CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM
3.5. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
3.5.1. Hoạt động đổi mới công nghệ
Báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM), Tổng cục Thống kê (GSO) và Trường Đại học Copenhagen (UoC- Đan Mạch)từ kết quả khảo sát hơn 8.000 doanh nghiệp Việt Nam trong 4 năm cho thấy các doanh nghiệp biết các lợi ích đổi mới công nghệ nhƣng vì khó khăn nhƣ thiếu vốn đầu tƣ, máy móc thiết bị quá cũ, lao động thiếu kỹ năng, bất cập về cơ sở hạ tầng, giao thông và thông tin liên lạc. [Trung tâm Thông tin - Tƣ liệu, CIEM, 2015] Vì vậy hơn 90% doanh nghiệp được khảo sát chưa thể cải tiến công nghệ và môi trường sản xuất kinh doanh còn khó khăn. “Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào vốn chủ sở hữu để cải tiến công nghệ điều đó cho thấy khả năng đầu tư của doanh nghiệp bị hạn chế nguồn vốn có sẵn ví dụ như lợi nhuận giữ lại”. Theo Tổng cục thống kê, giai đoạn 2015 - 2016 doanh nghiệp đầu tƣ cho KH&CN khoảng 1% GDP, đầu tƣ đổi mới công nghệ chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển và chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn. Khu vực tƣ nhân, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa có hoạt động R&D.
Việt Nam càng gia nhập sâu rộng kinh tế thế giới, mức độ mở cửa cao sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên nếu sản phẩm không đủ sức cạnh tranh sẽ bị mất thị trường. Để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất, năng suất chất lƣợng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Nắm chắc thực trạng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ và Bộ KH&CN coi trọng việc thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp qua việc hình thành các Quỹ phát triển KH&CN, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, các Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ từ quy mô quốc gia đến quy mô địa phương, các chương trình quốc gia thuộc các Bộ, ngành. Tuy nhiên, Bộ KH&CN đánh giá hoạt động hỗ trợ đổi mới công nghệ từ các Bộ, ngành, địa phương đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi và cũng có không ít khó khăn khi áp dụng thực tiễn nhƣ việc phối kết hợp giữa ba nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học). Hơn nữa năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới nên cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong các cơ chế thúc đẩy và tháo gỡ khó khăn, hạn chế những rủi ro khi đổi mới công nghệ. Từ kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại 2.000 doanh nghiệp, thống kê 35% đơn vị ứng dụng công nghệ đã tăng năng suất lao động từ 1,7 - 2 lần. Ví dụ Công ty CP ôtô Trường Hải (Thaco) có dự án “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe khách giường nằm cao cấp mang thương hiệu Việt Nam” đã sản xuất hoàn chỉnh ôtô khách với chất lượng nội thất tương đương Hàn Quốc với giá thành khoảng 50 - 60%, tỷ lệ nội địa hóa đạt 61%, xe khách giường nằm cao cấp chiếm hơn 85% thị phần trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Công ty CP Traphaco đầu tƣ 477 tỷ đồng vào nhà máy sản xuất tân dƣợc hiện đại nhất Việt Nam hoàn toàn ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa tại tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra Việt nam có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khác như Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 tập trung phát triển về số lƣợng và chất lƣợng doanh nghiệp, nhân lực quản lý doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ. Một trong những giải pháp của Chương trình là tạo điều
kiện để doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài phát triển công nghệ. Mục tiêu đổi mới công nghệ quốc gia đƣợc trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Mục tiêu đổi mới công nghệ quốc gia
Stt Đến năm 2015 Đến năm 2020
1
Số lƣợng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 10%/năm.
Số lƣợng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2
100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ đƣợc công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm.
100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ và tạo ra đƣợc công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm.
3
30.000 kỹ sƣ, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
80.000 kỹ sƣ, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
4
Hình thành ít nhất một mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại mỗi vùng sinh thái.
Hình thành các nhóm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phù hợp với từng địa bàn, một số mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại các tỉnh trong mỗi vùng sinh thái.
Nguồn: Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN (2018), Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Hiện nay trên thế giới, để đánh giá kết quả đổi mới quốc gia người ta sử dụng Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (Global Innovation Index - GII), GII cung cấp các số liệu chi tiết về hiệu suất đổi mới của 131 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, bằng việc đánh giá 80 chỉ số thể hiện quy mô về đổi mới, bao gồm môi trường chính trị, giáo dục, cơ sở hạ tầng và sự tinh vi trong kinh doanh. Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII)
không chỉ đơn thuần là phát triển các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn liên quan đến việc phát triển các quy trình và mô hình kinh doanh mới trên tất cả các ngành mà các quốc gia cần xem xét cách tham gia và đóng góp tốt nhất vào nền kinh tế đổi mới toàn cầu. Chính sách đổi mới của các nền kinh tế phải tập hợp các nguyên tắc mà các quốc gia phải tuân theo đạt hiệu quả, tối đa hóa lợi thế đổi mới nhƣ sau:
Nguyên tắc 1: Chính sách đổi mới nên tập trung vào việc tối đa hóa sự đổi mới trong tất cả các ngành;
Nguyên tắc 2: Chính sách đổi mới phải hỗ trợ tất cả các loại và giai đoạn đổi mới;
Nguyên tắc 3: Kích hoạt sự gián đoạn và phá hủy quảng cáo;
Nguyên tắc 4: Giữ giá nhập khẩu tƣ liệu sản xuất, đặc biệt là nhập khẩu ICT, ở mức thấp;
Nguyên tắc 5: Hỗ trợ tạo ra các đầu vào đổi mới chính;
Nguyên tắc 6: Xây dựng chiến lƣợc đổi mới và năng suất quốc gia và các tổ chức hỗ trợ. [Robert D. Atkinson and Stephen Ezell; 2015]
Từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã dùng chỉ số GII nhƣ một công cụ đánh giá hiệu quả quản lý điều hành và đã chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện cải thiện chỉ số.
Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp nhận đƣợc nhiều kết quả đầu ra hơn so với đầu vào đổi mới. Nó tiếp tục đạt điểm trên trung bình cho nhóm thu nhập của mình trong tất cả bảy lĩnh vực GII, và có điểm về mức độ tinh vi của Thị trường và Kinh doanh, cũng như ở cả hai trụ cột sản lượng, thậm chí còn trên mức trung bình đối với nhóm thu nhập trung bình trên.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) vừa công bố Việt Nam xếp thứ 42 trong số 131 nền kinh tế, năm thứ hai liên tiếp, trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII) năm 2020. Trong các nền kinh tế có tiến bộ đáng kể nhất trong xếp hạng đổi mới GII theo thời gian, Việt Nam đứng đầu trong số 29 quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thứ ba ở Đông Nam Á, sau Singapore (thứ tám) và Malaysia (thứ 33) [Cornell University, INSEAD, and WIPO; 2020].
Bảng 3.5. Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII) của một số quốc gia ASEAN
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Việt Nam 52 59 47 49 42
Brunei - - 71 67 71
Campuchia 91 95 101 98 98
Indonesia 97 88 87 85 85
Malaysia 32 35 37 35 35
Myanma 138 - - - -
Philippines 83 74 73 73 54
Singapore 7 6 7 5 8
Thailand 55 52 51 44 43
Nguồn: tác giả tổng hợp từ WIPO
Ngoài ra trên thế giới còn Chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI 4.0 (Global Competitive Index - GCI) bao gồm chi tiết các yếu tố thúc đẩy năng suất, tăng trưởng và phát triển con người trong xu hướng Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
GCI 4.0 là kết quả tổng hợp 103 chỉ số riêng lẻ đƣợc trích từ sự kết hợp dữ liệu của các tổ chức quốc tế cũng nhƣ từ Khảo sát ý kiến điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Các chỉ số đƣợc sắp xếp thành 12 „trụ cột‟ là Thể chế; Cơ sở hạ tầng; Áp dụng công nghệ thông tin; Kinh tế vĩ mô ổn định; Sức khỏe; Kỹ năng; Thị trường sản phẩm; Thị trường lao động; Hệ thống tài chính; Quy mô thị trường; Sự năng động trong kinh doanh và Khả năng đổi mới.
Đến năm 2019 GCI 4.0 bao gồm thông tin của 141 nền kinh tế, chiếm 99% GDP của thế giới và Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu đưa ra các hướng dẫn về tăng trưởng kinh tế và một chuyên đề báo cáo việc khám phá quan hệ giữa khả năng cạnh tranh, sự thịnh vượng chung và tính bền vững của môi trường. Điều này thể hiện không có sự mâu thuẫn và đánh đổi cố hữu giữa tăng năng lực cạnh tranh và bình đẳng xã hội, môi trường bền vững [Klaus Schwab; 2019].