CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
1.2. Mối quan hệ giữa chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm và thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
1.2.1. Các công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài
Xu hướng về chính sách đầu tư mạo hiểm được nghiên cứu trong “Đầu tư mạo hiểm: xu hướng và khuyến nghị chính sách” với việc đánh giá kết quả đầu tư mạo hiểm và dựa trên các xu hướng thị trường để hình thành một khung chính sách phát triển đầu tư mạo hiểm ở một số nước trong tổ chức OECD bao gồm mười quốc gia là Vương quốc Anh, Canada, Đan Mạch, Israel, Hàn Quốc, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu đƣa ra các khuyến nghị cải cách chính sách nhƣ thúc đẩy phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm, thực hiện các ƣu đãi thuế để thu hút đầu tƣ và phát triển mô hình cổ phần để tăng quy mô vốn đầu tƣ.
[Günseli Baygan; 2003].
Tổng quan chính sách vốn mạo hiểm của một quốc gia trình bày trong nghiên cứu “Đánh giá chính sách đầu tƣ mạo hiểm: Bồ Đào Nha” và kết quả đã đƣa ra các khuyến nghị về chính sách nhƣ cần đơn giản hóa thủ tục khi các doanh nghiệp tham gia các chương trình của chính phủ, có biện pháp hiệu quả phát triển vốn đầu tư mạo hiểm tƣ nhân, bỏ giới hạn số lƣợng vốn của nhà đầu tƣ trong các đơn vị cổ phần; đánh giá và giám sát tác động của các chính sách mới, đào tạo và trao đổi kinh nghiệm quốc tế để nâng cao khả năng chuyên môn cán bộ quản lý nhà nước về phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm; ƣu đãi thuế để thu hút đầu tƣ mạo hiểm. [Ricardo Tejada; 2003].
Vai trò chính sách công trong phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm được thể hiện ở đề tài “Chính sách công và việc tạo ra các thị trường đầu tư mạo hiểm đang hoạt động” và nghiên cứu đã chứng minh sự hạn chế phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm do thông tin không rõ ràng từ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đang cần vốn đã làm chậm sự tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu khẳng định chính đổi mới công
nghệ tạo ra sự phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm (cầu tạo ra cung không phải theo thứ tự ngƣợc lại) và đề xuất chính sách phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm bổ sung các điều kiện thuận tiện khi thoái vốn đầu tƣ mạo hiểm, cải cách hành chính và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. [Marco Da Rin, Giovanna Nicodano and Alessandro Sembenelli; 2005].
Vai trò chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm đƣợc thể hiện trong nghiên cứu
“Chính sách công hỗ trợ cho thị trường đầu tư mạo hiểm phi chính thức ở Châu Âu:
một tổng quan đánh giá” và kết quả đã khẳng định vai trò chính sách trong việc phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm thành nguồn vốn quý cho các doanh nghiệp nhỏ về công nghệ gặp khó khăn trong hoạt động đổi mới do hạn chế tiếp cận tài chính từ thị trường vốn truyền thống và nguồn vốn đầu tư kịp thời đã tăng năng suất và tạo nhiều việc làm trong xã hội. Nghiên cứu cũng đề xuất chính sách cần thiết lập các quỹ đồng đầu tƣ (co-investment funds) và các nhà đầu tƣ thiên thần để đa dạng hóa nguồn cung và tăng quy mô nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm. [Colin M. Mason; 2009].
Vai trò chính sách đổi mới tại các quốc gia đang phát triển đƣợc trình bày trong nghiên cứu “Chính sách đổi mới. Hướng dẫn cho các nước đang phát triển” của Ngân hàng Thế giới. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về các chính sách và chương trình đổi mới công nghệ từ các quốc gia tiên tiến và hướng dẫn việc hình thành một khung chi tiết chính sách đổi mới với các vấn đề cơ bản sau:
Xác định sự cần thiết về đổi mới công nghệ: trên thế giới đổi mới công nghệ đang phát triển nhanh, là động lực chính phát triển kinh tế quốc gia. Chính sách đổi mới hiệu quả phụ thuộc vào tầm nhìn và định hướng phát triển của chính phủ. Việc hỗ trợ bao gồm nguồn tài chính cho đổi mới công nghệ và các hoạt động R&D, khuyến khích việc giáo dục thực hiện các ý tưởng sáng tạo, các nghiên cứu phục vụ đổi mới công nghệ của địa phương; tạo điều kiện phát triển liên kết giữa bên cung và bên cầu vốn đổi mới công nghệ, thương mại hóa và chuyển giao các kết quả nghiên cứu; cải cách hành chính trong hoạt động đổi mới, tạo cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo luật pháp. Sau cùng khẳng định nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, đầy thử thách và lâu dài của nhiều đơn vị liên quan trong chính phủ và xã hội là thực hiện chính sách đổi mới hiệu quả. [World Bank; 2010].
Sự thay đổi khung chính sách về đầu tƣ mạo hiểm đƣợc trình bày trong một nghiên cứu tên “Diễn giải tiến hóa của chính sách đầu tƣ mạo hiểm ở Israel, Đức, Anh và Scotland”. Kết quả cho thấy thị trường vốn đầu tư mạo hiểm Châu Âu vẫn chƣa phát triển mặc dù các quốc gia đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng chính sách phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy chính sách phát triển vốn mạo hiểm phụ thuộc nhiều yếu tố như cần tăng cường các nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm, cam kết của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, sự phát triển doanh nghiệp công nghệ cao; các mục tiêu chính sách phù hợp với bối cảnh khu vực cụ thể và thay đổi môi trường, sự cập nhật các yếu tố khung chính sách theo nhu cầu từng giai đoạn phát triển quốc gia và sự năng động trong quá trình hình thành chính sách.
[Gil Avnimelech; 2011].
Các yếu tố trong chính sách đổi mới công nghệ đƣợc mô tả trong kết quả nghiên cứu tên “Đổi mới mở và chính sách công ở Châu Âu”. Các yếu tố đề xuất trong chính sách đổi mới bao gồm việc phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thúc đẩy các sáng kiến tƣ nhân, vai trò nguồn tài chính, …. với các giải pháp nhƣ tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực; kích thích sở hữu trí tuệ; thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh trong xã hội; dễ dàng tiếp cận các nguồn tài trợ cho các hoạt động đổi mới [Henry Chesbrough, Wim Vanhaverbeke; 2011].
Về các khuyến nghị chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam, R.K.Vidra nêu trong nghiên cứu tên “Xây dựng thị trường đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam: Bài học chính sách đầu tƣ mạo hiểm từ Châu Âu và Châu Á” đã kết luận chính sách phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm đã tạo sự thành công cho các quốc gia và đánh giá quan điểm hoạch định chính sách Việt Nam là ƣu đãi các doanh nghiệp nhà nước hơn các công ty tư nhân, có sự khác biệt áp dụng các quy định giữa các thành phố và nông thôn. Các khuyến nghị đƣợc đƣa ra là:
- Về thuế: giảm 20% thuế đầu tƣ mạo hiểm hoặc nhà đầu tƣ trong quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam;
- Về luật pháp nên nâng mức phần nước sở hữu ngoài trong các công ty cổ phần Việt Nam (trên 50%), cần một ủy ban quốc tế hỗ trợ, tƣ vấn trong hoạch định chính sách, các doanh nghiệp tƣ nhân phải kiểm toán các báo cáo tài chính hàng năm để
kết quả kinh doanh minh bạch, chấp nhận cấu trúc đối tác hữu hạn cho hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm [R.K.Vidra; 2011].
Sự cần thiết phát triển vốn mạo hiểm đƣợc đề cập trong tác phẩm “Vốn tƣ nhân và đầu tƣ mạo hiểm: Một chính sách công quan trọng đối với sự đổi mới và tinh thần kinh doanh ở Brazil” với việc phân tích chính sách quốc gia về thúc đẩy, khuyến khích đầu tƣ với cơ sở dữ liệu của 127 doanh nghiệp đầu tƣ vốn tƣ nhân/vốn đầu tƣ mạo hiểm tại Brazil vào tháng 6 năm 2008 qua các giai đoạn hoạt động nhƣ việc thành lập quỹ, quá trình đầu tƣ và kết quả thoái vốn. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng và hiệu quả của chính sách công Braxin trong việc thúc đẩy hình thành và phát triển một môi trường năng động, hiệu quả về vốn đầu tư mạo hiểm [Caio Cezar Monteiro Ramalho; 2011].
Hiệu quả chính sách phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm trong tác phẩm “Các chính sách đầu tƣ mạo hiểm ở Hà Lan, bài học từ nghiên cứu và các chuẩn quốc gia” của W.Koenders đã trình bày tầm quan trọng và vai trò chính sách công của Hà Lan trong phát triển kinh tế. Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị về tăng cường nhận thức vai trò và sự cần thiết của vốn mạo hiểm trong thúc đẩy đổi mới trong doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng kinh tế quốc gia bền vững và nâng cao mức sống ổn định; phải cập nhật, đổi mới chính sách về nội dung, đơn giản hóa và cập nhật các thủ tục đáp ứng yêu cầu thực tiễn; nghiên cứu loại bỏ sự chồng chéo giữa các mục tiêu và giám sát các chi phí thực hiện chính sách để đạt hiệu quả; ngoài ra tăng cường liên kết kinh tế và quan hệ quốc tế trong môi trường hội nhập toàn cầu [Willem Koenders; 2013].
Ngoài ra quan hệ giữa đổi mới công nghệ và đầu tƣ mạo hiểm tại một số quốc gia đƣợc nghiên cứu trong “Chính sách đổi mới và đầu tƣ mạo hiểm ở Brazil và Nam Phi”. Kết quả trình bày tác động của chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ tại Brazil và Nam Phi, đã khẳng định đổi mới công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ sự mở cửa của nền kinh tế quốc gia, các điều kiện về cơ sở hạ tầng và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, việc cải tiến sản phẩm, quy trình và bao hàm các thiết kế đột phá quy mô quốc tế, chính sách cạnh tranh của quốc gia. Ngoài ra cần phát triển hoạt động thương mại, thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép đầu tƣ và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. Sau cùng nghiên cứu đƣa ra các đề xuất cho từng quốc gia:
Nam Phi cần ƣu đãi cho chuyển tiếp khoản khấu trừ thuế để phát triển các hoạt động R&D không có thu nhập trong một năm; giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ;
Brazil cần có biện pháp duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế; phát triển liên kết các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp ươm tạo; tăng cường đầu tư mạo hiểm vào các vườn ươm doanh nghiệp; giảm các rào cản về đổi mới công nghệ và giảm lãi suất cơ bản [Krista Tuomi, Lopo De Castro Neto; 2013].
Tổng quan khung chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm đƣợc trình bày rất tỷ mỷ trong nghiên cứu tên “Chính sách công đối với đầu tƣ mạo hiểm: Một đánh giá tổng quan” của I.A.Seoudi. Nghiên cứu tổng quan các lý thuyết và kết quả thực tiễn về đầu tƣ mạo hiểm khởi đầu từ sự hình thành, phát triển, thoái vốn và các vấn đề liên quan giữa bên cầu và bên cung vốn đầu tƣ mạo hiểm. Với mục đích hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách các quốc gia, nghiên cứu đƣa ra một khung chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm trên cơ sở khảo sát vốn mạo hiểm với các yếu tố trong chính sách nhƣ các ƣu đãi về thuế, ƣu đãi tài chính cho doanh nghiệp sáng tạo, các ƣu đãi tài chính cho các nhà đầu tư mạo hiểm; sự hỗ trợ của chính phủ như thương mại hóa kết quả công nghệ từ các nghiên cứu, các khoản trợ cấp nghiên cứu; tạo cơ sở hạ tầng nhƣ công viên khoa học, đơn giản hóa và cập nhật các quy định thành lập và giải thể doanh nghiệp, chấp nhận mô hình quan hệ đối tác hữu hạn là quy chế hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm, phát triển thị trường chứng khoán thứ cấp đáp ứng yêu cầu hoạt động thoái vốn bằng công cụ IPO, các quy định về phân chia lợi nhuận và phát triển nguồn vốn, ... Ngoài ra nghiên cứu cũng nêu ra các nguyên nhân thành công và thất bại kèm các phân tích nguyên nhân của từng trường hợp cụ thể;
đồng thời nêu ý kiến việc ủng hộ và phản đối sự can thiệp của chính phủ [Iman A.
Seoudi; 2014].
Việc tổng hợp các giải pháp trong khung chính sách đã đƣợc nghiên cứu trong
“Danh sách chính sách công về đầu tƣ mạo hiểm: các chính sách mà cơ quan công quyền có thể sử dụng”. Nội dung nêu rõ việc hoạch định chính sách cần “hỗ trợ,
tạo động lực và phổ biến sự đổi mới qua việc phát triển và áp dụng công nghệ mới, mối quan hệ giữa sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế dài hạn” và đã thống kê các giải pháp trong chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm ở Hoa kỳ, Anh, Đức, Pháp, Israel, Singapore, New Zealand, Đài loan, Hong Kong, … và nêu ra mục đích của các giải pháp trong chính sách, nhƣ lý giải cách hoạt động, thời gian áp dụng và bình luận các kết quả chính sách. Kết quả khung chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm bao gồm các yếu tố sau:
Về chính sách quản lý: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; giảm các điều kiện và yêu cầu bắt buộc trong đầu tư nước ngoài; có quan điểm về thất bại trong kinh doanh là rủi ro bình thường; tạo điều kiện thuận lợi phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm và thoái vốn; tạo nguồn lao động kỹ thuật có năng lực dồi dào tham gia đổi mới công nghệ, chấp nhận mô hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn của quỹ đầu tƣ mạo hiểm.
Về hệ thống các tổ chức, viện nghiên cứu khoa học thì cần thành lập các vườn ươm, công viên khoa học (industrial parks); trung tâm đào tạo với các chương trình đào tạo cập nhật quốc tế; lập hội các nhà đầu tư mạo hiểm và mạng lưới các nhà đầu tƣ thiên thần; viện nghiên cứu có năng lực giải quyết các nhu cầu quốc gia và thế giới; hỗ trợ doanh nghiệp với các chương trình đầu tư phát triển quốc gia, các khu chế xuất.
Về cơ sở hạ tầng thì cần xây dựng và cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học; phổ cập thông tin cần thiết cho doanh nghiệp;
thành lập hệ thống internet tốc độ cao.
Về giáo dục đào tạo thì tăng cường hiệu quả thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong trường đại học; hỗ trợ kết nối các đơn vị nghiên cứu với các nhà đầu tư;
kích thích phát triển phong trào nghiên cứu trong xã hội; có chính sách phát triển thành phần nghiên cứu viên và ƣơm tạo các mầm non tiềm năng.
Về hỗ trợ của chính phủ nhƣ tạo quỹ đầu tƣ mạo hiểm có quy mô lớn từ nguồn đầu tƣ của các quỹ khác; cấp vốn mồi cho các ngành ƣu tiên, là mục tiêu phát triển quốc gia; tăng ngân sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp; dùng vốn mồi của Chính phủ thúc đẩy đầu tƣ của tƣ nhân; bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn trong thời gian ban đầu để tạo sức mạnh thu hút vốn đầu tƣ mạo hiểm.
Về nguồn vốn đầu tƣ và nguồn nhân lực thì cần thành lập các quỹ đầu tƣ đa quốc gia; khuyến khích tự do di chuyển vốn và lao động; có chính sách thu hút nhân tài nhập cƣ; tạo sự liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ; lập cơ quan xúc tiến và quản lý các hoạt động hiệu quả.
Về thị trường chứng khoán thì đơn giản thủ tục niêm yết kết quả kinh doanh ra công chúng bao gồm niêm yết trong và ngoài nước; hình thành thị trường chứng khoán thứ cấp.
Về thuế: miễn hay giảm thuế cho nhà đầu tƣ thiên thần, quỹ đầu tƣ mạo hiểm, doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ; cấp tín dụng thuế cho quỹ đầu tƣ mạo hiểm và nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp tƣ nhân [R.K.Vidra; 2014].
Một nghiên cứu có tên “Các bài học chính sách từ tài trợ cho các doanh nghiệp đổi mới” đã tóm tắt kinh nghiệm chính sách liên quan tài trợ cho các công ty tăng trưởng cao như đầu tư mạo hiểm. Các biện pháp chính sách có thể bao gồm các khoản tài trợ, cho vay và các chương trình ưu đãi về thuế, các quy định về thuế thu nhập và chuyển lợi nhuận. Ngoài ra còn phát triển vốn con người cụ thể trong các vườn ươm, mạng lưới đầu tư thiên thần. Phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện để các doanh nhân và nhà đầu tƣ hiểu rõ nhau hơn [Karen E. Wilson; 2015].
1.2.2. Các công trình khoa học đã công bố ở trong nước
Một nghiên cứu có tên Giải pháp nhằm khuyến khích vốn đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam đã tổng quan về đầu tƣ vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ; mô tả thực trạng và những yếu tố tác động đến đầu tƣ vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam. Nghiên cứu đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm khuyến khích đầu tƣ vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam: giải pháp khuyến khích về tài chính đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, giải pháp về tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi để phát triển thị trường tài chính, giải pháp nhằm xúc tiến hoạt động đầu tƣ, giải pháp về xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động đầu tƣ vốn mạo hiểm [Phan Đức Thiện; 2004].
Nghiên cứu biện pháp phát triển vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam trong đề tài “Giải pháp tạo kênh huy động vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp khoa học