Các đặc tính của vốn đầu tư mạo hiểm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP

2.3. Cơ sở lý luận về đầu tƣ mạo hiểm

2.3.2. Các đặc tính của vốn đầu tư mạo hiểm

Vốn đầu tƣ mạo hiểm đại diện cho đầu tƣ tài chính trong các dự án có rủi ro cao với mục tiêu thu được lợi nhuận cao, tiềm năng tăng trưởng và phát triển nhưng các kết quả kinh doanh chƣa đƣợc kiểm tra và không có thành quả thuyết phục các tổ chức tài chính hay ngân hàng cho vay hay đầu tƣ. Một đặc điểm hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là rủi ro càng cao thì đi đôi với lợi nhuận thu đƣợc càng lớn. Tiêu chí này của đầu tƣ mạo hiểm rất phù hợp với yêu cầu đầu tƣ vào các dự án đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo. Tuy nhiên sự góp vốn nhằm lợi nhuận cao từ các sự thành công trong tương lai, nhưng cũng hàm chứa các rủi ro, thiệt hại khi các dự án này thất bại. Tác giả đánh giá đây là một chiến lƣợc mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần nghiên cứu và thực hiện trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, phải trang bị và tích lũy các kinh nghiệm thực tế về cạnh tranh thì mới trưởng thành và phát triển được.

2.3.2.2. Khẳng định dự án đầu tư có lợi nhuận cao

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của loại hình đầu tƣ vốn đầu tƣ mạo hiểm, bất kể loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh miễn có lợi nhuận cao luôn là mục tiêu tham gia đầu tƣ của vốn đầu tƣ mạo hiểm. Hiện nay nhiều quỹ đầu tƣ mạo hiểm ở Việt Nam đầu tƣ vào dự án của các tập đoàn cơ khí nhƣ Hòa Phát, Vinfast, Thaco trên cơ sở đạt lợi nhuận cao. Khó khăn của các dự án đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo Việt Nam là chƣa nghiên cứu đánh giá khả năng sinh lợi thực sự từ thị trường để thuyết phục các nhà đầu tư mạo hiểm. Vì vấn đề đổi mới công nghệ hàm chứa nhiều rủi ro nhƣ rủi ro sản phẩm, rủi ro quản lý, rủi ro thị trường, rủi ro môi trường, rủi ro nguồn vốn, ... nên lợi nhuận đầu tư thực tế có thể không đạt nhƣ dự tính ban đầu. Bản thân Oslo Manual (phiên bản 4 năm 2018) đặt trọng tâm vào đổi mới quy trình kinh doanh bao gồm đổi mới 6 hoạt động liên quan là: Sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ; Phân phối và hậu cần; Tiếp thị và bán hàng; Hệ thống thông tin và truyền thông; Sự điều hành và quản lý và Phát triển quy trình sản phẩm và kinh doanh. Theo Oslo Manual (phiên bản 4 năm 2018) hiệu quả dự án đổi mới công nghệ phải đƣợc đánh giá là đổi mới quy trình kinh doanh (bao gồm đổi mới 6 hoạt động liên quan) bao hàm nhiều rủi ro. Các quỹ đầu tƣ mạo hiểm

sẽ sử dụng các chuyên gia nhiều kinh nghiệm của mình để thẩm định tính khả thi của dự án đổi mới công nghệ sau đó mới thông báo quyết định của mình với doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Khó khăn lớn nhất mà một doanh nghiệp đổi mới công nghệ phải vƣợt qua là chứng minh tính khả thi của kết quả đổi mới công nghệ nhằm đạt đƣợc sự chấp nhận liên doanh của quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Khi tác giả phỏng vấn sâu các chuyên gia của các công ty đầu tƣ mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam thì đƣợc thông tin tỷ lệ đƣợc chấp nhận đầu tƣ với các doanh nghiệp Việt Nam khoảng vài phần trăm.

2.3.2.3. Thời gian đầu tư ngắn hạn

Vốn đầu tƣ mạo hiểm là một trung gian tài chính huy động vốn của các nhà đầu tƣ mạo hiểm và đầu tƣ trực tiếp vào các dự án. Vốn đầu tƣ mạo hiểm chỉ đầu tƣ vào các công ty tƣ nhân. Vốn đầu tƣ mạo hiểm vào các dự án là một khoản đầu tƣ ngắn hạn. Khoảng từ 5 đến 10 năm tùy theo hoạt động cụ thể và sau đó thoái vốn để đầu tƣ vào các dự án khác. Để tối đa hóa lợi nhuận tài chính thì quỹ chỉ đầu tƣ vào giai đoạn phát triển của chu kỳ sống của sản phẩm. Các giai đoạn trước và sau giai đoạn phát triển không phải là mục tiêu đầu tƣ của đầu tƣ mạo hiểm. Mục tiêu chính của đầu tƣ mạo hiểm là tối đa hóa lợi nhuận tài chính khi thoái vốn bằng việc bán toàn bộ vốn đầu tƣ cho đơn vị khác hay chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Đây là một đặc điểm gây sự khác biệt lớn trong chiến lƣợc kinh doanh giữa nhà đầu tƣ mạo hiểm và doanh nghiệp có dự án đƣợc đầu tƣ vốn mạo hiểm.

2.3.2.4. Quỹ tham gia trực tiếp quản lý liên doanh được đầu tư

Ngoài việc cung cấp vốn, do rủi ro cao luôn song song với lợi nhuận cao nên quỹ đầu tƣ mạo hiểm đặc biệt tham gia và chú ý nhiều hoạt động quản lý các dự án đƣợc đầu tƣ. Nhà đầu tƣ mạo hiểm tích cực giám sát và giúp đỡ các dự án trong danh mục đầu tƣ nhằm đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng nhƣ khi đánh giá đầu tƣ lúc ban đầu. Do đặc điểm dự án đầu tƣ có lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao mà thu hút quỹ đầu tƣ mạo hiểm bỏ vốn vào nên các nhà đầu tƣ kiểm soát rất kỹ việc cấp vốn và sử dụng vốn của các dự án đƣợc đầu tƣ theo đúng lộ trình đã hoạch định. Đây là khác biệt chủ yếu giữa quỹ đầu tư mạo hiểm với ngân hàng hay một nhà đầu tư thị trường chứng khoán thông thường chỉ giao dịch cổ phiếu của một công ty mà không tham gia trực tiếp quản lý thì vốn mạo hiểm có cách tiếp cận tổng hợp bao gồm các đặc

điểm kinh doanh của ngân hàng, nhà đầu tƣ chứng khoán và doanh nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác, tác giả cho rằng đây là một lợi thế vô cùng quan trọng và quý báu để các doanh nghiệp có dự án đƣợc đầu tƣ vốn mạo hiểm học tập kinh nghiệm thực tế và phát triển kỹ năng điều hành, quản lý sản xuất, các quan hệ đối tác, phát triển thị trường từ các nhà đầu tư mạo hiểm ở các nước phát triển. Một doanh nghiệp có nhiều dự án có thể rút kinh nghiệm nâng cao khả năng quản lý.

Một số lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp có dự án đổi mới công nghệ lo ngại sẽ bị mất quyền kiểm soát doanh nghiệp hay mất luôn doanh nghiệp khi nhà đầu tƣ mạo hiểm tham gia quản lý sâu. Theo quan điểm của tác giả vấn đề ở đây là lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp phải khôn khéo học hỏi kinh nghiệm từ những tình huống cụ thể và các giải pháp từ các doanh nghiệp khác có hoàn cảnh tương tự. Sự quan ngại đôi khi làm mất cơ hội học tập đƣợc các kinh nghiệm thực tế và rút ra đƣợc các bài học quý giá để trưởng thành và nâng cấp tầm quản lý.

2.3.2.5. Phát triển kinh tế xã hội

Các quỹ đầu tư mạo hiểm tạo nhiều việc làm, tăng trưởng kinh tế vì đầu tư vào dự án “hot” về lợi nhuận lớn nhƣng có rủi ro cao nên tạo ra một phân khúc dự án mới đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần phát triển xã hội. Ở Hoa Kỳ mô hình đầu tƣ mạo hiểm chỉ chiếm một phần nhỏ của tổng vốn đầu tƣ tƣ nhân nhƣng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao và tạo ra việc làm nhiều hơn các loại đầu tƣ khác.

Ngành công nghiệp vốn mạo hiểm đã đóng góp vào nền kinh tế Hoa Kỳ theo tỷ lệ vƣợt xa quy mô của nó.

2.3.2.6. Đầu tư để thanh lý

Vốn đầu tƣ mạo hiểm không phải trả theo hàng năm nhƣ kế hoạch trả nợ. Việc thu hồi vốn và lợi nhuận đầu tƣ chỉ thực hiện khi dự án đƣợc đầu tƣ kinh doanh hiệu quả và có thể đƣợc bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng hoặc bán toàn bộ phần đầu tƣ mạo hiểm cho đơn vị khác để thoái vốn. Vấn đề này xuất phát từ quy định hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm khoảng 10 năm (cụ thể tùy theo quốc gia và quy định cụ thể khi góp vốn thành lập quỹ) nên các khoản đầu tƣ phải ngắn hơn thời gian hoạt động của quỹ. Một vấn đề nữa là việc rút vốn để đầu tƣ vào các dự án khác mới nổi có lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong khi dự án đang đầu tƣ chuyển sang

giai đoạn trưởng thành sẽ giảm lợi nhuận kinh doanh trong tương lai. Theo quan điểm của tác giả liên doanh giữa quỹ đầu tƣ mạo hiểm và doanh nghiệp có dự án đổi mới công nghệ là một dạng đầu tƣ cổ phần.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)