Cơ sở lý luận về đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP

2.1. Cơ sở lý luận về đổi mới công nghệ

Oslo Manual (phiên bản 4 năm 2018) có nêu hai thuật ngữ “Các hoạt động đổi mới” (innovation activities) và “đổi mới” (innovation). Để tránh nhầm lẫn Oslo Manual sử dụng thuật ngữ “Các hoạt động đổi mới” khi nói đến quá trình và thuật ngữ “đổi mới” thì chỉ dùng cho kết quả. Các hoạt động đổi mới theo Oslo Manual 2018 bao gồm tất cả các hoạt động phát triển, tài chính và thương mại được thực hiện bởi một công ty có ý định dẫn đến một sự đổi mới cho công ty. (Innovation activities include all developmental, financial and commercial activities undertaken by a firm that are intended to result in an innovation for the firm.).

[OECD/Eurostat; 2018].

Thực tế trên thế giới để cạnh tranh phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện ở sự tập trung vào việc thỏa mãn chuỗi giá trị gia tăng theo yêu cầu của khách hàng từ bước đầu tiên là thu thập thông tin nhu cầu thị trường đến phân tích yêu cầu, thiết kế sản phẩm, xác định quy trình sản xuất, chào hàng mẫu, đàm phán thương mại, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, giao hàng và bảo hành, …. Trong chuỗi các giá trị này có những hoạt động thuộc về doanh nghiệp và các hoạt động phụ thuộc các cơ quan Nhà nước như khai báo thuế, hải quan, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập khẩu, thành phẩm xuất khẩu, …. do đó cần phải có sự phối hợp đồng bộ về đổi mới của các cơ quan Nhà nước trong các chính sách và thực thi chính sách để đạt đƣợc sức mạnh cạnh tranh quốc gia. Đối với các doanh nghiệp yêu cầu đổi mới không chỉ giới hạn ở mức độ công nghệ sản xuất mà phải đổi mới công nghệ quản lý toàn diện tất cả hoạt động trong doanh nghiệp, các giao tiếp với cơ quan quản lý nhà nước và quan hệ với khách hàng. Ngày nay do cạnh tranh trên thế giới rất khốc liệt đòi hỏi sự cải tiến, đổi mới toàn diện và khái niệm phổ biến trên thế giới về các hệ thống đổi mới đã phát triển trên quy mô cấp quốc gia và khu

vực. Ngoài ra còn xuất hiện các xu hướng đổi mới toàn cầu như Cách mạng công nghiệp 4.0, sản xuất sạch hơn, năng lượng xanh, … Khái niệm đổi mới thường được liên kết với việc thiết kế các chính sách của nhà nước trong việc thỏa mãn chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain) đã đƣợc phát triển đặc biệt để khắc phục những hạn chế về quan điểm của các quốc gia. Hiện nay để đổi mới đạt hiệu quả phải hình thành hệ thống đổi mới quốc gia theo các xu hướng phát triển nhằm thỏa mãn chuỗi giá trị toàn cầu của khách hàng [Roman Jurowetzki; 2015]. Ví dụ trường hợp Việt Nam đã cải tiến hoạt động về thuế, hải quan và kiểm tra của các cơ quan Nhà nước, tham gia hội nhập kinh tế.

2.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ

Oslo Manual 2018 trình bày quan điểm đổi mới công nghệ là một phần của đổi mới quy trình kinh doanh nên không định nghĩa riêng đổi mới công nghệ. Oslo Manual 2018 định nghĩa “Đổi mới quy trình kinh doanh là một quy trình kinh doanh mới hoặc đƣợc cải tiến cho một hoặc nhiều chức năng kinh doanh khác biệt đáng kể so với quy trình kinh doanh trước đây của công ty và đã được đưa vào sử dụng trong công ty.” (A business process innovation is a new or improved business process for one or more business functions that differs significantly from the firm’s previous business processes and that has been brought into use in the firm.).

[OECD/Eurostat; 2018].

Theo Oslo Manual 2018 đổi mới quy trình kinh doanh bao gồm đổi mới 6 hoạt động liên quan là:

1. Sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ;

2. Phân phối và hậu cần;

3. Tiếp thị và bán hàng;

4. Hệ thống thông tin và truyền thông;

5. Sự điều hành và quản lý và

6. Phát triển quy trình sản phẩm và kinh doanh.

Với quan điểm mở rộng về đổi mới quy trình kinh doanh tập trung vào chuỗi giá trị sản phẩm, ta có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào hoạt động đổi

mới công nghệ mà ít chú trọng đến các hoạt động khác (5 hoạt động) trong chuỗi giá trị nhƣ sản xuất hàng hóa dịch vụ, phân phối và hậu cần, tiếp thị và bán hàng, hệ thống thông tin và truyền thông và điều hành quản lý thì khó đạt mục tiêu về ƣu thế cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận mục tiêu không thể đạt được. Các cán bộ quản lý kỹ thuật thường rất am hiểu về công nghệ nên thường tập trung nhiều vào phân tích công nghệ để đổi mới thích hợp mà ít quan tâm hơn các hoạt động giá trị gia tăng khác trong chuỗi giá trị sản phẩm. Đây là một trong các rủi ro bên trong doanh nghiệp dẫn đến kết quả của hoạt động đổi mới công nghệ không đạt mục tiêu ban đầu và do đó khó thu hút được vốn đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên nhƣ phân tích ở mục 2.1.1. Khái niệm đổi mới, nếu chỉ dựa vào các kết quả đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mà thiếu sự phối hợp đồng bộ đổi mới công nghệ quản lý toàn diện tất cả hoạt động trong doanh nghiệp và đổi mới các hoạt động quản lý nhà nước thì chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu khó đạt đƣợc và năng lực cạnh tranh quốc gia không thể nâng cao. Phải xác định đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp là đổi mới toàn diện các quy trình sinh ra giá trị cho khách hàng thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, không chỉ giới hạn về mặt các hoạt động kỹ thuật và là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống đổi mới quốc gia. Trên thế giới để đánh giá hoạt động đổi mới của một quốc gia, WIPO đã đƣa ra Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (Global Innovation Index - GII) bao gồm không chỉ đơn thuần là phát triển đổi mới các sản phẩm công nghệ mà còn liên quan đến nhiều hoạt động phát triển các quy trình và mô hình kinh doanh mới trên tất cả các ngành trong một quốc gia [Cornell University, INSEAD, and WIPO; 2020]. Do đó đổi mới công nghệ đƣợc xem là một bộ phận trong các hoạt động có quy mô ngày càng lớn hơn là đổi mới doanh nghiệp, đổi mới quy mô quốc gia và đổi mới toàn cầu.

2.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp Trên thế giới người ta chia các yếu tố tác động đến hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ra thành các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và các yếu tố bên trong doanh nghiệp.

Hình 2.1. Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Nguồn: Oslo Manual 2018 trang 147

Quan điểm hệ thống đổi mới quốc gia khẳng định vai trò định hướng quan trọng của các yếu tố bên ngoài qua việc tạo ra các cơ hội và thách thức đến động lực đổi mới và các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế, các hoạt động đổi mới trong nước và trên thế giới tác động đến đổi mới công nghệ doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài là sự biến động thị trường thế giới và quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển các xu hướng sản xuất mới, các cuộc cách mạng mới như Cách mạng công nghiệp 4.0, chiến lƣợc phát triển quốc gia trong thời đại mới, … các yếu tố bên ngoài còn bao gồm các hoạt động của khách hàng; đối thủ cạnh tranh và nhà cung cấp; các điều kiện pháp lý, cạnh tranh và kinh tế; thị trường lao động;

việc cung cấp công nghệ và các loại kiến thức có ảnh hưởng sự đổi mới.

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm: tổng doanh thu, tỷ lệ doanh số bán hàng trên thị trường như các địa phương, quốc gia hay quốc tế), tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu, giá trị chi phí/chất lƣợng trong sản xuất kinh doanh, số năm công ty đã hoạt động, tình trạng sở hữu công ty (độc lập, thuộc một nhóm quốc gia, thuộc

Khách hàng và người tiêu dùng

Đầu vào và

các nguồn lực Nền tảng kỹ

thuật số Hỗ trợ của chính phủ Các nhà

cung cấp Sự cạnh tranh Nguồn

nhân lực

Hệ thống thuế và quy định

Sự phối hợp và

các tiêu chuẩn Tài chính Các chính sách

vĩ mô khác Cơ sở hạ tầng Yếu tố không

gian và địa điểm

Hệ thống

kiến thức Chính sách công

Môi trường xã hội và tự nhiên

Đầu ra

Thị trường

Môi trường bên ngoài

một nhóm đa quốc gia), số lƣợng nhân sự đang làm việc và tỷ lệ có trình độ học vấn đại học, năng lực thiết kế, số lƣợng chủng loại sản phẩm, kết quả hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp, các phương pháp truyền thông kiến thức nội bộ, khả năng kỹ thuật về quản lý công nghệ mới và năng lực kỹ thuật số [Oslo Manual; 2018].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)