CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM
4.2. Các yếu tố trong khung chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
4.2.1. Nâng cao năng lực đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu: cơ sở trong việc hợp tác kinh doanh giữa quỹ đầu tƣ mạo hiểm và doanh nghiệp có dự án đổi mới công nghệ.
4.2.1.1.Giải pháp về nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án đổi mới công nghệ Hiệu quả kinh tế của dự án đổi mới công nghệ là mục tiêu hàng đầu của quỹ đầu tƣ mạo hiểm [William Burckart, Steve Lydenberg and Jessica Ziegler; 2018]. Theo tác giả nội dung này quan trọng nhất trong tất cả các tiêu chí nhằm thỏa mãn cả 3 bên liên quan đến chính sách này. Nội dung tiêu chí này là cơ sở, mục tiêu định hướng tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp, bất kể loại hình hoạt động, sản phẩm kinh doanh trên thế giới. Nội dung này đƣợc các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đánh giá rất cao và mang tính quyết định để hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án đổi mới công nghệ:
- Tổ chức giới thiệu và tham quan các mô hình doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ thành công trên cơ sở hiệu quả kinh tế với vốn đầu tƣ mạo hiểm;
- Đào tạo về đánh giá thị trường và hiệu quả kinh tế của dự án đổi mới công nghệ, mời các nhà đầu tƣ mạo hiểm trao đổi về hoạt động của quỹ và các yêu cầu cần thiết của hiệu quả kinh tế trong sự hợp tác với các doanh nghiệp;
- Hội doanh nghiệp mời các nhà đầu tƣ mạo hiểm đến trình bày và tham gia hỗ trợ một số doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ.
4.2.1.2. Giải pháp về nâng cao tính vượt trội và độc quyền của sản phẩm
Trong quy luật cung cầu thì sản phẩm càng hiếm càng đắt giá, đổi mới công nghệ phải đƣa ra sản phẩm vƣợt trội, duy trì sự độc quyền về công nghệ thì sẽ đạt lợi nhuận cao và lâu dài. [Goodwin, N; Nelson, J; Ackerman, F; Weisskopf, T; 2009].
Ví dụ nhƣ độ bền vƣợt trội của sợi thủy tinh đã giảm đƣợc trọng lƣợng các xe ôtô và lƣợng nhiên liệu tiêu thụ đáng kể. Vật liệu nano đƣợc sử dụng trong nhiều ngành sản xuất vì các đặc tính đặc biệt mà các dạng vật liệu thù hình khác không có đƣợc.
[The International Finance Corporation; 2018]. Theo tác giả nội dung này cũng quan trọng vì đảm bảo sản phẩm đƣợc tiêu thụ với giá cao (do tính vƣợt trội và độc quyền nên cầu rất lớn hơn cung) và buộc các doanh nghiệp phải chú ý đặc điểm nổi bật này của sản phẩm kinh doanh.
Các giải pháp nâng cao tính vƣợt trội và độc quyền của sản phẩm:
- Giới thiệu các mô hình doanh nghiệp đã đầu tƣ đổi mới công nghệ tiên tiến tạo ra tính vƣợt trội và độc quyền của sản phẩm, đạt hiệu quả kinh tế lợi nhuận cao, tổ chức tham quan thực tế các doanh nghiệp đã đầu tƣ đổi mới công nghệ tiên tiến tạo ra tính vƣợt trội và độc quyền của sản phẩm;
- Mời các nhà đầu tƣ mạo hiểm nói chuyện về vai trò tính vƣợt trội và độc quyền của sản phẩm trong thu hút vốn đầu tƣ mạo hiểm, đào tạo việc khai thác kết quả các cuộc cách mạng về vật liệu mới, công nghệ mới, ... vào sản xuất để tạo ra tính vƣợt trội và độc quyền của sản phẩm;
4.2.1.3. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý, văn hóa doanh nghiệp
Theo tác giả nội dung này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay vì thiếu kiến thức kinh doanh quốc tế nên không phân biệt đƣợc các vấn đề cốt lõi trong cạnh tranh trên thị trường và sinh ra văn hóa nghi ngờ, hạn chế hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý, văn hóa doanh nghiệp:
- Tổ chức giới thiệu các mô hình quản lý hiệu quả, văn hóa doanh nghiệp thích hợp với hoàn cảnh xã hội, môi trường kinh doanh;
- Tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về quản lý để các doanh nghiệp trao đổi, đƣợc giải đáp các thắc mắc của cá nhân. Cần nhấn mạnh vai trò hỗ trợ, tham gia về quản lý của các chuyên gia nước ngoài khi được đầu tư vốn mạo hiểm. Đặc biệt là những kinh nghiệm quý báu về quản lý nhƣ chọn lựa phương án đổi mới công nghệ, sản xuất tinh gọn, marketing quốc tế, đánh giá thị trường, định hướng chiến lược doanh nghiệp, .... ..;
- Tổ chức hội thảo về sự thay đổi văn hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư của nước ngoài và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài. Đặc biệt nhấn mạnh quản lý hiệu quả và văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình đánh giá chọn lựa doanh nghiệp đầu tƣ của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, tham quan thực tế các doanh nghiệp quản lý hiệu quả, có văn hóa doanh nghiệp thích hợp đã thành công khi đƣợc đầu tƣ vốn mạo hiểm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;
4.2.1.4. Giải pháp về nâng cao tính minh bạch kinh doanh phù hợp quy định quốc tế Trên thế giới, đầu tƣ quốc tế yêu cầu việc công khai các thông tin tài chính và phi tài chính của các doanh nghiệp theo quy định là bắt buộc để thể hiện tính tin cậy, hiệu quả quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội [Tổ chức Hướng tới Minh bạch; 2018]. Tại Việt Nam Luật Chứng khoán 2006 quy định các công ty niêm yết phải công bố thông tin về báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán và thay đổi về cấu trúc sở hữu. Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải phát hành định kỳ các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị doanh nghiệp trên web. Các giải pháp nâng cao tính minh bạch kinh doanh phù hợp quy định quốc tế:
- Tổ chức giới thiệu các yêu cầu về tính minh bạch kinh doanh phù hợp quy định quốc tế khi doanh nghiệp có nhu cầu thu hút vốn bên ngoài để thực hiện chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp;
- Tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về quản lý để giao lưu, trao đổi với các doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh vai trò tính minh bạch kinh
doanh phù hợp quy định quốc tế là điều kiện quan trọng trong hợp tác kinh doanh, là một trong những tiêu chí quan trọng của quá trình đánh giá chọn lựa doanh nghiệp đầu tƣ của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, nên tham quan thực tế các doanh nghiệp thành công khi áp dụng kinh doanh minh bạch và phù hợp quy định quốc tế;
- Ban hành áp dụng các quy định tăng cường về chính sách phòng và chống tham nhũng cho các doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc phòng và chống hối lộ trong kinh doanh của Tổ chức Minh bạch Quốc tế bao gồm việc công khai thông tin (đi kèm các biện pháp trừng phạt hiệu quả), phù hợp với các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính như các chính sách và chương trình phòng, chống tham nhũng;
- Tăng cường việc thực hiện các quy định nêu trên thông qua giám sát và thanh, kiểm tra định kỳ để xác định các doanh nghiệp không tuân thủ.
4.2.1.5. Giải pháp về quan điểm hội nhập, hợp tác quốc tế
Hiện nay các doanh nghiệp FDI phát triển rất mạnh và đóng góp tỷ trọng rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu, nhƣng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa phát huy đƣợc ƣu thế từ thực trạng hội nhập quốc tế. Do đó để phát triển kinh tế Việt Nam cần nên nâng cao tính hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kết hợp các yếu tố trong sản xuất kinh doanh là thương hiệu quốc gia, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng và các nguồn lực quốc tế. [Vũ Văn Hiền; 2017].
Theo tác giả một doanh nghiệp không thể phát triển nếu thiếu sự hợp tác do sự chuyên môn hóa sản xuất cao độ trên thế giới. Trên thị trường quốc tế đã hình thành các chuỗi giá trị về các sản phẩm, do đó tiêu chí này đặc biệt quan trọng với ngành cơ khí chế tạo.
Các giải pháp quan điểm hội nhập, hợp tác quốc tế:
- Tổ chức giới thiệu các mô hình doanh nghiệp thực hiện hội nhập, hợp tác quốc tế thành công, hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế về hội nhập, hợp tác quốc tế để các doanh nghiệp trao đổi, giao lưu để mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm và vai trò quan trọng hỗ trợ khi đánh giá chọn lựa doanh nghiệp đầu tƣ của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm;
- Tổ chức tham quan thực tế các doanh nghiệp có quan điểm hội nhập, hợp tác quốc tế hiệu quả đã thành công khi đƣợc đầu tƣ vốn mạo hiểm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;
4.2.1.6. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thực trạng kết quả hội nhập quốc tế trong những năm qua đã phát triển nền kinh tế Việt Nam nhƣng cũng đƣa yêu cầu phát triển nguồn nhân lực nội địa phải ngày càng cao đáp ứng thị trường lao động mang tính quốc tế hóa; mức độ cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao, nhu cầu chuyên môn và tính phức tạp công việc càng lớn;
… phát triển nguồn nhân lực bao gồm chuyên môn sâu, thích nghi, sáng tạo, năng lực tƣ duy, năng lực trí tuệ và quan điểm hội nhập trong cộng đồng đa văn hóa, v.v... [Ngô Thị Nụ; 2018]. Do đó đổi mới doanh nghiệp và tăng trưởng quốc gia phải xuất phát từ vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy văn hóa học tập; sự tham gia, học tập của nhân viên; kích thích động lực tham gia quản lý và phát triển vốn xã hội. [Maura Sheehan, Thomas N. Garavan and Ronan Carbery; 2014]. Theo tác giả nội dung này rất quan trọng đối với Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải luôn luôn xem nguồn nhân lực là vốn quý và hiệu quả nhất của sự phát triển bền vững.
Các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực:
- Tổ chức giới thiệu các mô hình quản lý nguồn nhân lực thích hợp với hoàn cảnh xã hội, môi trường kinh doanh trong thời kỳ hội nhập, hợp tác quốc tế;
- Tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực để các doanh nghiệp trao đổi, giao lưu và hiểu được chất lượng nguồn nhân lực là một tiêu chí quan trọng để quỹ đầu tƣ mạo hiểm đánh giá đầu tƣ;
- Tổ chức tham quan thực tế các doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hiệu quả khi được đầu tư vốn mạo hiểm, mở rộng thị trường sản phẩm;
4.2.2. Điều kiện được đầu tư mạo hiểm
Đây là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo thúc đẩy quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ vào doanh nghiệp có dự án đổi mới công nghệ.
4.2.2.1. Định giá doanh nghiệp
Việc định giá doanh nghiệp là một bước quan trọng để xác định phần vốn góp trong khi hình thành liên doanh giữa doanh nghiệp đổi mới công nghệ và quỹ đầu tƣ
mạo hiểm. Thực tế Việt Nam còn những qui chế chƣa chặt chẽ trong đánh giá tài sản, vị thế cạnh tranh, đánh giá thị phần, khả năng phát triển, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi không tính các ảnh hưởng thay đổi từ thị trường và tính bền vững sẽ dẫn đến việc định giá thiếu chính xác và thiệt hại cho doanh nghiệp.
[Georgia Warren-Myers; 2013].
Các giải pháp nâng cao khả năng định giá doanh nghiệp:
- Tổ chức nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp trên thế giới;
- Thành lập bộ phận nhân lực trong doanh nghiệp có năng lực thích hợp bao gồm việc định giá doanh nghiệp để đáp ứng, phát triển môi trường kinh doanh trong hoàn cảnh xã hội thời kỳ hội nhập, hợp tác quốc tế;
- Tổ chức đào tạo các kỹ năng định giá doanh nghiệp với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu;
- Tổ chức tham quan thực tế các doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình định giá doanh nghiệp phù hợp trên thế giới;
4.2.2.2. Chiến lược kinh doanh
Hiện nay xuất phát từ hội nhập kinh tế thế giới thì cơ hội, điều kiện phát triển doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu rất lớn; tuy nhiên mặt trái của hội nhập kinh tế, thị trường toàn cầu sinh ra những biến động, thách thức rất lớn, tạo nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp [Lê Đình Tĩnh; 2018]. Tại các quốc gia phát triển đã khẳng định việc xây dựng và thực hiện hiệu quả các chiến lƣợc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trong một thị trường nhiều biến động và cạnh tranh cao. [Tapera, Julius; 2014]. Theo tác giả nội dung này rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Chiến lược quốc gia phát triển ngành cơ khí chế tạo nên định hướng phù hợp với xu thế và đáp ứng nhu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các công nghệ mũi nhọn trên thế giới nhƣ công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, ... là cơ sở để các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo định hướng chiến lược phù hợp để tạo sự phát triển đồng bộ nhằm đạt hiệu quả cao của nền kinh tế quốc gia. Do đó giải pháp này rất quan trọng với ngành cơ khí chế tạo.
Các giải pháp hỗ trợ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh:
- Tổ chức giới thiệu kỹ năng xây dựng các mô hình quản lý chiến lƣợc trong từng ngành kinh doanh thích hợp với môi trường kinh doanh quốc tế trong từng thời kỳ;
- Tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về quản lý chiến lược trong nước và trên thế giới để các doanh nghiệp nhận được các kinh nghiệm thực tế trong hoạch định chiến lƣợc;
- Tổ chức tham quan thực tế các doanh nghiệp phát triển hiệu quả trong ngành để kiểm chứng thực tế và đánh giá hiệu quả, các khó khăn, thuận lợi khi áp dụng chiến lƣợc tại doanh nghiệp;
4.2.2.3. Hoạt động điều hành
Thế kỷ 21 với xu thế hội nhập kinh tế đã tạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đối với các doanh nghiệp. Hiện nay Việt Nam có tỷ lệ cao các doanh nghiệp nhỏ và vừa với sức cạnh tranh kém, thị trường nhỏ, quản lý hiệu quả không cao do đó các doanh nghiệp nên nhanh chóng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, đảm bảo vừa tuân thủ các quy định quốc gia, vừa phù hợp với các nguyên tắc, tập quán và thông lệ quốc tế tốt nhất để tồn tại và phát triển, kịp thời đáp ứng các yêu cầu thị trường mới từ các kết quả của các hiệp định mới và đang có hiệu lực. Doanh nghiệp cần có bộ phận thực hiện việc phân tích có hệ thống, đầy đủ và toàn diện các quy định chính sách hiện hành hiện nay và các thực tiễn, thông lệ tốt trên thế giới về về quản trị doanh nghiệp. [IFC; 2010].
Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành:
- Tổ chức giới thiệu các mô hình hoạt động điều hành trên thế giới thích hợp với môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế hiện nay;
- Tổ chức trao đổi với các chuyên gia hàng đầu về quản lý điều hành trong nước để giải đáp các vướng mắc trong thực tiễn điều hành từ các doanh nghiệp;
- Tổ chức tham quan thực tế các doanh nghiệp quản lý điều hành hiệu quả để kiểm chứng thực tế và đánh giá hiệu quả, các khó khăn, thuận lợi khi quản lý điều hành tại doanh nghiệp;
4.2.2.4. Cổ phần hóa
Quỹ đầu tƣ mạo hiểm tham gia đầu tƣ vốn kinh doanh vào cổ phần của doanh nghiệp đổi mới công nghệ để tìm kiếm lợi nhuận. Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp cổ phần hóa phải tôn trọng quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính; đối xử bình đẳng giữa các cổ đông; công bố thông tin và tính minh bạch;
đảm bảo quản trị hiệu quả và vai trò trách nhiệm của hội đồng quản trị. [IFC; 2004].
Các giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần hóa:
- Giới thiệu các mô hình và thực tiễn cổ phần hóa hiệu quả trong giai đoạn hội nhập, hợp tác quốc tế;
- Tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về cổ phần hóa để các doanh nghiệp giao lưu và nắm được các khó khăn trong cổ phần hóa và kết quả hoạt động sau cổ phần hóa là một tiêu chí quan trọng để thu hút quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ;
- Tổ chức tham quan thực tế các doanh nghiệp trong ngành đã cổ phần hóa thành công để các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm thực tiễn.
4.2.2.5. Thoái vốn
Đặc điểm của vốn đầu tƣ mạo hiểm tham gia đầu tƣ vốn kinh doanh vào doanh nghiệp ngắn hạn nên sau một thời gian đầu tƣ xác định sẽ thoái vốn để đầu tƣ vào các hoạt động kinh doanh khác. Các cách thoái vốn của đầu tƣ mạo hiểm là:
- Chào bán công khai ban đầu (IPO): công ty đủ điều kiện để Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho bán cổ phiếu của nhà đầu tư mạo hiểm lần đầu tiên ra công chúng;
- Bán thương mại (hoặc mua lại): bán phần vốn đầu tư mạo hiểm trong công ty danh mục đầu tƣ cho một công ty trong cùng ngành công nghiệp;
- Mua lại quản lý (hoặc mua lại): nhà đầu tƣ mạo hiểm bán lại cổ phần của mình cho công ty danh mục đầu tƣ;
- Tái cấp vốn (hoặc bán thứ cấp): cổ phiếu của nhà đầu tƣ mạo hiểm đƣợc mua bởi một nhà đầu tƣ khác (ví dụ: một nhà đầu tƣ mạo hiểm khác); và
- Thanh lý (hoặc xóa sổ): công ty nộp đơn xin phá sản (trường hợp thua lỗ).
Nhà nước cần tạo thuận lợi trong việc thoái vốn để thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thoái vốn là một hoạt động rất quan trọng để các quỹ đầu tƣ mạo hiểm có thể phát triển theo đúng mục tiêu, triết lý đầu tƣ kinh doanh của quỹ và điều kiện cần để thu hút quỹ quyết định đầu tƣ mạo hiểm. [Cumming, Douglas & Fleming, Grant &
Schwienbacher, Armin; 2006].
Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thoái vốn:
- Nghiên cứu các điều kiện, thủ tục về thoái vốn thích hợp ở các quốc gia phát triển để triển khai áp dụng tại Việt Nam;