Quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP

2.4. Quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới công nghệ

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với các công ty đa quốc gia. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao ưu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới bằng việc cải tiến nhiều hoạt động trong đó có đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và bổ sung thêm các sản phẩm mới. Hàng năm Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp từ các chương trình nâng cao năng lực, cạnh tranh quốc gia như Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (National Technology Innovation Fund - NATIF) và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (National Foundation for Science and Technology Development - NAFOSTED) của Bộ KH&CN.

Trên thế giới, vốn đầu tƣ mạo hiểm đã và đang đầu tƣ vào lãnh vực đổi mới sáng tạo đạt lợi nhuận cao của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (không chỉ riêng hoạt động khởi nghiệp). Các quỹ đầu tƣ mạo hiểm với triết lý kinh doanh “rủi ro cao và lợi nhuận lớn” đã đầu tƣ vào rất nhiều ngành sản xuất và đạt nhiều kết quả kinh doanh

hấp dẫn tại các nước phát triển và mở ra một mô hình hợp tác kinh doanh mới giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa (đang thiếu vốn) với quỹ đầu tƣ mạo hiểm mà không cần tài sản thế chấp. Do điều kiện đặc thù nên Việt Nam tập trung phát triển nguồn vốn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng nhƣ ngân hàng, … nhưng trước sự đòi hỏi nguồn cung vốn dồi dào để phát triển mạnh nền kinh tế quốc gia đáp ứng nhu cầu các thị trường mới mở từ việc thực hiện các hiệp định đơn phương hay đa phương đã ký, nguồn vốn này cũng không thỏa mãn nhu cầu về quy mô cho vay và điều kiện cho vay. Khó khăn về vốn không hạn chế ở riêng Việt Nam, tại các khối kinh tế nhƣ EU, các quốc gia phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, ... để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khi hội nhập kinh tế, chính phủ đẩy mạnh các hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa bằng việc ban hành các chính sách thúc phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Do đó Việt Nam cần có chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Khi thực hiện các phỏng vấn sâu các nhà quản lý nhà nước về các hoạt động đổi mới công nghệ, các cán bộ thuộc các quỹ đầu tƣ mạo hiểm và các doanh nghiệp cơ khí chế tạo để tìm hiểu sự khác biệt giữa hỗ trợ ngân sách Nhà nước và đầu tư mạo hiểm, các quan điểm đồng nhất, các quan điểm đồng nhất, các quan điểm bổ sung và các quan điểm trái chiều giữa đổi mới công nghệ và đầu tƣ mạo hiểm. Sau khi tác giả làm rõ các khác biệt về ý tưởng, quan điểm và cuối cùng đạt được sự thống nhất về các tiêu chí liên quan. Kết quả đƣợc trình bày trong các Bảng 2.1 (trang 65), Bảng 2.2 (trang 68), Bảng 2.3 (trang 69) và Bảng 2.4. (trang 70).

Bảng 2.1. Sự khác biệt giữa hỗ trợ ngân sách Nhà nước và đầu tư mạo hiểm Stt Tiêu chí Ngân sách Nhà nước Quỹ đầu tư mạo hiểm

1 Thời gian Ngắn hạn Dài hơn

2 Tính chất Hỗ trợ Đầu tƣ

3 Nguồn vốn Nhà nước Cổ phần

4 Tiêu chí đƣợc tham gia Phù hợp chính sách Hiệu quả nguồn vốn

5 Tỷ lệ vốn hỗ trợ Ít Tùy theo dự án

6 Mức chi phí Hạn chế, không theo kịp thị trường

Phụ thuộc đánh giá của chủ đầu tƣ

7 Rủi ro khi thực hiện Không chấp nhận Xem là rủi ro đầu tƣ 8 Thời điểm hoàn thành đề

án Cố định bắt buộc Thay đổi linh hoạt

9 Chính sách nhà nước Tương đối rõ ràng Chưa rõ ràng 10 Đánh giá hoàn thành Báo cáo kết quả phù

hợp

Kết quả được thương mại hóa

11 Đơn vị nghiệm thu kết quả Cơ quan quản lý nhà

nước Thị trường

12 Quản lý dự án Khó, khả năng gian lận

khi thực hiện Dựa trên hiệu quả 13 Quyền lợi nhà nghiên cứu Chƣa đƣợc đánh giá

đúng Theo quy định nội bộ

14 Kết quả không đạt yêu cầu Hoàn trả kinh phí Không hoàn trả kinh phí 15 Thủ tục hợp tác Phức tạp, nhiều quy

định Luật

Nguồn: tác giả nghiên cứu Rủi ro trong quan hệ liên kết xảy ra khi:

1. Kết quả dự án đổi mới công nghệ không nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh không đạt lợi nhuận mục tiêu;

2. Dự án đạt mục tiêu nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh nhƣng kết quả kinh doanh không đạt lợi nhuận mục tiêu của quỹ đầu tƣ mạo hiểm.

Trong dự án đổi mới công nghệ nếu doanh nghiệp chỉ tập trung đơn thuần vào hoạt động đổi mới công nghệ mà không chú trọng vào các hoạt động khác nhƣ sản xuất hàng hóa dịch vụ, phân phối và hậu cần, tiếp thị và bán hàng, hệ thống thông tin, quan hệ khách hàng và điều hành quản lý thì khó đạt mục tiêu về lợi nhuận. Đây là một trong các nguồn gốc rủi ro bên trong của dự án dẫn đến kết quả của hoạt động đổi mới công nghệ không đạt mục tiêu ban đầu.

Với đặc điểm không chỉ hợp tác đầu tƣ về vốn mà còn tham gia quản lý, hỗ trợ dự án để nâng cao hiệu quả các hoạt động khác trong chuỗi giá trị sản phẩm, quỹ đầu tƣ mạo hiểm sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của dự án trên thị trường nhằm đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng trong đầu tư. Nếu so sánh với việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại thì quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ hỗ trợ, bổ sung cho dự án rất nhiều giá trị gia tăng quan trọng và cần thiết để dự án đổi mới công nghệ thành công. Vì vậy khi hợp tác với các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thì dự án có thể giảm được một số vấn đề rủi ro tiềm ẩn so với trường hợp vay vốn từ ngân hàng.

Trong nước và trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tương hỗ giữa đổi mới công nghệ và đầu tƣ mạo hiểm nhƣ “... Hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nguồn tài chính để đổi mới công nghệ nhưng gặp khó khăn trong tiếp cận từ phía các tổ chức tín dụng. Hiện nay các nguồn vốn mạo hiểm trên thế giới rất phù hợp với nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro thất bại trong đầu tư, các doanh nghiệp cần phải chứng minh với các nhà đầu tư mạo hiểm khả năng kinh doanh sinh lợi đạt yêu cầu đầu tư. Các hoạt động đổi mới công nghệ tạo ra các thách thức quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp do hạn chế về tài chính cho đầu tư đổi mới để đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn...”.[Phạm Duy Hiếu;

2017]. Sự tham gia quản lý chuyên sâu của các nhà đầu tƣ mạo hiểm về thời gian, địa điểm và cách thức triển khai, áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào các hoạt động tạo giá trị gia tăng đã hạn chế rủi ro của dự án đổi mới công nghệ khi thực hiện, đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu về năng lực cạnh tranh và lợi nhuận kỳ vọng.

[Jeffry A.Timmons, William D.Bygrave; 1986]. Đầu tƣ mạo hiểm vào dự án của một số công ty sáng tạo và thành công nhất châu Âu đã giúp các đơn vị này tránh đƣợc các khó khăn về vay vốn tín dụng mà từ lâu đã hạn chế năng lực đổi mới công nghệ, ảnh hưởng sự tăng trưởng doanh nghiệp và tạo việc làm cho xã hội. [Laura Bottazzi, Marco Da Rin; 2002]. Nghiên cứu chính sách phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp từ 19 quốc gia khu vực kinh tế châu

Âu (EEA) trong giai đoạn 1989 - 2014 với các hoạt động đổi mới nhƣ bằng sáng chế, các chuyên gia tham gia hoạt động R&D, xuất khẩu công nghệ cao, các bài báo khoa học và kỹ thuật, ... đã phát hiện sự cần thiết về các quy định riêng biệt trong chính sách để phát triển các loại vốn mạo hiểm khác nhau nhằm tăng nguồn vốn phát triển hoạt động đổi mới. [Rudra P. Pradhan et al; 2017]. Vai trò tích cực của chính sách công Brazil về phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm trong thúc đẩy kinh doanh, đổi mới công nghệ đƣợc nghiên cứu thực nghiệm năm 2008 qua dữ liệu sơ cấp của 127 công ty được đầu tư mạo hiểm theo các tiêu chí như phương tiện đầu tƣ, đơn vị đầu tƣ, hoạt động đầu tƣ và thoái vốn. Kết quả đã tạo một nền công nghiệp mạnh, năng động với vốn đầu tƣ vào 482 công ty (là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) tăng 50%/năm trong giai đoạn 2005-2008 và đạt 27 tỷ USD, với sự tham gia của 1.400 chuyên gia (khoảng 75% có trình độ sau đại học). [Caio Cezar Monteiro Ramalho; 2011].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)