Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 132 - 146)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM

3.5. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

3.5.2. Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam

Nhà nước xem cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò và vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thời gian qua, ngành cơ khí

đã tạo sự chuyển biến bước đầu ở một số lĩnh vực như chế tạo thiết bị cơ khí thủy lợi, chế tạo dàn khoan dầu khí, thiết bị thủy điện, chế tạo và cung cấp thiết bị cho các dự án xi măng, đóng tàu, các công trình thiết bị toàn bộ v.v.. Một số cơ quan nghiên cứu - thiết kế và doanh nghiệp sản xuất cơ khí đã từng bước đổi mới, nâng cao năng lực tƣ vấn, thiết kế, chế tạo thiết bị và công nghệ, tham gia thực hiện một số gói thầu của các dự án trọng điểm quốc gia. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành cơ khí chế tạo chƣa phát triển vì các nguyên nhân sau: do tác động của sự “chia cắt” và phân biệt ƣu đãi quá lâu giữa cơ khí quốc doanh và cơ khí dân doanh, cơ khí trung ương và cơ khí địa phương, cơ khí trong nước và cơ khí khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài làm mất đi cơ hội phát triển, liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Với quá trình trên 30 năm công tác trong ngành cơ khí chế tạo quốc doanh từ lãnh vực cơ khí quân giới đến lãnh vực cơ khí công nghiệp và tiêu dùng, tác giả nhận thấy vào thời bao cấp các doanh nghiệp cơ khí nhà nước do phụ thuộc kế hoạch sản xuất chỉ đạo từ các cơ quan chủ quản và phân bổ nguồn ngân sách nên rất thụ động, hàng ngày phải tập trung rất nhiều vào giải quyết các phát sinh trong sản xuất, thời gian họp tại doanh nghiệp và tại cơ quan cấp trên rất nhiều, nói chung các lãnh đạo doanh nghiệp không có điều kiện và nhu cầu tìm hiểu kiến thức về thị trường, ngoài ra còn các vấn đề khác như không chủ động chiến lƣợc kinh doanh, vốn nghiên cứu khoa học rất hạn chế, nguồn nhân lực chất lƣợng không cao, muốn thay đổi công nghệ hay quy trình sản xuất phải xin ý kiến và chờ quyết định của cấp trên nên luôn bị động, khó khăn trong giải quyết các phát sinh về sản xuất, chƣa chú ý đến đổi mới sản phẩm, công nghệ hay hoạt động marketing. Về các doanh nghiệp cơ khí chế tạo tƣ nhân thì bản thân doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn, trình độ quản lý kém, sản phẩm chất lƣợng không cao và tính đa dạng chưa cao, thị trường trong nước quy mô nhỏ, doanh nghiệp thiếu chiến lƣợc phát triển, kinh nghiệm cạnh tranh, phần lớn chỉ tập trung giải quyết khó khăn phát sinh nội tại để duy trì hoạt động nên chƣa quan tâm đến đầu tƣ đổi mới công nghệ. Khi nước ta mở cửa theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì một số doanh nghiệp nhà nước không cạnh tranh được với sản phẩm nước ngoài nên suy yếu dần và giải thể nhƣ ngành sản xuất môtô xe đạp, ngành nhựa dân

dụng, máy nông nghiệp, thủy lợi, v.v... và các cán bộ nhiều kinh nghiệm sản xuất khi nghỉ việc ra ngoài mở các doanh nghiệp cơ khí chế tạo tƣ nhân. Một điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam là sản xuất chƣa tham gia phân công và hợp tác hóa mạnh, khi nhận thấy nhu cầu một loại sản phẩm thì thường tập trung vào sản xuất nên dẫn đến cung vượt cầu và sản phẩm bị chậm tiêu thụ, đôi khi bị thua lỗ nên dần thu hẹp quy mô. Thiếu nghiên cứu thị trường nên chưa định hướng sản xuất theo hướng chuyên môn hóa cao trong chuỗi giá trị sản phẩm để nâng cao hiệu quả. Ngoài ra chính sách Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo thường do các cơ quan nhà nước nghiên cứu ban hành mang tính chủ quan, chưa thực sự hiệu quả, chưa bám sát thực tế nhu cầu thị trường và nguồn vốn hỗ trợ thiếu tính khả thi. Ví dụ nhƣ theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) sau gần 20 năm kể từ khi Chiến lƣợc phát triển ngành cơ khí Việt Nam đƣợc ban hành (năm 2002) với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhƣng kết quả đến hiện nay ngành cơ khí chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng, trình độ công nghệ, thiết bị sản xuất vẫn còn lạc hậu so với thế giới, hàm lƣợng giá trị gia tăng nội địa tạo ra trong ngành rất hạn chế, các doanh nghiệp không tham gia đƣợc vào chuỗi cung toàn cầu, ... quan trọng nhất là chưa tạo được thị trường tiêu thụ sản phẩm, trước hết là thị trường nội địa, Việt Nam chưa có những biện pháp phù hợp để bảo vệ và khai thác thị trường nội địa cho ngành cơ khí trước sự xâm nhập của các sản phẩm nước ngoài khi tham gia hội nhập.

Để rút ngắn sự cách biệt về phát triển ngành cơ khí chế tạo với các nước trong ASEAN, Việt Nam cần học tập chính sách và các mô hình phát triển ngành cơ khí đã thành công tại các nước trong khu vực. Ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, ... chính sách quốc gia thúc đẩy đổi mới công nghệ và khuyến khích chuyên môn hóa sản xuất, mỗi doanh nghiệp nhỏ ngành cơ khí chế tạo chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhƣng có độ chính xác rất cao, chất lƣợng rất ổn định với sự hợp tác trong việc tiêu thụ sản phẩm của nhau trong các clusters, và tham gia công nghệ hỗ trợ cho các ngành sản xuất cho xuất khẩu nhƣ ô tô, xe máy, máy công cụ, máy nông nghiệp, ... nên đã phát triển trong các thập kỷ qua và đã làm nên các con rồng tại Châu Á. Ví dụ về chính sách phát triển công nghiệp trong nước, chúng ta

nên học tập Thái Lan về kinh nghiệm bảo vệ công nghiệp sản xuất ôtô bằng công cụ thuế đƣợc sử dụng triệt để nhƣ nâng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, Cục Phát triển công nghiệp Thái Lan liên tục tạo áp lực để các hãng xe trong nước phải nâng tỷ lệ sản xuất nội địa hóa. Và các ƣu đãi tăng theo thực tế tỉ lệ nội địa hóa. Các doanh nghiệp di dời sản xuất sang Thái Lan sẽ đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm và tại thủ phủ sản xuất xe hơi Rayong, thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc giảm đến 50%.

Thái Lan có sự hiện diện của các hãng xe hàng đầu thế giới nhƣ Toyota, Ford, GM, Honda, Nissan, Isuzu... với khoảng 1.000 nhà máy chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô. Nhờ chính sách này mà ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cơ khí chế tạo Thái Lan phát triển rất mạnh. Hình 3.1 thể hiện quy mô công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Thái Lan và Việt Nam.

Hình 3.1. Quy mô công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Thái Lan - Việt Nam Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI)

Ví dụ Công ty Pongara Condan Polymer ở Ban Bueng, tỉnh Chon Buri sản xuất sản phẩm nhựa, tấm chắn bùn, gioăng, cánh lướt gió, hộp đựng hành lý, ... cho gần 30 hãng xe lớn nhƣ GM Motor, Toyota, Honda, Suzuki, ... mỗi tháng cung cấp ra thị trường hơn 2 triệu sản phẩm phụ tùng gốc, chủ yếu sản xuất theo đơn hàng của các doanh nghiệp và chỉ khoảng 20% sản lượng cho xuất khẩu, trong đó có thị trường Việt Nam. Thị trường sản xuất xe hơi Thái Lan lớn đã thu hút doanh nghiệp Guardian (Khu công nghiệp tỉnh Rayong) sản xuất kính với hơn 50% sản lƣợng sản xuất phục vụ ngành công nghiệp xe hơi. Theo chiến lƣợc phát triển từ năm 2002, Thái Lan đã có kế hoạch 6 năm để trở thành trung tâm sản xuất ôtô "Detroit của châu Á".

Khi hội nhập kinh tế thế giới doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu khi thuế nhập khẩu từ ASEAN đã về 0%, và vài năm nữa là từ các thị trường khác mà Việt Nam có ký hiệp định FTA. Để phát triển đổi mới công nghệ ngành cơ khí chế tạo hiệu quả phải có các chính sách đồng bộ hoàn thiện các tồn tại nhƣ cơ cấu và hạ tầng công nghiệp chƣa đủ để phát triển ngành cơ khí; các ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản nhƣ ngành luyện kim, hóa chất, nhựa, … chƣa đảm bảo đầu vào cho ngành cơ khí. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển rất chậm, năng lực nghiên cứu - thiết kế còn hạn chế. Việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc giao thầu/chỉ định thầu sản phẩm cơ khí trọng điểm, sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước và quản lý các gói thầu EPC chưa nghiêm túc và triệt để, thiếu sự kiểm tra đôn đốc của các cơ quan chức năng, thiếu các chế tài cụ thể. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đề xuất chính sách phù hợp phát triển ngành cơ khí, hơn nữa các chính sách Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí như tín dụng, nghiên cứu khoa học công nghệ, đấu thầu, xây dựng thương hiệu, bảo vệ thị trường, … chưa đủ quy mô kích thích sự phát triển. Nhiều điều kiện kinh doanh trong các chính sách gây khó doanh nghiệp nhƣ vốn ký quỹ khi tham gia đấu thầu, quy định về cơ sở hạ tầng tối thiểu, trình độ nguồn nhân lực, đã tham gia các công trình cấp quốc gia, ... các điều kiện này đã hạn chế rất nhiều cơ hội phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vấn đề hàng nhái, hàng giả tràn lan, hàng rẻ tiền nhập lậu từ nước ngoài, hàng máy móc thiết bị cơ khí second hand từ các nước phát triển đã làm nhiều doanh nghiệp nhỏ ngành cơ khí chế tạo phải dừng sản xuất. Hiện

nay ở Việt Nam đa số doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo có quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn và kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất tiên tiến trong khi nhu cầu thị trường rất lớn và đòi hỏi phải thay đổi sản phẩm, đổi mới công nghệ. Để vươn lên đáp ứng các nhu cầu hội nhập quốc tế, nắm bắt các thời cơ trên thế giới nên có chính sách phù hợp từ sự thay đổi tư duy của các cấp, ngành quản lý Nhà nước; các biện pháp thúc đẩy động lực và ý thức vươn lên của các doanh nghiệp cơ khí nội địa cùng với hoạt động đổi mới công nghệ nhằm chuyên môn hóa, hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất tiên tiến với mức độ tự động hóa cao để sản xuất ra các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Một vấn đề lớn của doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam hiện nay là nguồn vốn đầu tƣ đổi mới công nghệ; một số doanh nghiệp đã tốn nhiều công sức, nghiên cứu rất kỹ các công nghệ cần thiết để nâng cao ƣu thế cạnh tranh với lƣợng vốn đầu tƣ tối thiểu. Nguồn vốn quốc gia hỗ trợ các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo đổi mới công nghệ thì hạn chế về số lƣợng và tỷ lệ, hơn nữa chỉ hỗ trợ một lần (vì nguồn vốn quốc gia hỗ trợ có hạn chế trong khi số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng nhiều).

Chúng ta nên tập trung nghiên cứu, học tập nguyên nhân thành công của một số doanh nghiệp hạt giống nhƣ trong ngành ô tô, tập đoàn lớn nhƣ THACO không những đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Việt Nam mà còn xuất khẩu ra nước ngoài một số linh kiện, phụ tùng nhƣ bộ nhíp, dây điện, kính. Vinfast đã đầu tƣ dây chuyền hiện đại và nhanh chóng đƣa sản phẩm có chất lƣợng cạnh tranh quốc tế.

Theo khảo sát của VCCI thì tỷ lệ vay vốn đƣợc từ ngân hàng Việt Nam là 76% cho doanh nghiệp lớn, cho doanh nghiệp vừa là 72%, doanh nghiệp nhỏ là 60% và doanh nghiệp siêu nhỏ khoảng 38%. Đề tài nghiên cứu có tên “Chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp cơ khí chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh)” so với đề tài nghiên cứu có tên “Chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp thì phạm vi tác động hẹp hơn. Ngành cơ khí chế tạo có những đặc điểm của rất khác biệt và khó khăn hơn các ngành sản xuất khác trong quá trình đầu tƣ kinh doanh cũng nhƣ đổi mới công nghệ. Do đó khi hoạch định chính sách trong nghiên cứu này cần chú ý các đặc điểm để đề xuất các công cụ thích

hợp và khi chính sách thỏa mãn những điều kiện khó khăn hơn của ngành cơ khí chế tạo thì cũng thỏa mãn các ngành sản xuất khác ít khó khăn hơn.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng năm 2012 ngành cơ khí chế tạo đầu tƣ cho hoạt động R&D, đổi mới công nghệ đa số từ nguồn ngân sách nhà nước, chiếm từ 1,5 đến 3% so với tổng mức đầu tư cho KH&CN. Năm 2013, ngân sách nhà nước chi khoảng 24,2 triệu USD cho hoạt động R&D và đổi mới công nghệ của ngành cơ khí chế tạo. Mức chi này rất thấp không đáp ứng nhu cầu phát triển ngành cơ khí chế tạo, hơn nữa đầu tƣ dàn trải nên hiệu quả không cao; ngoài ra vốn đầu tƣ ngoài ngân sách còn thấp, chỉ đạt khoảng 25%

đầu tƣ bằng ngân sách (năm 2013 khoảng 6,05 triệu USD). Tốc độ đổi mới công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2012 đạt 9,7% và còn rất thấp so với các nước phát triển. Theo Bộ Công Thương qua 10 năm giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 3,5 lần với tỷ trọng đóng góp vào GDP khoảng 31-32%, đạt hạng nhất cho ngân sách Nhà nước. Hiện nay ngành cơ khí Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế (trừ FDI) vẫn đang tổ chức sản xuất ở trình độ kém. Chi tiết sản phẩm cơ khí Việt Nam có 39,3% là công nghệ thấp, 48% là công nghệ trung bình, 12% công nghệ tương đối tốt chủ yếu là của các doanh nghiệp FDI. Máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ so với mức trung bình thế giới. Theo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ đa số vốn đầu tư đổi mới công nghệ dưới 10 tỷ đồng với trình độ công nghệ thiết bị trung bình tiên tiến. Đa số chủ yếu đầu tƣ cải tiến, hoàn thiện công nghệ, ít có đầu tƣ đổi mới công nghệ hoàn toàn. Trong ngành công nghiệp, tỷ lệ công nghệ tự động hóa khoảng 1,9%, bán tự động khoảng 19,6%, cơ khí hóa 26,6%, bán cơ khí hóa 35,7% và thủ công 16,2%. Nhu cầu đổi mới công nghệ ngành cơ khí chế tạo phục vụ phát triển thị trường rất lớn như lĩnh vực thiết kế, chế tạo các máy công cụ sản xuất; công nghệ hỗ trợ ngành ô tô, xe máy; máy móc ngành giao thông; thiết bị phụ tùng trong khai thác dầu khí; thiết bị ngành năng lƣợng điện; gia công chính xác và chế tạo robot công nghiệp nâng cao năng suất các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhƣ nuôi trồng thủy sản, dệt may, giày dép, đồ dùng bằng gỗ, ... Hạn chế chính là từ khả năng huy động các nguồn lực cho R&D, đổi mới công nghệ (đặc biệt là con người, tài chính). Thông tin từ Bộ Công Thương doanh nghiệp cơ khí

Việt Nam chủ yếu gia công, chưa có sản phẩm hoàn chỉnh mang thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo nói riêng trong Bảng 3.6. Mục đích đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam nhƣ sau:

Bảng 3.6. Mục đích đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam %

Đa dạng hóa sản phẩm 23

Cải thiện chất lƣợng sản phẩm 55

Nâng cao năng lực sản xuất 25

Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM) (2013), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam

Kết quả khảo sát 150 doanh nghiệp các tỉnh phía Nam trong Chương trình đổi mới sáng tạo Việt Nam-Phần Lan có 20 doanh nghiệp (chiếm 40%) trong 50 doanh nghiệp ngành cơ khí tham gia khảo sát đã có bộ phận R&D và 6 doanh nghiệp đã thành lập Quỹ phát triển KH&CN.

Một nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu và cộng sự (2015) có tên Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp thì mục đích hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo trong Bảng 3.7. nhƣ sau:

Bảng 3.7. Các hoạt động đổi mới công nghệ ngành cơ khí chế tạo Việt Nam Các hoạt động đổi mới công nghệ Điểm trung

bình*

Độ lệch chuẩn

Cải tiến/đầu tƣ dây chuyền sản xuất 3,07 0,912

Nghiên cứu triển khai sản phẩm mới/qui trình mới 3,50 0,831 Nâng cao năng lực nguồn nhân lực phục vụ cho

đổi mới công nghệ 3,48 1,079

Tái cơ cấu tổ chức bộ máy phục vụ cho đổi mới

công nghệ 3,25 0,694

* Sử dụng thang đo Likert 5

Nguồn: Nguyễn Trọng Hiếu và cộng sự (2015), Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 132 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)