CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
2.3. Cơ sở lý luận về đầu tƣ mạo hiểm
2.3.7. Các loại quỹ đầu tư mạo hiểm
Từ mô hình quỹ đầu tƣ mạo hiểm ban đầu trên thế giới đã phát triển nhiều biến thể khác. Căn cứ vào tiêu chí phân loại có thể chia ra nhƣ sau:
2.3.7.1. Căn cứ vào nguồn gốc sở hữu của vốn đầu tư - Quỹ đầu tƣ tƣ nhân
Các quỹ đầu tư tư nhân bao gồm các thành viên cá nhân, có người quản lý quỹ và nhóm các chuyên gia. Đây là mô hình cơ bản phát triển đầu tiên ở Hoa Kỳ nhằm vào các khoản đầu tƣ trong vài năm với lợi nhuận thích hợp.
Ƣu điểm:
- Các yêu cầu luật định và pháp lý thấp hơn nhiều so với trường hợp các quỹ đƣợc giao dịch đại chúng;
- Người quản lý quỹ ít bị ràng buộc hơn từ việc báo cáo đến các việc khác như trường hợp các khoản giảm hay tăng giá chi phí dịch vụ ít (trường hợp quỹ đại chúng sẽ khó khăn);
- Tập hợp các nhà đầu tƣ cùng quan điểm nên chiến lƣợc phát triển ít bị hạn chế (trường hợp quỹ đại chúng chiến lược phát triển bị hạn chế rủi ro do sự đa dạng các nhà đầu tƣ);
- Các gia đình siêu giàu có thể tạo ra các quỹ đầu tƣ tƣ nhân với cổ đông là các thành viên gia đình, tránh sự tham gia từ vốn bên ngoài.
Nhƣợc điểm:
- Vì các yêu cầu luật định và pháp lý thấp hơn nhiều so với trường hợp các quỹ mở nên dễ bị thao túng;
- Lãnh vực đƣợc tự do xử lý có thể sinh ra các lũng đoạn trong quyết định;
- Chỉ tập hợp các nhà đầu tƣ cùng quan điểm nên khó phát triển mở rộng;
- Giới hạn khả năng tăng vốn do quan điểm cục bộ về vốn bên ngoài.
- Quỹ đầu tư mồi (Nhà nước)
Các quỹ đầu tư nhà nước có mục đích làm mồi, kích thích sự phát triển các hoạt động của xã hội theo các định hướng vào thời điểm ban đầu áp dụng một chính sách. Quỹ có mục tiêu không vì lợi nhuận mà nhằm thúc đẩy, phát triển xã hội qua việc định hướng, phản hồi, đánh giá, điều chỉnh, … từ các kết quả từ chính sách.
Quỹ có thể đặt ra một lãi suất tối thiểu nhằm kích thích đơn vị sử dụng vốn hiệu quả và duy trì vốn nhà nước để có thể thu hồi sau một thời gian và đầu tư cho các đơn vị khác tiếp theo.
Ƣu điểm:
- Là phương tiện thu thập thông tin và phản hồi kịp thời các bất cập trong quá trình thực hiện các chính sách nhằm hoàn thiện chính sách;
- Làm khuôn mẫu trong việc thực hiện các biện pháp trong khung chính sách vào thời điểm ban đầu áp dụng chính sách;
- Thu hút sự chú ý của xã hội, nhân rộng mô hình để phát huy tác dụng của chính sách.
Nhƣợc điểm:
- Mục đích chính là phản hồi chính sách nên không đặt nặng vấn đề lợi nhuận;
- Cán bộ quản lý vốn nhà nước đôi khi quan liêu dẫn đến kém hiệu quả, mục tiêu không đạt nhƣ mong muốn;
- Vốn giới hạn đầu tƣ theo quy định, sử dụng bị giới hạn trong các quy định sử dụng vốn rất chặt chẽ;
- Dễ bị quy thiếu trách nhiệm bảo toàn vốn theo các luật đầu tƣ công, sử dụng ngân sách nếu không đạt mục tiêu kinh tế.
Theo tác giả vai trò nguồn vốn đầu tư mạo hiểm mồi (của Nhà nước) rất quan trọng trong việc kích thích việc phát triển các liên doanh đầu tƣ mạo hiểm với doanh nghiệp trong nước tương tự nguồn vốn khuyến công, khuyến nông quốc gia (của Nhà nước). Qua việc tham gia các chương trình khuyến công quốc gia của Bộ Công Thương từ nhiều năm nay, tác giả đánh giá nguồn vốn khuyến công quốc gia đã kích thích, trong gần 20 năm, hoạt động khuyến công tại các tỉnh phát triển từ khởi đầu đến nay đã tạo ra các thành quả đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Ngoài ra nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm mồi là cơ sở để thu thập thông tin phản hồi chính xác các bất cập, khó khăn trong quá trình thực thi chính sách tại các địa phương.
- Quỹ đầu tƣ hỗn hợp
Các quỹ đầu tư hỗn hợp gồm vốn nhà nước và tư nhân. Trong đó phần vốn nhà nước có mục tiêu nhằm định hướng, phản hồi, đánh giá, điều chỉnh, … qua các kết quả từ chính sách để thúc đẩy, phát triển xã hội.
Ƣu điểm:
- Đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm do ƣu thế của quỹ đầu tƣ tƣ nhân và quỹ có vốn nhà nước;
- Có thể bao gồm vốn tư nhân từ nước ngoài, trong nước và vốn nhà nước;
- Quy mô vốn lớn vì phạm vi rộng;
- Tạo cơ sở để các quỹ đầu tư tư nhân trong nước và quỹ đầu tư nhà nước học tập kinh nghiệm từ các quỹ đầu tư nước ngoài.
Nhƣợc điểm:
- Cần giới hạn phần vốn quỹ đầu tư nhà nước để hạn chế sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của quỹ;
- Dễ bị thao túng của thành phần quản lý vốn nhà nước trong quỹ;
- Xung đột giữa quan điểm vì lợi nhuận và tránh rủi ro trong các thành viên.
2.3.7.2. Căn cứ vào quy định của quỹ - Quỹ đóng
Nhƣ loại quỹ đầu tƣ mạo hiểm ban đầu ở Hoa Kỳ. Cổ phần quỹ đóng chỉ đƣợc phát hành một lần duy nhất. Với số lƣợng cổ phần quỹ cố định và quỹ không thực hiện giao dịch mua lại khi các nhà đầu tƣ có ý định bán. Loại quỹ này có tính ổn định và tính thanh khoản cao.
Ƣu điểm:
- Bao gồm một số ít thành viên nên dễ đồng quan điểm đầu tƣ;
- Thời gian hoạt động của quỹ ngắn nên nhà đầu tƣ an tâm;
- Uy tín của đối tác chung là lợi thế thu hút các nhà đầu tƣ.
Nhƣợc điểm:
- Quỹ đóng nên lƣợng vốn không bổ sung đƣợc;
- Phải xác định ngay từ ban đầu thời điểm thoái vốn khỏi dự án;
- Không thể rút hay bổ sung vốn khi quỹ còn đang hoạt động;
- Khi muốn đầu tƣ mở rộng quỹ với quy mô lớn hơn thì phải lập quỹ khác.
- Quỹ mở
Khác với quỹ đóng, quỹ mở không giới hạn về thời gian cũng nhƣ số lƣợng người tham gia đầu tư. Các nhà đầu tư có thể bán lại cổ phần dựa theo giá trị tài sản ròng tại thời điểm giao dịch. Đây là lý do vì sao quỹ mở có tính linh hoạt cũng nhƣ tính thanh khoản cao hơn so với các dạng đầu tƣ khác.
Ƣu điểm:
- Vì là quỹ mở nên lƣợng vốn bổ sung đƣợc;
- Thời gian hoạt động là không cố định;
- Có thể rút hay bổ sung vốn khi quỹ còn đang hoạt động.
Nhƣợc điểm:
- Khi nhiều cổ đông cần thoái vốn thì đối tác chung khó dàn xếp giải quyết;
- Nhà đầu tƣ khác biệt nhiều nên điều kiện hoạt động của quỹ mở sẽ hạn chế tránh rủi ro;
- Quá nhiều nhà đầu tƣ nên có thể bị lũng đoạn.
2.3.7.3. Căn cứ vào cơ cấu vốn đầu tư
- Đầu tƣ mạo hiểm doanh nghiệp (corporate venture capital - CVC) Đầu tƣ mạo hiểm doanh nghiệp là hoạt động đầu tƣ vốn mạo hiểm của các doanh nghiệp lớn vào các doanh nghiệp nhỏ đổi mới sáng tạo và hỗ trợ chuyên môn về quản lý, tiếp thị, định hướng chiến lược. Đặc biệt loại đầu tư mạo hiểm này phát triển rộng trong lĩnh vực công nghệ và thu hút các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có thể trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai. Vốn đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp có các mục tiêu chiến lƣợc và tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp tăng doanh thu và lợi nhuận tùy chính sách đầu tƣ và đặc thù chuyên ngành. Các doanh nghiệp đổi mới công nghệ được hỗ trợ về thông tin công nghệ mới, thâm nhập thị trường mới, định vị thương hiệu và tiếp cận nguồn lực đầu vào, chuỗi giá trị mới. Doanh nghiệp đầu tƣ mạo hiểm còn gọi là công ty mẹ.
Ƣu điểm:
- Lợi ích công nghệ: khi các doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ trong cùng ngành nghề kinh doanh, sử dụng chuyên môn của công ty mẹ để đổi mới, giảm đƣợc chi phí hoạt động R & D và nâng cao hiệu quả;
- Chuyển giao công nghệ: việc hỗ trợ vốn có thể bằng việc chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ;
- Mở rộng thị trường và hiệu quả kinh nghiệm: đầu tư cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sẽ mở rộng thị phần và thu thập thông tin hành vi khách hàng để phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới;
- Triển khai thực nghiệm mới: có thể đƣợc sử dụng các công ty đƣợc đầu tƣ nhƣ một đơn vị để kiểm tra các thực nghiệm mới về quan hệ bên ngoài (khách hàng hoặc nhà cung cấp) hoặc nội bộ (giữa nhân viên, giữa quản lý và nhân viên).
Nhƣợc điểm:
- Các doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ đôi khi bị hạn chế cạnh tranh với các dự án của công ty mẹ.
- Các công ty đƣợc đầu tƣ phải nắm chiến lƣợc của công ty mẹ, nên khó khăn trong việc định hướng hoạt động;
- Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, công ty mẹ thường thu hẹp sản xuất nên có thể thoái vốn đầu tƣ mạo hiểm.
Theo tác giả đối tác liên doanh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành cơ khí chế tạo có đổi mới công nghệ phù hợp nhất là đầu tƣ mạo hiểm doanh nghiệp vì có thể tận dụng các ƣu thế nhƣ lợi ích về công nghệ, chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ, mở rộng thị trường và hiệu quả kinh nghiệm và tham gia triển khai các sản phẩm/dịch vụ mới của công ty mẹ. Và đây cũng là đề xuất của tác giả trong mô hình liên doanh giữa quỹ đầu tƣ mạo hiểm với các doanh nghiệp cơ khí chế tạo có đổi mới công nghệ.
- Quỹ của các quỹ đầu tƣ (Fund of funds - FoF)
Một quỹ đƣợc tạo ra để đầu tƣ vào các quỹ khác. Trong mô hình này, công ty quản lý sẽ mở quỹ và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tƣ và sau đó thực hiện đầu tƣ theo những mục tiêu trong điều lệ quỹ.
Ƣu điểm:
- Các nhà đầu tƣ cá nhân và các nhà đầu tƣ tổ chức nhỏ tham gia vào quỹ này để giảm các vấn đề chi phí quản lý;
- Một FOF cung cấp cho nhà đầu tƣ các dịch vụ và kỹ năng quản lý tài sản chuyên nghiệp;
- Đạt đƣợc sự đa dạng hóa và phân bổ vốn đầu tƣ phù hợp vào nhiều loại quỹ khác nhau đƣợc quy định trong danh mục đầu tƣ và tối thiểu các rủi ro.
Nhƣợc điểm:
- Các nhà đầu tƣ của FOF về cơ bản phải trả gấp đôi vì các quỹ cơ bản trong FOF đều có chi phí và phí hàng năm;
- Lợi nhuận của quỹ của các quỹ thường thấp hơn so với lợi nhuận các quỹ quản lý đơn lẻ ngay cả khi quỹ này hoạt động rất tốt.
Ngoài ra một số nghiên cứu có đƣa ra các mô hình tài trợ vốn tồn tại và đã đƣợc hợp pháp hóa cho hoạt động khởi nghiệp nhƣ vốn tài trợ R&D; vốn vay ƣu đãi, quỹ bảo lãnh tín dụng của chính phủ, quỹ tăng tốc, chương trình thúc đẩy kinh doanh của tập đoàn/doanh nghiệp, quỹ đầu tƣ tồn tại trong thực tiễn trong một khoảng thời gian nhất định và đã đƣợc hợp pháp hóa. Tuy nhiên các mô hình này theo tác giả không phù hợp với điều kiện nguồn vốn đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. [Ban quản lý dự án IPP2; 2018].
- Quỹ đầu tƣ thiên thần
Quỹ đầu tƣ thiên thần là quỹ đầu tƣ mạo hiểm của một cá nhân nên có quy mô nhỏ. Đặc điểm nhà đầu tƣ mạo hiểm cá nhân có khả năng kỹ thuật, công nghệ rất cao về một ngành sản xuất nên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật chuyên môn đang vướng mắc. Khi các nhu cầu đổi mới công nghệ cần một lƣợng vốn không lớn và yêu cầu nội dung hỗ trợ kỹ thuật đặc thù cao hơn thì ở các quốc gia phát triển và theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ sử dụng quỹ đầu tƣ thiên thần. Khi kết quả kinh doanh tốt hơn sau một giai đoạn phát triển và cần bổ sung vốn nhiều hơn thì tìm nguồn tài chính từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm [Juho Aminoff; 2018]. Do đó cộng đồng các nhà đầu tƣ mạo hiểm xem quỹ đầu tƣ thiên thần là giai đoạn ban đầu của đầu tƣ mạo hiểm. Tại Cộng đồng Châu Âu, các doanh nghiệp mới và sáng tạo thường dựa vào nguồn tài chính của các quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đầu tƣ thiên thần. [European Commission; 2017].
Ƣu điểm:
- Các nhà đầu tƣ thiên thần có rất nhiều kinh nghiệm chuyên sâu, nắm rất chắc các yếu tố ảnh hưởng lĩnh vực kinh doanh và có nhiều dự án đầu tư kinh doanh.
- Hiện nay trên thế giới số lƣợng dự án đƣợc các nhà đầu tƣ thiên thần đầu tƣ rất lớn. Theo thống kê từ nước ngoài gần đây có khoảng 300.000-350.000 nhà đầu tư thiên thần đang hoạt động ở Hoa Kỳ, với vốn đầu tƣ khoảng 30 tỷ USD mỗi năm vào khoảng 50.000 dự án. Tại Vương quốc Anh, có 20.000 - 40.000 nhà đầu tư thiên thần đầu tƣ 0,5 - 1 tỷ bảng Anh mỗi năm vào 3.000-6.000 công ty.
- Khi một chủ doanh nghiệp đến tuổi nghỉ hưu mà những người kế nhiệm không muốn (hoặc không thể) tiếp tục kinh doanh ngành nghề thì chủ doanh nghiệp trở
thành nhà đầu tƣ thiên thần vào các doanh nghiệp khác (nhất là doanh nghiệp trẻ) để duy trì ngành nghề và sẽ dồn toàn bộ kinh nghiệm để phát triển doanh nghiệp thành công.
- Nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến “vốn thông minh” là đầu tƣ của các nhà đầu tƣ thiên thần vì còn bao gồm các bí quyết, quan hệ cá nhân, phát triển thị trường tốt,…
Nhƣợc điểm:
- Các nhà đầu tư thiên thần thường không tham gia và để các doanh nghiệp quyết định các hoạt động kinh doanh hàng ngày.
- Nhiều trường hợp các nhà đầu tư thiên thần đưa ra các yêu cầu về quyền kiểm soát công ty mà các doanh nhân cho là quá mức.
- Ở Hoa Kỳ các công ty đầu tƣ mạo hiểm bắt buộc phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (Securities and Exchange Commission - SEC) nhưng các nhà đầu tư thiên thần thường là những cá nhân có nguồn vốn nhỏ ngoài các quy định của SEC [Veland Ramadani; 2012].