CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM
3.6. Đánh giá mối quan hệ giữa chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm đến hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu đã thực hiện Đánh giá nội dung chính sách với 2 kết quả là mục 3.1.2. Kết quả đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam, 3.1.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam, 3.1.4. Đánh giá tác động của chính sách phát
triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam và mục 3.2.2. Kết quả đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách đổi mới công nghệ tại Việt Nam và đã xác định Việt Nam chƣa có chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên do hiện nay nhiều văn bản pháp quy khác nhau từ nhiều ngành khác nhau có đề cập một số yếu tố liên quan về đầu tƣ mạo hiểm và điều này làm nhiều người lầm tưởng rằng chúng ta đã có chính sách đầu tư mạo hiểm. Để một lần nữa khẳng định Việt Nam chƣa có văn bản pháp quy hoàn chỉnh, toàn diện, đầy đủ về chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, ta cần đánh giá tác động của nó để giải tỏa các hiểu lầm về sự hiện diện của chính sách này nhƣ sau:
- Chính trị: chưa có kết quả thể hiện sự tin tưởng của vốn mạo hiểm đầu tư vào hoạt động đổi mới công nghệ; (Đánh giá thực trạng hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam)
- Kinh tế: số liệu quỹ đầu tƣ mạo hiểm hoạt động đúng chức năng không nhiều và số lƣợng doanh nghiệp đổi mới công nghệ với vốn đầu tƣ mạo hiểm không đáng kể; (Đánh giá thực trạng hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam và Đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo Việt Nam).
- Xã hội: chƣa nhận thức vai trò vốn đầu tƣ mạo hiểm, doanh nghiệp chƣa tìm đƣợc nguồn vốn phù hợp để đổi mới công nghệ đạt hiệu quả mong muốn; (Kết quả đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam và kết quả đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách đổi mới công nghệ tại Việt Nam và kết quả đánh giá hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo Việt Nam)
- KH&CN: các văn bản chính sách về phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm còn rời rạc, chƣa hoàn chỉnh để thúc đẩy đầu tƣ vốn mạo hiểm để đƣa các kết quả, thành tựu khoa học & công nghệ vào đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. (Kết quả đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam và Kết quả đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách đổi mới công nghệ tại Việt Nam).
Nguyên nhân của các kết quả vì cho đến thời điểm này Việt Nam chƣa có một văn bản pháp quy đồng bộ, toàn diện quy định về hoạt động của vốn đầu tƣ mạo hiểm, chỉ có một số văn bản pháp quy đề cập về đầu tƣ mạo hiểm một cách rời rạc, thiếu đồng bộ nhƣ trong Luật số: 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc Hội: Luật công nghệ cao, Nghị định Số: 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ Về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao, Quyết định Số: 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Theo suy nghĩ của tác giả là khi các cán bộ đƣợc phân công soạn thảo các văn bản pháp quy này có tham khảo chính sách các quốc gia khác liên quan và phát hiện các văn bản pháp quy này có dẫn sang chính sách đầu tƣ mạo hiểm, tuy nhiên do nước ta vì chưa có văn bản pháp quy về chính sách đầu tư mạo hiểm nên chỉ có thể nêu một ít vấn đề liên quan về chính sách đầu tƣ mạo hiểm. Điều này làm nhiều người tưởng rằng chúng ta đã có chính sách đầu tư mạo hiểm hoàn chỉnh. Cạnh tranh quốc tế buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các giá trị gia tăng của sản phẩm, các giá trị gia tăng của sản phẩm là kết quả của công nghệ sản xuất mới. Công nghệ sản xuất mới đƣợc sinh ra từ kết quả phối hợp giữa đổi mới công nghệ sản phẩm và đổi mới công nghệ cơ khí chế tạo.
Ví dụ trước đây người ta dùng phương pháp hợp hydro để biến dầu dừa thành shortening và margarine từ phương pháp điện giải nước và rất dễ gây nổ. Sau đó quy trình mới của ngành công nghiệp thực phẩm yêu cầu ngành cơ khí chế tạo phải đổi mới công nghệ chế tạo ra những sản phẩm mới. Tuy có quy mô và số lƣợng nhỏ hơn các ngành khác nhƣng ngành cơ khí chế tạo đóng vai trò rất quan trọng khi cả thế giới tập trung vào cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, ...
mà nền tảng hoạt động góp phần tăng năng suất, hiệu quả của các mũi nhọn sản xuất trên chính là các thiết bị, máy móc và là sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo.
Trong những năm qua số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tăng nhanh, tuy nhiên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn nhiều hạn chế về quản trị kinh doanh, trình độ công nghệ, năng lực tài chính và ƣu thế cạnh tranh thấp; thiếu liên
kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Với các điểm yếu nhƣ năng lực quản trị kém, tài sản thế chấp rất ít và năng lực cạnh tranh thấp thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trong nước. Tuy nhiên khi phát triển các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN vẫn tập trung vào các giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ doanh nghiệp từ nguồn vốn ngân sách hay các khoản viện trợ (không thường xuyên). Điều này làm chiến lƣợc phát triển đổi mới công nghệ của quốc gia mà trong đó có một phần là chiến lƣợc phát triển đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa mà một bộ phận nhỏ của nó là chiến lƣợc phát triển đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo bị giới hạn. Trên thực tế các nguồn quỹ từ ngân sách bị hạn chế nên không thể hỗ trợ số lƣợng rất lớn các doanh nghiệp bằng các công cụ nhƣ cho vay ƣu đãi, hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng, ... ngoài ra vốn ngân sách còn hạn chế về số tiền được vay. Trong khi đó tại các nước phát triển nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đã hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thành công và góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Nghiên cứu cũng đã xác định quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới công nghệ trong mục 2.4. và mối quan hệ giữa phát triển các quỹ đầu tƣ mạo hiểm và thúc đẩy đổi mới công nghệ trong mục 2.5. Hiện tại các văn bản pháp quy liên quan vốn đổi mới công nghệ ở nước ta không đầy đủ, thiếu hoàn chỉnh nên chƣa đáp ứng nhu cầu vốn đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Kết quả đánh giá các chính sách nêu trên ta thấy Việt Nam cần có văn bản ban hành riêng biệt về chính sách đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp thể hiện qua một bộ luật về đầu tư mạo hiểm ở các nước khác như Venture capital act 2002 Australia [Office of Parliamentary Counsel; 2016].
Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Kết quả các nghiên cứu trước
Cơ sở lý thuyết
Phỏng vấn sâu các lãnh đạo DN
ngành CKCT
Phỏng vấn sâu các chuyên gia QLNN liên quan
Xử lý kết quả khảo sát
Thảo luận và kiểm định kết quả
Kết luận - kiến nghị Xây dựng bảng hỏi
Khảo sát sơ bộ & điều chỉnh
Khảo sát chính thức
Phỏng vấn sâu các nhà quản lý