Lý thuyết hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 104 - 108)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP

2.6. Chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm

2.7.4. Lý thuyết hoạch định chính sách

Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách. Quy trình hoạch định chính sách (Policy making process) hay còn gọi là quy trình chính sách hoặc chu trình chính sách (policy cycle), mô tả quá trình hình thành, phát triển của chính sách công, cùng với vai trò và mối quan

hệ của các chủ thể tham gia. Do sự khác biệt thể chế chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước giữa các quốc gia nên quy trình chính sách không đồng nhất.

Quá trình chính sách thường bao gồm các giai đoạn chính theo thứ tự sau: lập chương trình nghị sự; hình thành chính sách; thông qua chính sách; thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Có thể phân chia giai đoạn chính thành các giai đoạn nhỏ hơn, thêm một số phân tích hay hành động nhƣ: Xác định vấn đề, điều chỉnh chính sách (thay đổi chính sách), kết thúc chính sách. Một số giai đoạn chính trong một quá trình hoạch định chính sách nhƣ sau:

- Lập chương trình nghị sự: Các cá nhân và cơ quan chức năng tham gia làm chính sách trình vấn đề công để thảo luận và xem xét đưa vào chương trình chính thức. Có nhiều vấn đề chính sách dễ được đưa vào chương trình nghị sự nhưng có những vấn đề khác lại bị kéo dài. Trước khi ban hành một chính sách để giải quyết một vấn đề thì vấn đề phải tồn tại và tạo đƣợc sự chú ý, quan tâm của chính phủ.

Nếu không có chính sách thì xã hội hay quốc gia có thể bị thiệt hại, mất mát hay rủi ro về một mặt nào đó. Một số tác giả phân biệt chương trình thảo luận và chương trình nghị sự.

• Chương trình thảo luận, hoặc chương trình nghị sự công cộng, bao gồm các vấn đề đã rõ ràng và là chủ đề thảo luận.

• Chương trình quyết định, hoặc chương trình nghị sự chính thức, bao gồm danh sách các vấn đề mà chính phủ đã quyết định giải quyết.

- Hình thành chính sách: Chính thức đề xuất các phương án, giải pháp để giải quyết vấn đề chính sách. Giải pháp đề xuất chính sách có thể dạng dự thảo các quy định pháp lý của chính phủ, tòa án hoặc dự luật của Quốc hội. Hoạt động này bao gồm việc xác định mục tiêu và các công cụ bao gồm luật pháp, chế tài, quy định, thuế và trợ cấp để thay đổi hành vi đối tượng thụ hưởng vì lợi ích của công chúng qua việc kết hợp các giải pháp chung là thúc đẩy, hạn chế và không can thiệp một số hoạt động cụ thể để hình thành các giải pháp cụ thể về ƣu đãi đầu tƣ, các hỗ trợ từ chính phủ, cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan. Những thành viên trong xã hội tham gia vào việc xây dựng chính sách đƣợc gọi là các tác nhân của chính sách. Hoạt động xây dựng chính sách công là một giai đoạn quyết định trong việc tạo ra hiệu

quả chính sách bao gồm việc xây dựng các mục tiêu, các ƣu tiên, các giải pháp lựa chọn, chi phí và lợi ích của từng lựa chọn, tác động của từng giải pháp đƣợc lựa chọn. Trong giai đoạn này, cơ quan hành chính nhà nước có liên quan kiểm tra việc lựa chọn các giải pháp chính sách khác nhau dựa trên tính khả thi. Lúc này các tác nhân sẽ liên minh và thông qua các chiến dịch vận động hành lang nhằm có đƣợc sự ƣu tiên về quyền lợi trong chính sách.

- Thông qua chính sách: Thông qua là giai đoạn mà cấp quản lý liên quan đƣa ra các quyết định ủng hộ hay thay thế, hủy bỏ một hoặc nhiều cách tiếp cận để giải quyết một vấn đề trong chính sách. Sau khi tất cả các vấn đề liên quan đã chọn lựa đƣợc nhất trí thông qua thì sau đó cơ quan chức năng sẽ ban hành chính sách. Chính sách đƣợc chính thức thông qua bởi đa số, hay đƣợc hợp pháp hóa bởi Quốc hội, Chính phủ và Tòa án trong phạm vi luật định.

- Thực thi chính sách: Sau khi đƣợc thông qua chính sách công sẽ đƣợc chuyển đến cơ quan hành pháp để triển khai thực hiện và thực sự tác động đến xã hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Để khách quan thì việc thực hiện chính sách sẽ do các tổ chức không phải các tổ chức đã xây dựng và thông qua chính sách (tránh hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi). Ở các nước tư bản thường phân chia ra lãnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp (tương ứng các hoạt động soạn thảo, thi hành và kiểm tra việc hoạch định chính sách trong một quốc gia). Quá trình thực hiện thường xảy ra các khác biệt, lệch định hướng ban đầu của chính sách và thể hiện hiệu quả của một chính sách trong việc giải quyết vấn đề đã phát hiện trong chương trình nghị sự.

- Đánh giá chính sách: Các đơn vị chức năng xác định việc đáp ứng yêu cầu, tuân thủ quy định pháp lý của các cơ quan thực thi chính sách và việc đạt đƣợc các mục tiêu của chính sách. Việc đánh giá sẽ đo lường các kết quả từ việc thực hiện chính sách và so sánh nó với các kỳ vọng ban đầu đƣợc quy định trong chính sách.

Quy trình hoạch định chính sách là một quá trình liên tục và việc “kết thúc” một chính sách thường là khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới với các vấn đề công mới phát sinh nên quy trình chính sách thể hiện bằng một vòng tròn [P.A.Sabatier; 2007].

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã trình bày các khái niệm làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu bao gồm Cơ sở lý luận về đổi mới công nghệ bao gồm khái niệm đổi mới, khái niệm đổi mới công nghệ, các yếu tố tác động đến hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, tổng quan ngành cơ khí chế tạo và doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Về cơ sở lý luận về đầu tƣ mạo hiểm bao gồm khái niệm đầu tƣ mạo hiểm, các đặc tính của vốn đầu tƣ mạo hiểm, khái niệm quỹ đầu tƣ mạo hiểm, đặc điểm và vai trò quỹ đầu tƣ mạo hiểm, các yếu tố tác động đến việc hình thành quỹ đầu tƣ mạo hiểm, các loại quỹ đầu tƣ mạo hiểm, quan hệ giữa đầu tƣ mạo hiểm và đổi mới công nghệ, mối quan hệ giữa phát triển các quỹ đầu tƣ mạo hiểm và thúc đẩy đổi mới công nghệ bao gồm các quan điểm đồng nhất, các quan điểm bổ sung và các quan điểm trái chiều, mô hình liên doanh phù hợp giữa quỹ đầu tƣ mạo hiểm và doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ ở Việt Nam. Về chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ bao gồm khái niệm chính sách, đặc điểm của chính sách, cấu trúc của chính sách, khung chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm và các chính sách khác, chuẩn mực phân tích đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách, tiêu chí đánh giá chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, khung phân tích chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và các lý thuyết liên quan nhƣ lý thuyết cung cầu, lý thuyết hệ thống, lý thuyết phân tích chính sách và lý thuyết hoạch định chính sách.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)