Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 146 - 149)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM

3.5. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

3.5.3. Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có đóng góp nhiều nhất vào ngân sách quốc gia và cũng có những gói hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí theo Quyết định số 15 ngày 16/3/2017 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung quy định hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ, sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ: doanh nghiệp trong nước thuộc 4 ngành trọng yếu (cơ khí, hóa chất nhựa - cao su, chế biến lương thực thực phẩm, điện tử - công nghệ thông tin) đầu tư phát triển đổi mới công nghệ đƣợc hỗ trợ vốn vay ƣu đãi lên đến 200 tỷ đồng/dự án với lãi suất hỗ trợ theo thực tế nhƣng không quá mức lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng bình quân của 4 ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (bao gồm VietinBank, BIDV, Agribank, Vietcombank). Tuy nhiên khi khảo sát bằng phỏng vấn sâu các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh thì điều kiện quỹ này không thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo vì vướng các quy định về tài sản, quy mô sản xuất lớn để có tài sản đảm bảo, ngoài ra đơn vị đã sản xuất sản phẩm có lƣợng sản phẩm tiêu thụ ổn định trong khi đó thì hoạt động đổi mới công nghệ chƣa thể đƣợc xem là có đầu ra ổn định nên gói hỗ trợ vốn này chỉ phù hợp doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo quy mô lớn, có đầu ra ổn định còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo khó tiếp cận. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo đã kiến nghị nhiều lần, nhiều năm với UBND thành phố Hồ Chí Minh trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo chỉ đƣợc biết rằng cơ chế tài chính đều thống nhất chung và cần thời gian để tháo gỡ. Do tiếp cận được các nhu cầu thị trường nên đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo thành phố Hồ Chí Minh phát triển tốt và

đã tạo ra một số sản phẩm cơ khí tiêu biểu, có khả năng tham gia chuỗi cung ứng trong nước và ngoài nước, như sản phẩm cơ khí khuôn mẫu, cơ khí công nghệ cao, máy móc thiết bị, phụ tùng ngành nông nghiệp …nhƣ một số doanh nghiệp điển hình Công ty cơ khí HTMP chuyên làm khuôn đã nhập đƣợc vào chuỗi cung toàn cầu. Công ty công nghiệp Trí Cường chuyên làm thiết bị tự động phục vụ xuất khẩu. Công ty cổ phần công nghệ Đức Trung đã nghiên cứu hoàn thiện thiết kế và đổi mới công nghệ chế tạo đồ gá hàn khung đầu, sườn xe ô tô con, làm chủ được công nghệ chế tạo jig và đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ thị trường trong và ngoài nước. Công ty Tiến Tuấn xuất khẩu máy sản xuất bao bì dược phẩm khắp thế giới đến những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu. Công ty Vinalift đã tập trung đổi mới ba yếu tố chính là phần mềm thiết kế chuyên dụng cho thiết bị nâng giúp giảm thời gian thiết kế và thiết kế tối ƣu; máy móc gia công cơ khí chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế; và thiết bị đo để có cơ sở kiểm tra chính xác quá trình sản xuất và chất lƣợng sản phẩm sau chế tạo và sản phẩm đã đƣợc nhiều nước tiên tiến trên thế giới đặt hàng. Công ty Bùi Văn Ngọ nổi tiếng với các loại máy nông nghiệp, máy xay xát cạnh tranh với nhiều loại máy từ Nhật, Hàn, Trung Quốc để xuất sang các nước châu Phi, châu Á khác, v.v … ngoài ra một số doanh nghiệp điển hình khác nằm trong danh sách doanh nghiệp đƣợc tác giả phỏng vấn sâu. Ngành cơ khí đã có những đóng góp quan trọng vào kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành cơ khí năm 2015 tăng 12,3%, năm 2016 tăng 7,98%, năm 2017 tăng 2,37%, năm 2018 tăng 7,6%, năm 2019 tăng 7,8%. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng ngành cơ khí tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm tỷ trọng 28,65%

trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố.

Hiện nay tương tự tình hình trong cả nước, các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh đa số là nhỏ và vừa nhƣng do tài sản thế chấp nhỏ, dự án đổi mới công nghệ có tiềm ẩn nhiều rủi ro, quản lý chƣa chặt chẽ nên khó tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước. Ngoài ra vấn đề quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn nhiều bất cập về tài chánh nên hoạt

động gặp khó khăn do thiếu vốn, quy mô nhỏ, doanh thu thấp nên không thể tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, công tác phát triển sản phẩm, thị trường rất hạn chế.

Để kích thích đổi mới trong ngành cơ khí chế tạo, năm 2020 UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành đề án Phát triển doanh nghiệp và sản phẩm cơ khí – tự động hóa TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030 với quan điểm phát triển doanh nghiệp và sản phẩm cơ khí – tự động hóa TP.HCM phù hợp với quy hoạch phát triển chung của công nghiệp thành phố, gắn với cơ khí và công nghiệp của vùng và cả nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trong đó chỉ hỗ trợ tập trung, lựa chọn những sản phẩm hay nhóm sản phẩm cụ thể để tạo động lực phát triển những sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển chung của ngành cơ khí – tự động hóa.

Ngoài ra, đề án có mục tiêu tăng dần tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp cơ khí chế tạo TP.HCM không dừng lại ở trình độ gia công, lắp ráp, chế tạo các thiết bị, máy móc cỡ nhỏ, giá trị gia tăng thấp mà hướng tới phát triển những sản phẩm có thế mạnh và có thị trường tiêu thụ lớn. Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm thuộc ngành cơ khí gồm: cơ khí chế tạo khuôn mẫu; sản phẩm cơ khí xây dựng; sản phẩm phục vụ lĩnh vực hàng hải; máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, chế biến thực phẩm; xử lý bề mặt (xi – mạ với công nghệ hiện đại không gây ô nhiễm môi trường); linh kiện – thiết bị phục vụ ngành lắp ráp, chế tạo ô tô, xe máy; rèn, đúc (ứng dụng công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm); sản xuất linh kiện, chi tiết máy phục vụ cho lắp ráp chế tạo sản phẩm điện gia dụng; sản xuất các dụng cụ cầm tay.

Để đề án phù hợp với thực tiễn, lãnh đạo TP.HCM giao Hội doanh nghiệp Cơ khí – điện TP.HCM thực hiện các hoạt động nhƣ: Xác định sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm chủ lực của ngành cơ khí – tự động hóa cần tập trung phát triển, xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành cơ khí – tự động hóa Thành phố; Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, hỗ trợ sản xuất cho ngành cơ khí – tự động hóa; Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, kết nối doanh nghiệp với ngân hàng; Bảo vệ thị trường nội địa; Xúc tiến đầu tư – tìm kiếm thị trường; Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cơ khí; Tổ chức tƣ vấn chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ; Giải pháp bảo vệ môi trường; Giải pháp về mặt bằng sản xuất …

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)