CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM
3.3. Thực trạng hoạt động của quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam
Có nhiều quỹ đầu tƣ mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. Điển hình một số quỹ đầu tƣ mạo hiểm sau:
3.3.1. Dragon Capital
Đƣợc thành lập năm 1994 với số vốn 16 triệu đô la Mỹ và 8 nhân viên. Dragon Capital là nhà quản lý tài sản độc lập lâu nhất của Việt Nam với hơn 3,14 tỷ đô la Mỹ (tính đến 31/12/2017) và liên tục thúc đẩy cải thiện các điều kiện quản trị doanh nghiệp và phát triển bền vững các quốc gia đầu tƣ.
Bảng 3.1. 10 doanh nghiệp hàng đầu đƣợc Dragon Capital đầu tƣ vốn
Stt Tên Lãnh vực kinh doanh
1 Thế giới di động Bán lẻ
2 Vinamilk Thực phẩm & đồ uống
3 ACB Ngân hàng
4 Military Bank Ngân hàng
5 ACV Vận tải
6 FPT Phần mềm và dịch vụ
7 Khang Dien House Nhà ở
8 PV Gas Năng lƣợng
9 Hoa Phat Group Thiết bị, nguyên liệu
10 Vietjet Air Vận tải
Nguồn: http://www.dragoncapital.com/about-us/
Là quỹ đầu tƣ có thời gian hoạt động lâu nhất (trên 26 năm) và nguồn vốn đầu tƣ lớn hàng đầu ở Việt Nam tuy nhiên quỹ chỉ đầu tƣ dạng cổ đông thông qua mua bán cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô lớn kinh doanh các sản phẩm có lợi nhuận cao (bảng 3.1). Quỹ chƣa đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo mặc dù ngành thiếu vốn rất nhiều cho hoạt động đổi mới công nghệ. Các cán bộ quản lý làm việc tại quỹ cho rằng điều kiện chƣa thuận lợi để đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo.
3.3.2. VinaCapital
Đƣợc thành lập năm 2003, VinaCapital là một trong những công ty với danh mục đầu tƣ đa dạng có trị giá 1,8 tỷ USD. DFJ VinaCapital là một thành viên của mạng lưới Draper Fisher Jurvetson (DFJ) (cũng là một phần của VinaCapital) mạng lưới vốn đầu tƣ mạo hiểm với hơn 600 công ty đầu tƣ trên toàn cầu.
Bảng 3.2. Doanh nghiệp đƣợc VinaCapital đầu tƣ vốn (đến 07/06/2018)
Doanh nghiệp % vốn Lãnh vực Mô tả
Asia Commercial
Bank (ACB) 7.78% Ngân hàng Ngân hàng bán lẻ tƣ nhân hàng đầu Việt Nam
Mobile World
(MWG) 7.29% Bán lẻ Doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Sabeco (SAB) 5.80% Đồ uống Doanh nghiệp sản xuất bia hàng đầu Việt Nam.
Military bank
(MBB) 5.78% Ngân hàng Ngân hàng hàng đầu Việt Nam Khang Dien house
(KDH) 5.26% Bất động sản Doanh nghiệp bất động sản lớn Việt Nam
Vinhomes (VHM) 5.05% Bất động sản Doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân hàng đầu Việt Nam
Vinamilk (VMN) 4.44% Thực phẩm
& Đồ uống
Doanh nghiệp sản xuất sữa với 50% thị phần Việt Nam.
Hoa Phat group
(HPG) 3.19% Thiết bị,
nguyên liệu
Doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam Airports corporation
of Vietnam (ACV) 3.05% Vận tải Độc quyền vận hành sân bay ở Việt Nam.
PV gas (GAS) 2.99% Năng lƣợng Độc quyền phân phối gas ở Việt Nam.
Nguồn: http://www.dfj-vinacapital.com/index.php/75/about-dfjv
Công ty TNHH Đầu tƣ doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam enterprise investment limited - VEIL) đƣợc thành lập năm 1995 tại Quần đảo Cayman, là một quỹ đóng và giao dịch trên thị trường Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn và đầu tư vào các dự án tại Việt Nam.
VinaCapital là quỹ đầu tƣ có thời gian hoạt động khá lâu ở Việt Nam nhƣng đến giữa năm 2019 mới cho ra đời một quỹ đầu tƣ mạo hiểm tập trung vào công nghệ với vốn đầu tƣ 100 triệu USD là VinaCapital Ventures. Quỹ đầu tƣ mạo hiểm mới sẽ thành lập một công ty đầu tƣ công nghệ tại Việt Nam, sẽ đầu tƣ vào các công ty khởi nghiệp có giải pháp công nghệ sáng tạo với quy mô khoảng 2 triệu đến 10 triệu USD/ khoản đầu tƣ.
Theo Giám đốc điều hành VinaCapital lĩnh vực sản xuất và bất động sản nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và đầu tƣ nhất ở Việt Nam, nhƣng lãnh vực đổi mới công nghệ, khởi nghiệp có tiềm năng lớn nhất và đóng vai trò sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Xu hướng gần đây nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tập trung vào các hoạt động khởi nghiệp nhƣ Startup Viet Partners đã cho ra một quỹ đầu tƣ trị giá 5 triệu đô la tập trung vào lĩnh vực B2B và B2B2C, chuyên tìm kiếm cơ hội đầu tƣ vào các giải pháp hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. VinaCapital chƣa đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo.
3.3.3. IFC
là một tổ chức của Ngân hàng Thế giới và thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới – một tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất hoạt động trên hơn 100 quốc gia.
IFC sử dụng vốn, chuyên môn và ảnh hưởng để tạo ra thị trường và cơ hội cho khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển. Trong năm tài chính 2019, IFC đã đầu tư hơn 19 tỷ đô la vào các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức tài chính ở các nước đang phát triển trên thế giới để hỗ trợ thoát nghèo và phát triển. Các nhà đầu tƣ vào IFC muốn thực thi một chiến lƣợc tác động đến sự phát triển các quốc gia tùy theo bối cảnh thể chế cụ thể. Nguyên tắc hoạt động của IFC đƣợc áp dụng với nhiều loại tổ chức nhƣ các nhà đầu tƣ đầu tƣ mạo hiểm, vốn cổ phần tƣ nhân, nợ tƣ nhân, cơ sở hạ tầng và các loại tài sản khác với các chiến lƣợc đầu tƣ khác nhau từ các nhà quản lý tài sản lớn, các tổ chức tài chính phát triển lớn và nhỏ, và các nhà quản lý quỹ tác động chuyên môn nhỏ.
Việt Nam là một trong ba quốc gia mà IFC phân bổ vốn lớn nhất trong khu vực với 1,17 tỉ USD, xếp thứ hai sau Trung Quốc (3,8 tỉ USD) và lớn hơn Indonesia (1,1 tỉ USD). Đáng chú ý giá trị phân bổ của IFC vào Việt Nam trong
sáu tháng đầu năm 2019 tăng 13,5% so với cùng kỳ trong khi giá trị danh mục IFC tại Trung Quốc giảm 10% và Indonesia gần nhƣ không tăng..
IFC tiếp cận toàn diện từ đầu tƣ trực tiếp vào các dự án và quỹ đầu tƣ mạo hiểm mở rộng các mô hình kinh doanh tiềm năng. Danh mục đầu tƣ hiện tại của IFC tập trung vào các hoạt động kinh doanh liên quan đến internet để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số trong các lĩnh vực ƣu tiên nhƣ y tế kỹ thuật số, thương mại điện tử, hậu cần điện tử, chuỗi cung ứng điện tử, edtech và nông nghiệp để tăng năng lực cạnh tranh qua việc giảm chi phí, tăng chất lƣợng và mở rộng truy cập. Các dự án FDI giúp Việt Nam tăng giá trị gia tăng, tập trung vào công nghệ, tăng cường liên kết với doanh nghiệp nước ngoài và cơ hội chuỗi cung ứng địa phương, thúc đẩy cơ hội việc làm được cải thiện và tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên IFC chƣa đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo.
3.3.4. Mekong Capital
Mekong Capital đƣợc thành lập năm 2001 tại Việt Nam có văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và chuyên đầu tƣ vào các dự án hàng đầu và phát triển nhanh nhất trong các lãnh vực bán lẻ, nhà hàng, sản phẩm tiêu dùng và phân phối.
Mekong Capital đã hoàn thành 35 khoản đầu tƣ cổ phần tƣ nhân trong đó 27 khoản đã đƣợc thoái vốn. Mekong Capital có bề dày thành tích trong việc tạo ra giá trị qua việc hợp tác chặt chẽ với các công ty được đầu tư để tạo tầm nhìn tương lai, một lộ trình cụ thể, một đội ngũ quản lý và văn hóa doanh nghiệp cần thiết để đạt đƣợc tầm nhìn nhìn that, hệ thống cơ sở dữ liệu để đƣa ra quyết định sáng suốt và tối ƣu hóa hiệu suất, cũng như các tầng cơ sở và phương pháp tiếp cận chiến lược để phát triển nhanh chóng và thực hiện tầm nhìn của họ
Các công ty thuộc danh mục đầu tƣ của Mekong Capital đều nằm trong số những công ty phát triển nhanh nhất thị trường và trong các hoạt động hàng đầu tại Việt Nam nhƣ bán lẻ, nhà hàng, hàng tiêu dùng và giáo dục. Một số đầu tƣ thành công nhất của Mekong Capital là Thế Giới Đi Động, Trang sức Phú Nhuận (PNJ), ICP, Golden Gate, Trường Quốc tế Việt Nam Úc (VAS), Masan Consumer, Traphaco, Pharmacity, F88, YOLA, Pizza 4P's, Chảo Đỏ, Vua Nệm, ABA Cooltrans và Nhất Tín Logistics. Mekong Capital chƣa đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo.
3.3.5. IDG Ventures Vietnam
Năm 1992 ấn phẩm PC World Việt Nam về máy tính của IDG đã có mặt tại Việt Nam. Năm 1994, nhà sáng lập IDG là Patrick McGovern đã đến Việt Nam và thành lập IDG năm 2004.
IDG Ventures Việt Nam là bộ phận đầu tƣ vào các công ty tƣ nhân với các tiêu chí nhƣ sau:
- Đội ngũ lãnh đạo quản lý mạnh với tầm nhìn, kinh nghiệm và toàn tâm xây dựng đơn vị;
- Sản phẩm hay dịch vụ định hướng cơ hội sinh lời cao trên thị trường trong nước hoặc toàn cầu;
- Phát huy lợi thế công nghệ ở một thị trường có ưu thế cạnh tranh;
- Nắm vững nhân khẩu học, hành vi và sở thích khách hàng;
- Thích nghi tốt khi điều kiện thị trường thay đổi;
- Hoạt động theo các thực hành quốc tế và minh bạch tài chính 100%.
Các nhà đầu tƣ chính của IDG là Tập đoàn International Data Group (IDG) có vốn khoảng 3.7 tỉ USD với 5 quỹ địa phương ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ. Là một quỹ đầu tƣ có quy mô hoạt động trên khắp thế giới, IDG Ventures đã đầu tƣ vào hơn 350 công ty trong 17 năm qua. Với nguồn vốn khoảng 100 triệu USD và đầu tƣ vào hơn 40 công ty hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, viễn thông và hàng tiêu dùng.
Bảng 3.3. Danh mục đầu tƣ tại Việt Nam của IDG Ventures Việt Nam
Apollo Vietnam Mobivox TV Plus
Cyvee Moore Corp. Vat Gia
Dia Diem JSC. MSS VC Corp.
Dia Oc Online Muaban JSC. Vega Tech
DMS Group MX Vietnamworks
DreamViet OTC Vietnam VietStock
EPI PeaceSoft Vinabook
FBNC Punch Vinagame
GES PYCO Group Vinapay
Goldsun Focus Media Rubicon VSMC
Hocmai.vn San Pham Viet WebTreTho
Isphere Soft Socbay YeuAmNhac Group
Magnet Tamtay JSC. YeuTheThao
Minh Dat Viet TinhVan Media Nguồn: idgvv
Đội ngũ của IDG Ventures Vietnam với 4 đối tác góp vốn chiến lƣợc và 15 chuyên gia tƣ vấn hàng đầu có hơn 50 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực đầu tƣ, hoạt động, thành lập doanh nghiệp ở khắp Việt Nam cũng nhƣ khu vực Đông Nam á. IDG Ventures Vietnam tập trung đầu tƣ hợp tác với các công ty chất lƣợng cao từ giai đoạn khởi nghiệp đến giai đoạn tăng trưởng, trong đó chú trọng các yếu tố như người tiêu dùng, công nghệ, truyền thông và công nghệ thông tin viễn thông (ICT).
IDG Ventures Vietnam là quỹ đầu tƣ tham gia tích cực vào việc quản lí và điều hành các công ty đƣợc đầu tƣ. Quỹ hỗ trợ tƣ vấn chiến lƣợc, marketing, tuyển dụng, hoạch định phương hướng giúp doanh nghiệp phát triển. Mặc dù đã đầu tư mạo hiểm vào nhiều ngành sản xuất nhƣng IDG Ventures Vietnam vẫn chƣa đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo.
3.3.6. Vietnam Silicon Valley
Vietnam Silicon Valley (VSV) là Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thành lập từ năm 2013 nhằm hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với mô hình Tổ chức thúc đẩy kinh doanh VSVA (VSV Accelerator). VSVA đã đầu tƣ vốn cho hơn 40 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup), tổ chức đào tạo và kết nối cho nhiều nhà đầu tƣ, cố vấn và sáng lập viên. Từ năm 2014 mô hình thúc đẩy doanh nghiệp (Business Accelerator - BA) đã hỗ trợ hơn 30 nhóm khởi nghiệp.
Năm 2017 Vietnam Silicon Valley Accelerator hợp tác chiến lƣợc với Lotte Accelerator (quy mô quản lý quỹ 85 triệu USD) thúc đẩy thị trường vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Hiện nay tập trung vào các hoạt động khởi nghiệp qua việc cung cấp các hoạt động đào tạo các nhà đầu tƣ về thực tiễn đầu tƣ startup cũng nhƣ các
cơ hội đồng đầu tƣ vào các startup ở giai đoạn mới tốt nhất tại Việt Nam. Bằng các modul bao gồm khối kiến thức nền nhƣ đặc điểm đầu tƣ vào startup nhƣ khởi động khám phá, đặc điểm đầu tư khởi nghiệp, phương pháp luận đầu tư và lợi nhuận mong đợi; đánh giá một giao dịch tốt bao gồm phương pháp đánh giá, quản lý rủi ro, bảng kiểm tra thẩm định và thoái vốn. Mô hình kinh doanh canvas, giá trị gia tăng, phân khúc thị trường mục tiêu, giá trị đổi mới. Đàm phán và quản trị việc chào hàng bao gồm các kỹ năng và thực hành 1 ngày.
VSV đầu tƣ chính vào hoạt động khởi nghiệp và chƣa đầu tƣ vào đổi mới công nghệ do Việt Nam chƣa có chính sách hoàn thiện về đầu tƣ mạo hiểm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
3.3.7. FPT Ventures
Với mong ƣớc biến Việt Nam thành một quốc gia khởi nghiệp nhƣ Israel, FPT đang hợp tác chiến lược với các quỹ và vườn ươm quốc tế để có thể tạo ra một môi trường khởi nghiệp sinh động cho mục tiêu 5.000 công ty công nghệ đến năm 2020.
Quỹ Đầu tƣ mạo biểm FPT Ventures đã hỗ trợ 3 triệu USD/năm cho các khởi nghiệp công nghệ Việt Nam. Ngoài ra FPT với mục tiêu đạt 5.000 công ty công nghệ vào năm 2020 đã hợp tác với các quỹ và vườn ươm quốc tế. Tháng 3/2018 FPT và Dragon Capital Group ký thỏa thuận hợp tác thành lập Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) nhằm đào tạo, đầu tƣ, hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mobile, internet, tài chính .... FPT Ventures hỗ trợ các doanh nghiệp về nguồn vốn, nơi làm việc, các hoạt động cố vấn nhƣ kinh nghiệm mở rộng thị trường, nâng cao năng lực marketing và truyền thông, phát triển quan hệ với các quỹ đầu tư trên thế giới để triển khai sản phẩm trong nước và khu vực.
FPT Ventures quan niệm rằng các khởi nghiệp Việt Nam nên theo quy trình Khởi nghiệp Tinh gọn (Lean Startup) và sẽ đƣợc đầu tƣ và hỗ trợ từ các cố vấn giàu kinh nghiệm của FPT và bên ngoài nằm mục tiêu tạo ra sản phẩm thỏa mãn thị trường Việt Nam, thị trường khu vực và thế giới. FPT Ventures đầu tư chính vào hoạt động khởi nghiệp và chƣa đầu tƣ vào đổi mới công nghệ do Việt Nam chƣa có chính sách hoàn thiện về đầu tƣ mạo hiểm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.
3.3.8. Vingroup
Vingroup định hướng trong 10 năm tới sẽ trở một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ quốc tế. Chiến lƣợc phát triển ba mũi nhọn chính là Công ty VinTech phát triển sản xuất phần mềm, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) và vật liệu mới. Ngoài ra Vingroup thành lập mới Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT), Trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình Silicon Valley và các Quỹ nhƣ Quỹ Đầu tƣ về công nghệ để hợp tác toàn cầu, Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu Khoa học - Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án trong nước, hỗ trợ Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam….
Ngày 21/8/2018, Vingroup thành lập 1 công ty, 2 viện nghiên cứu và 1 Quỹ hỗ trợ trong nước, đồng thời ký với hơn 50 trường Đại học về công nghệ về nguồn nhân lực. Với VinTech City trong thời gian đầu, các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp sẽ đƣợc miễn chi phí thuê văn phòng, giảm 1 phần hoặc toàn bộ các phí khác.
Vingroup sẽ hợp tác hay gọi đầu tƣ từ Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu KH-CN có vốn đầu tƣ là 2.000 tỷ đồng hay từ Quỹ Đầu tƣ mạo hiểm có vốn đầu tƣ là 300 triệu USD.
Hiện nay Việt Nam thu hút rất nhiều quỹ đầu tƣ mạo hiểm trên thế giới nhƣ Quỹ đầu tƣ mạo hiểm Golden Gates của Singapore huy động 100 triệu USD đầu tƣ vào khu vực Đông Nam Á trong những lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán và ứng dụng di động. Công ty này đƣa ra ứng dụng chăm sóc sức khỏe Alodokter của Indonesia và Appota - nền tảng di động với hơn 30 triệu người dùng ở Việt Nam.
Công ty đầu tƣ mạo hiểm Wavemaker Partners đã đầu tƣ quỹ trị giá 66 triệu cho khu vực Đông Nam Á. Công ty NSI Ventures thì đầu tƣ quỹ thứ 2 với 125 triệu USD. Công ty Vertex của Temasek đầu tƣ quỹ thứ 3 cho khu vực Đông Nam Á trị giá 210 triệu USD. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân đa số các vốn đầu tƣ mạo hiểm ở Việt Nam chƣa thực sự hoạt động với đầy đủ chức năng vốn có.
Tóm lại, tình hình đầu tƣ cho thấy chỉ có hoạt động khởi nghiệp đã đƣợc các quỹ đầu tƣ mạnh, còn lãnh vực đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tuy có nhu cầu nhƣng thiếu một chính sách hoàn chỉnh, đầy đủ nên chƣa phát triển. Do đó Việt