CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM
3.2. Đánh giá chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ tại Việt Nam
3.2.1. Đánh giá nội dung các văn bản pháp quy liên quan chính sách đổi mới công nghệ
3.2.1.1. Luật
Luật số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Quốc Hội: Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên Luật chỉ đề cập hỗ trợ đổi mới công nghệ và không quy định nội dung chi tiết hay văn bản cụ thể việc hỗ trợ đổi mới công nghệ.
Điều này vi phạm tính mâu thuẫn vì nội dung mô tả rất ít so với nội dung về đổi mới công nghệ. Không thể xem các nội dung liên quan đổi mới công nghệ này là chính sách vì không thỏa mãn tính đồng bộ. Tóm lại về văn bản pháp quy thì Việt Nam chƣa có Luật đổi mới công nghệ.
3.2.1.2. Văn bản dưới luật
- Nghị định Số: 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Nội dung Nghị định không đề cập chi tiết đến hoạt động đổi mới công nghệ.
Chương này vi phạm tính mâu thuẫn vì nội dung mô tả rất ít so với nội dung về đổi mới công nghệ. Quy mô áp dụng hẹp hơn vì chỉ phục vụ cho lãnh vực Chuyển giao công nghệ. Không thể xem các nội dung liên quan đổi mới công nghệ trong Nghị định Số: 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ là chính sách vì không thỏa mãn tính đồng bộ.
- Nghị định Số: 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên Nghị định này không đề cập đến đổi mới công nghệ.
- Nghị định Số: 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định này không đề cập đến hoạt động đổi mới công nghệ.
- Nghị định số 23/2014/ND-CP ngày 03/4/2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Nghị định này không đề cập hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Quyết định Số: 10/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong đó hạn chế phạm vi hỗ trợ đổi mới công nghệ các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ƣu tiên phát triển.
- Quyết định Số: 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt đề án “ Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Trong đó không đề cập hoạt động đổi mới công nghệ.
- Quyết định Số: 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.
Trong đó đề cập các mặt vĩ mô trong quản lý nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, không đề cập hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
- Quyết định Số: 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia năm đến năm 2020. Trong đó quy định việc hỗ trợ đổi mới công nghệ chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách, chưa định hướng phát triển vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới công nghệ.
3.2.2. Kết quả đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách đổi mới công nghệ tại Việt Nam
Nghiên cứu nội dung chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ta thấy một số văn bản pháp quy đề cập thiếu chi tiết, không hoàn chỉnh về các giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Chỉ có Quyết định Số: 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia năm đến năm 2020 quy định việc hỗ trợ đổi mới công nghệ chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách, chƣa định hướng phát triển vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới công nghệ. Hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước phát triển rất mạnh về số lượng, tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên nhƣ phân tích ở các phần trên thì nguồn ngân sách hỗ trợ hàng năm với các công cụ nhƣ bảo lãnh tín dụng, vay ƣu đãi, hỗ trợ vốn, ... có tác dụng mồi và không đáp ứng đƣợc toàn bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa (vì số doanh nghiệp tăng quá nhanh). Ngoài ra nguồn vốn này hiện nay đang thiếu hụt và còn nhiều bất cập trong thủ tục. Khi có nhu cầu hỗ trợ vốn doanh nghiệp phải làm đơn xin tham gia các chương trình của Chính phủ, phải có người kinh nghiệm viết dự án, thời gian sửa chữa tài liệu dự án khá lâu và chờ đƣợc phê duyệt, nếu đƣợc chấp thuận thì phải chờ đến năm sau, thời gian cấp vốn đôi khi xảy ra vào thời điểm gần cuối năm vì nguồn vốn chƣa đƣợc bố trí. Bên cạnh đó quy định ngành Tài chính còn ràng buộc việc chi tiêu nguồn vốn ngân sách đƣợc hỗ trợ phải theo các qui định lạc hậu, không phù hợp thực tế, sinh ra nạn chạy chứng từ, mua hóa đơn; khai khống để tăng chi phí; tiêu cực khi nghiệm thu đề tài, …. Việc quyết toán không những yêu cầu khớp số liệu về các khoản đƣợc hỗ trợ mà còn đúng thời gian trong dự án đã đăng ký (nhiều khi sai lệch thời điểm có nguyên nhân từ việc chậm cấp vốn hỗ trợ). Các doanh nghiệp chỉ đƣợc hỗ
trợ luân phiên vì nguồn ngân sách phân bổ có hạn, khi có nhu cầu đổi mới công nghệ để đáp ứng, thỏa mãn thị trường thì không được hỗ trợ vì đã được hỗ trợ rồi hay phải chờ thời gian thẩm định hồ sơ nên đánh mất cơ hội kinh doanh. Tác giả vẫn tham gia chương trình khuyến công của Bộ Công Thương trong đó có hỗ trợ đổi mới công nghệ theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020, nhưng trong thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp không muốn tham gia chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ này với lý do mất thời gian quá nhiều, thủ tục nhiêu khê và số kinh phí hỗ trợ không thỏa mãn yêu cầu doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia nên hình thành chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách này giải quyết hiệu quả khó khăn về nguồn vốn trong đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách lâu dài. Ngoài ra vấn đề chính sách đầu tƣ mạo hiểm hiện nay là một vấn đề lớn của Việt Nam, tác giả có trao đổi với nhiều quan chức của Bộ KH&CN và nhiều người đánh giá cao vai trò của vốn đầu tƣ mạo hiểm trong việc hỗ trợ nguồn vốn trong đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên sau thời gian dài vẫn chƣa thấy văn bản pháp quy nào về đầu tƣ mạo hiểm đƣợc ban hành. Ở Việt Nam vấn đề hoạch định chính sách và phân chia các hoạt động trong quy trình hoạch định chính sách đƣợc quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13.