CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
2.6. Chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm
2.6.2. Đặc điểm của chính sách
Chính sách bao gồm những đặc điểm sau.
2.6.2.1. Là quyết định của Nhà nước có giá trị pháp lý
Chính sách đƣợc ra đời từ các văn bản mang chính sách do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ban hành như Hiến Pháp, các bộ Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, … Tồn tại những bất biến là những thực thể khách quan không phụ thuộc các cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu các vấn đề nhƣ nhóm lãnh đạo, môi trường, ... và nhóm lãnh đạo đều nắm quyền ban hành các chính sách để phục vụ quan điểm phát triển của nhóm đối với quốc gia hay xã hội.
2.6.2.2. Là tập hợp các biện pháp có giá trị trong một khoảng thời gian
Chính sách là tập hợp những biện pháp hình thành khung chính sách bao gồm các quyết định trong nhiều lãnh vực liên quan có thể là tài chính, thuế, ƣu đãi, đào tạo, văn hóa, hợp tác quốc tế, truyền thông, sở hữu trí tuệ, tín dụng, thu hút đầu tƣ, … và liên quan nhiều cơ quan trong bộ máy Nhà nước như các bộ, tỉnh, thành phố. Thời gian bắt đầu có hiệu lực, trong tương lai có thể được thay thế bởi một văn bản khác.
Ví dụ Nghị định Số: 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, ban hành ngày 03 tháng 11 năm 2015.
2.6.2.3. Luôn có mục tiêu và giải pháp.
Chính sách được lập ra để đạt mục tiêu đã đề ra và các giải pháp để định hướng xã hội thực hiện mục tiêu.
- Chính sách bao gồm những quyết định (các giải pháp) nhƣ sau:
* Thúc đẩy, phát triển một số hoạt động tham gia hoàn thành mục tiêu của chính sách (hoạt động nhóm 1); Ví dụ nhƣ ƣu đãi thuế, hỗ trợ kinh phí thực hiện, đào tạo miễn phí, thuê đất miễn phí, tiêu thụ sản phẩm, cho vay ƣu đãi, ….;
* Hạn chế hay cấm một số hoạt động gây khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu của chính sách (hoạt động nhóm 2); Ví dụ nhƣ đánh thuế cao, hạn chế số doanh nghiệp thực hiện, hạn chế tiêu thụ sản phẩm, quy định địa bàn hay thời gian hoạt động, cấm hoạt động nhƣ thực phẩm không an toàn, các hóa chất độc, thuốc cấm lưu hành, ma túy, vũ khí, pháo và vật liệu nổ, mại dâm, nhập cư trái phép;
* Không can thiệp các hoạt động không ảnh hưởng việc hoàn thành mục tiêu (hoạt động nhóm 3). Ví dụ nhƣ quan điểm không can thiệp của Adam Smith vào tự do kinh tế.
- Chính sách định hướng xã hội phát triển qua việc phát triển mạnh hoạt động nhóm 1, giảm sự phát triển hoạt động nhóm 2 và không ảnh hưởng sự phát triển hoạt động nhóm 3.
2.6.2.4. Luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội
Chính sách có thể vừa khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại (là mục tiêu của chính sách, thúc đẩy hoạt động nhóm 1), lại có thể làm xấu thêm những bất bình đẳng khác vốn có hay sinh ra các bất bình đẳng mới (hạn chế hoạt động nhóm 2), nhƣng mục đích cao nhất cuối cùng phải thỏa mãn những mục tiêu phát triển toàn hệ thống (xã hội, quốc gia). Trong xã hội tồn tại những bất biến là những thực thể khách quan không phụ thuộc các cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu các vấn đề như nhóm lãnh đạo, môi trường, ... Môi trường trong chính sách là môi trường bên ngoài có tính chất luôn thay đổi và tạo ra cơ hội và thách thức cho các thành viên trong môi trường. Đối với mỗi thành viên khi môi trường thay đổi có thể cơ hội chuyển đổi thành thách thức và ngƣợc lại; và không có thành viên nào chỉ có toàn cơ hội mà không có thách thức hay ngƣợc lại. Vì vậy chính sách làm thay đổi môi trường sẽ sinh ra các bất bình đẳng. Tùy theo quan điểm của tầng lớp lãnh đạo mà chính sách sẽ thay đổi để định hướng môi trường và không có môi trường nào hoàn toàn chỉ có ƣu điểm mà không có nhƣợc điểm, có nghĩa là không bao giờ hết các bất bình đẳng trong xã hội.
Ví dụ ở Việt Nam trước đây ngành giáo dục, y tế, quân đội, công an đều hưởng lương hành chính của Nhà nước, đều đóng góp vào định hướng phát triển xã hội và quốc gia nhưng trong thời gian dài lương của ngành giáo dục, y tế chưa được điều chỉnh trong khi đó lương của ngành quân đội, công an được điều chỉnh rất nhiều tạo ra các ý kiến trái chiều trong xã hội.
2.6.2.5. Tạo ra biến đổi xã hội.
Kết quả cuối cùng của chính sách phải tạo ra những biến đổi xã hội phù hợp mục tiêu phát triển xã hội mà chủ thể chính sách đã chọn. Ví dụ sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 GDP đạt 7,02% vƣợt mục tiêu của Quốc hội đề ra, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới. Năng suất lao động tăng 6,2%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 46,11, lạm phát
2,79%, mặt bằng lãi suất và tỉ giá luôn duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu nhiều biến động. Cán cân ngân sách thặng dƣ, tỉ lệ nợ công giảm từ hơn 64% GDP các năm trước xuống còn khoảng 56% GDP; xuất nhập khẩu hơn 517 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư gần 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối gần 80 tỷ USD, ...
Trong Luật học thì chính sách cũng là một dạng văn bản pháp quy và có đặc điểm là:
- Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Tuy nhiên không phải tất cả những văn bản do Nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ những tuyên bố, những giải thích chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước, tuy mang ý nghĩa pháp lý, nhưng không phải là những văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.
- Văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.