động của vốn đầu tƣ mạo hiểm đến phát triển đổi mới đƣợc thể hiện trong nghiên cứu “Kích thích sự đổi mới của Canada: Cách thúc đẩy ngành đầu tƣ mạo hiểm của Canada” và đã kết luận việc kích thích đầu tƣ mạo hiểm bằng vốn mồi 400 triệu USD trong một thập kỷ để thu hút 1 tỷ USD đầu tƣ mạo hiểm và kết quả đã thúc đẩy rất thành công các tổ chức tài chính, quỹ hưu trí phát triển sự đầu tư vào các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Thành quả trên do một phần tác dụng của việc cung cấp các dịch vụ nhƣ đào tạo và huấn luyện tại chỗ, sự kết nối rất hiệu quả các hoạt động nhƣ khảo sát, đánh giá, tƣ vấn, hỗ trợ, .... [Canadian Chamber of Commerce; 2015].
Trong một bài báo có tiêu đề “Các chính sách đổi mới và khởi nghiệp của Hà Lan, các can thiệp vào thị trường đầu tư mạo hiểm” đã trình bày sự can thiệp của Chính phủ Hà Lan vào các ngành sản xuất chính dựa trên lợi thế so sánh nhƣ: cấp nước, thực phẩm, trồng trọt, công nghệ cao, khoa học đời sống, hóa học, năng lƣợng, logistics và công nghiệp sáng tạo. Chính sách thành công bao gồm thúc đẩy giáo dục, xây dựng cấu trúc đổi mới hiệu quả và năng động; nuôi dưỡng môi trường hoạt động đổi mới. Khuyến nghị chính sách: thay đổi cách tiếp cận vốn; các trợ cấp cho vay, vốn mạo hiểm và bảo lãnh; giảm thuế; thay đổi trọng tâm nghiên cứu và đổi mới, phát triển quỹ đổi mới. [Jan Dexel; 2015].
Quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm với chiến lƣợc đổi mới của hơn 10.000 công ty sáng tạo Hà Lan đƣợc mô tả trong nghiên cứu tên “Đầu tƣ mạo hiểm và chiến lƣợc đổi mới” và kết quả chỉ ra sự khác biệt và vai trò của đầu tƣ mạo hiểm. Các công ty đƣợc Chính phủ tài trợ có nhiều hoạt động đổi mới hơn nhƣng khả năng hấp thụ ít hơn và các công ty đƣợc đầu tƣ mạo hiểm đã tập trung xây dựng năng lực hấp thụ qua hoạt động R&D nội bộ và mua lại kết quả nghiên cứu bên ngoài. Thông tin kết quả nghiên cứu giúp chính phủ điều chỉnh chính sách công và các công ty điều chỉnh chiến lƣợc phát triển. [Marco Da Rin, María Fabiana Penas; 2017].
Một nghiên cứu về cơ chế đầu tƣ mạo hiểm thúc đẩy đổi mới công nghệ qua sự phát triển số lƣợng bằng sáng chế và ứng dụng các kết quả trong các ngành công nghiệp hơn ba thập kỷ. Những thành quả này đã gia tăng nhanh chóng vốn đầu tƣ mạo hiểm kể từ năm 1992, kết quả nghiên cứu giải thích sự tăng trưởng của đầu tư mạo hiểm tạo ra những thay đổi quản lý, sự giám sát và kiểm soát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm. Các phương pháp luận và thực nghiệm đã phát hiện các vấn đề chính đặc trƣng để hình thành và phát triển ngành đầu tƣ mạo hiểm ở nước Nga đồng thời với các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý và thể chế trong lĩnh vực đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng cho hệ thống đổi mới quốc gia, có biện pháp khuyến khích kinh tế để doanh nghiệp gia tăng hoạt động đổi mới công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp lý;
chính sách hấp dẫn tăng cường thu hút đầu tư; thay đổi bản chất quan hệ đối tác giữa
nhà nước, doanh nghiệp và khoa học và giáo dục; giảm sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế và nghiên cứu. [Nikolai Vasilevich Lyasnikov et al; 2017].
Tác động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Châu Âu đƣợc nghiên cứu trong chuyên đề “Đầu tư mạo hiểm và đổi mới: bằng chứng từ các nước khu vực kinh tế Châu Âu” vào khoảng thời gian 1989-2014 với nhiều giai đoạn đầu tƣ vốn mạo hiểm và dựa trên các chỉ số nhƣ số lƣợng nhà nghiên cứu, các kết quả R&D, hoạt động xuất khẩu công nghệ và các bài báo khoa học, bằng sáng chế,... kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách cần dung hòa các quan điểm khác biệt giữa nhà đầu tƣ mạo hiểm và doanh nghiệp đổi mới công nghệ để duy trì sự hợp tác bền vững. [Rudra P.
Pradhan et al; 2017].
Để xác định mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới của doanh nghiệp và đầu tƣ mạo hiểm một nghiên cứu đã sử dụng các cơ sở dữ liệu về hoạt động đổi mới và đầu tƣ vốn mạo hiểm của 176 doanh nghiệp (88 trong số doanh nghiệp này đƣợc tài trợ bởi ít nhất một công ty đầu tƣ mạo hiểm và 88 doanh nghiệp không nhận đƣợc tài trợ từ một công ty đầu tư mạo hiểm nào) trong lĩnh vực sản xuất của nước Pháp trong giai đoạn 1993-2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy ban đầu các hoạt động của nhà đầu tƣ mạo hiểm tập trung việc tái lập doanh nghiệp nên hiệu quả hoạt động đổi mới chậm lại, sau một thời gian ổn định tổ chức thì hiệu quả sản xuất và đổi mới công nghệ lại tăng. [Donia Trabelsi et al; 2019].