Các công trình khoa học đã công bố ở trong nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Mối quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới công nghệ

1.2.2. Các công trình khoa học đã công bố ở trong nước

Các giải pháp về chính sách quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣợc trình bày trong nghiên cứu

“Phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam” đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam. Khó khăn nhƣ bất cập từ thực trạng nền kinh tế, các yếu tố thị trường, quan điểm chính phủ, kỳ vọng của quỹ đầu tƣ và về vai trò các doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng nêu thực trạng khó khăn khi vay vốn của doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động kinh doanh của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm; triển vọng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tƣ công nghệ cao tại Việt Nam và vai trò vốn đầu tƣ mạo hiểm đối với hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về phía doanh nghiệp nhƣ: nâng cao năng lực lãnh đạo, chủ động và chuyên nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn mạo hiểm, định hướng

chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, xây dựng khung quản trị doanh nghiệp hiện đại, minh bạch tài chính, thiết lập dự án đáp ứng yêu cầu nhà đầu tƣ. Giải pháp từ phía chính phủ nhƣ thành lập hiệp hội vốn đầu tƣ mạo hiểm quốc gia, thành lập quỹ đầu tƣ mạo hiểm vốn ngân sách, cho vay ƣu đãi đối với hoạt động đầu tƣ vốn mạo hiểm, ƣu đãi về thuế cho hoạt động đầu tƣ vốn mạo hiểm vào đổi mới công nghệ, chính sách đối ngoại ổn định lâu dài. [Trần thị Thanh Giang; 2010].

Quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm và công nghệ cao đƣợc nghiên cứu trong đề tài

“Thu hút vốn đầu tƣ mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao tại Việt Nam” đƣợc trình bày qua các quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển công nghệ cao;

những hạn chế, khó khăn của doanh nghiệp công nghệ cao khi vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và tham gia thị trường chứng khoán. Nghiên cứu cũng đưa ra các yếu tố về quỹ đầu tƣ mạo hiểm cho hoạt động công nghệ cao nhƣ mô hình hoạt động của quỹ; mục tiêu và lĩnh vực đầu tư; cấu trúc; phương thức điều hành; quy trình hoạt động của quỹ và các giải pháp thu hút vốn đầu tƣ mạo hiểm cho hoạt động công nghệ cao. Các giải pháp trong chính sách nhƣ xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ; sự nhất quán về chính sách quỹ đầu tƣ mạo hiểm cho hoạt động công nghệ cao; nâng cao hiệu quả kênh thoái vốn của quỹ đầu tƣ mạo hiểm.

[Nguyễn Quốc Dân; 2012].

Nghiên cứu các yếu tố khung chính sách đổi mới công nghệ đƣợc trình bày trong đề tài “Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ:

nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nộiđã chỉ ra các yếu tố là năng lực công nghệ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, năng lực tài chính và việc vận dụng, thực hiện hiệu quả các chính sách Nhà nước. Ngoài ra các yếu tố từ chính sách nhà nước thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ như hoạch định phát triển kinh tế, tổ chức thực thi chính sách và sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng chính sách, bối cảnh nền kinh tế và thực trạng hiệu quả các chính sách. Kết quả nghiên cứu đã đƣa ra các khuyến nghị là xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành, cảnh báo doanh nghiệp khi lựa chọn và sử dụng công nghệ phải đáp ứng quy định pháp luật, thực hiện dự báo công nghệ và tư vấn định hướng phát triển công nghệ cho doanh nghiệp. Cần thành lập một đơn vị độc lập trực thuộc Chính phủ

quản lý điều phối hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp để kết nối các bộ, ban ngành hiệu quả; ban hành quy định thúc đẩy thành lập các đơn vị cho thuê tài chính và quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp; thành lập các tổ chức thẩm định độc lập có uy tín để đánh giá các dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và giúp các tổ chức tín dụng xác định có cơ sở và tương đối chính xác lượng tiền cần vay, thời gian vay và lãi vay. Xây dựng cơ sở dữ liệu trên internet về thông tin nhu cầu đổi mới công nghệ và khả năng chuyển giao công nghệ nhằm kết nối các doanh nghiệp. Xác định cách tính hiệu quả của ƣu đãi thuế để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ, thiết lập kênh thông tin hai chiều thường xuyên giữa cơ quan thuế nhà nước và doanh nghiệp để phát huy các chính sách hỗ trợ về thuế (thí điểm các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội). [Nguyễn Hữu Xuyên; 2013].

Các yếu tố tác động đổi mới công nghệ đƣợc nghiên cứu trong chuyên đề “Các yếu tố tác động đến hoạt động đổi mới, cải tiến của doanh nghiệp công nghiệp điện tử thành phố Hồ Chí Minh”. Dựa vào dữ liệu của Tổng cục Thống kê về khảo sát các doanh nghiệp giai đoạn 2007 - 2013 và phân tích đƣa ra khuyến nghị các doanh nghiệp như sau: cần xác định chiến lược sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường để phát triển hoạt động sản xuất; triển khai chương trình hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để đào tạo nguồn nhân lực, cập nhật kiến thức kỹ thuật mới trong ngành; thường xuyên tham quan để cập nhật kỹ năng tiếp nhận và khai thác công nghệ, kinh nghiệm vận hành máy móc và thiết bị mới, qui trình sản xuất tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại nhằm phát triển khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; định hướng phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về nghiên cứu, thiết kế và phát triển công nghệ mới; thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường biện pháp thu hút FDI vào các ngành công nghiệp ƣu tiên và mũi nhọn; ƣu tiên thu hút FDI đầu tƣ công nghệ hiện đại sản xuất thành phẩm có giá trị gia tăng cao. [Huỳnh Thế Nguyễn; 2015].

Tương tự ta có nghiên cứu “Nhân tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp cơ điện tử Hà Nội”. Kết quả xác định mối quan hệ giữa các yếu tố là nguồn nhân lực, các quan hệ liên kết, các hỗ trợ của chính phủ với thực trạng hoạt

động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cơ điện tử Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố chịu tác động lớn nhất là đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình, sau đó là đổi mới sáng tạo trong quản lý và cuối cùng là đổi mới sáng tạo về marketing.

Nghiên cứu đƣa ra khuyến nghị hoàn thiện khung chính sách nhƣ sau: khuyến khích, tăng cường đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp bao gồm đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp, hoàn thiện cấu trúc, tổ chức doanh nghiệp phù hợp mô hình quản lý mới; thúc đẩy nghiên cứu - ứng dụng và tăng cường mối quan hệ liên kết trong nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư tài chính và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và đổi mới văn hóa trong các doanh nghiệp, quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới doanh nghiệp; chuyển đổi hiệu quả các tổ chức R&D công sang mô hình doanh nghiệp khoa học công nghệ đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa và thực hiện đổi mới hệ thống quản lý đạt hiệu quả kinh tế để tiến đến mô hình tự chủ tài chính toàn diện.

[Trần Thị Hồng Việt; 2015].

Tác động của đầu tƣ mạo hiểm đƣợc thể hiện trong nghiên cứu “Phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm và khởi nghiệp tại Việt Nam”. Kết quả từ xu hướng hội nhập trên thế giới tạo cơ hội phát triển kinh tế nhƣng đồng hành nhiều rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao ưu thế cạnh tranh. Đáp ứng nhu cầu thị trường về công nghệ, nhiều doanh nghiệp khoa học công nghệ ra đời, các đơn vị khởi nghiệp mới, các hoạt động đổi mới công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi vốn đầu tƣ. Tuy nhiên ở các nước khác cũng như ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số nhưng do hạn chế về tài sản thế chấp, kỹ năng quản lý nên khó tiếp cận nguồn vốn từ phía các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. [Phạm Duy Hiếu; 2016].

Nhu cầu vốn cho đổi mới công nghệ đƣợc nghiên cứu trong đề tài “Quỹ đầu tƣ mạo hiểm: Nguồn tài chính đổi mới công nghệ ngành cơ khí nông nghiệp”. Kết quả nghiên cứu xác định đổi mới công nghệ đƣa đến các sản phẩm mới ƣu việt và cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong lãnh vực máy nông nghiệp. Các doanh nghiệp cần nguồn tài chính để đầu tƣ đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Qua phương pháp so sánh và tổng hợp các ưu điểm và tồn tại của nguồn ngân sách quốc gia và xu hướng phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế

giới. Kết luận quỹ đầu tƣ mạo hiểm có tính chất và mục tiêu phù hợp với nguồn vốn đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất máy nông nghiệp nói riêng. Nhà nước cần ban hành chính sách thúc đẩy gia tăng quỹ đầu tư mạo hiểm làm nguồn vốn phát triển kinh tế. [Phạm Duy Hiếu; 2017].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)