Chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 92 - 100)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP

2.6. Chính sách phát triển đầu tƣ mạo hiểm

2.6.4. Chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Tất cả chính sách đều bao gồm ba yếu tố chính là xác định vấn đề, các mục tiêu cần đạt đƣợc và các công cụ chính sách để giải quyết vấn đề và đạt đƣợc mục tiêu.

2.6.4.1. Xác định vấn đề

Vấn đề của chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp là khuyến khích các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ vào các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ bằng các lợi ích kinh tế (gọi là đòn bẩy kinh tế).

2.6.4.2. Mục tiêu

Mục tiêu của chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ là gia tăng số doanh nghiệp đổi mới công nghệ và số quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ vào doanh nghiệp đổi mới công nghệ để phát triển kinh tế quốc gia. Để tránh chính sách đi lệch mục tiêu phải quy định rất rõ ràng, cụ thể về các đối tƣợng thụ hưởng, phạm vi áp dụng của chính sách.

2.6.4.3. Các công cụ

Các công cụ của chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm đổi mới công nghệ là luật pháp, chế tài, quy định, thuế và hỗ trợ của chính phủ để tạo ra đòn bẩy kinh tế (lợi ích) nhằm thu hút các nhà đầu tƣ mạo hiểm và hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Vai trò các công cụ nhƣ sau:

- Luật pháp: mỗi quốc gia thiết lập hệ thống luật pháp riêng và đƣợc sử dụng để quản lý vĩ mô. Khi ban hành các chính sách việc áp dụng các luật sẵn có đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn và hiệu quả (vì chỉ dùng ít văn bản luật mà tác động đến nhiều lãnh vực).

- Chế tài: là những quy định chi tiết về việc phạt hay không ƣu đãi về quyền lợi khi chủ thể trong xã hội vi phạm các nội dung chính sách. Tránh các trường hợp trục lợi các chính sách và khi này lợi ích bị giảm chứ không tăng.

- Quy định: là những nội dung cụ thể của chính sách định hướng hoạt động của các chủ thể trong xã hội để được hưởng các ưu đãi.

- Hỗ trợ của chính phủ: là những nội dung chính sách liên quan đến các hoạt động giúp đỡ của chính phủ nhằm giảm các khó khăn khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

- Thuế: là một loại ƣu đãi đặc biệt có tác dụng trực tiếp đến các lợi ích của chủ thể trong xã hội và các quốc gia thường sử dụng để thu hút đầu tư.

2.6.4.4. Khung chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Theo nội dung mục 2.6.3. Cấu trúc của chính sách thì khung chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố về luật và quy định; hạ tầng kỹ thuật; các hệ thống mạng và

viện nghiên cứu; các ƣu đãi thuế; quy định việc thành lập quỹ; thu hút tài năng và nguồn lực đầu tư; thị trường chứng khoán; giáo dục và đào tạo. Trong đó mỗi yếu tố bao gồm nhiều mục tiêu, mỗi mục tiêu bao gồm nhiều giải pháp. Nguyên tắc của chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp dựa trên lợi ích kinh tế (đòn bẩy kinh tế) kích thích các bên có liên quan là các quỹ đầu tƣ mạo hiểm và các doanh nghiệp đổi mới công nghệ hợp tác để thực hiện mục tiêu chính sách. Số lƣợng và mức độ lợi ích nhiều hay ít tùy thuộc các ƣu đãi của các yếu tố trong khung chính sách.

2.6.4.5. Mối quan hệ giữa chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm với các chính sách khác

Bản chất chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm là chính sách khuyến khích các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ vào các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Khi chính sách này phát triển sẽ tác động đến chính sách phát triển khoa học công nghệ quốc gia làm gia tăng số lƣợng nghiên cứu khoa học, bằng sáng chế, R&D, hoạt động đổi mới; tác động đến chính sách phát triển xuất khẩu làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu; tác động đến chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ làm phát triển số lƣợng nhân lực khoa học công nghệ; tác động đến chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tác động đến chính sách hiện đại hóa nền sản xuất quốc gia, … nói chung tác động tích cực của chính sách khuyến khích các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ vào các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sẽ kích thích phát triển toàn diện, đóng góp tích cực vào chiến lƣợc phát triển đất nước [Jan Fagerberg; 2010]. Ngoài ra chính sách này còn góp phần hình thành thái độ văn hóa, quan điểm tích cực, xu hướng phát triển khoa học công nghệ, hoạt động cải tiến công nghệ và khẳng định vai trò của chính sách công trong việc thúc đẩy đổi mới, tăng trưởng và cải thiện liên tục chất lượng cuộc sống [James Broughel; 2019].

Tuy nhiên cũng có các động âm tính xuất phát từ sự không hài hòa giữa các chính sách xuất phát từ các ưu đãi quá nhiều cho các nhà đầu tư nước ngoài (mà các doanh nghiệp trong nước không được hưởng) đã làm tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài và làm các doanh nghiệp trong nước yếu đi. Theo báo cáo

của Ngân hàng Thế giới thì nhiều chương trình ở các quốc gia, khu vực trên thế giới không duy trì đƣợc mối liên kết thống nhất lợi ích giữa các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và các chính sách phát triển nền sản xuất trong nước. Nguyên nhân của vấn đề này do hoạch định chính sách mang tính chất phân tán; các chính sách phát triển doanh nghiệp trong nước và chính sách khuyến khích FDI thuộc trách nhiệm của các bộ khác nhau và thiếu sự phối hợp, thông tin giữa các bộ đã dẫn đến sự thiếu nhất quán về chính sách [Colette van der Ven; 2018]. Ngoài ra chính phủ cần tác động để có sự kết hợp tích cực, hài hòa về quyền lợi giữa bên cung và bên cầu trong chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp để đảm bảo mối hợp tác lâu dài duy trì hoạt động đổi mới [Ivalina Kalcheva; 2018], [WAIPA; 2019].

2.6.4.6. Đánh giá chính sách

Định nghĩa đánh giá của OECD là “ Đánh giá là một thẩm định được tiến hành một cách có hệ thống và khách quan của một hoạt động, dự án, chương trình, chiến lược, chính sách, chủ đề, ngành, khu vực hoạt động hoặc hiệu suất thể chế. Nó phân tích mức độ đạt được cả kết quả mong đợi và bất ngờ bằng cách kiểm tra chuỗi kết quả, quy trình, yếu tố ngữ cảnh và quan hệ nhân quả bằng các tiêu chí thích hợp như mức độ liên quan, hiệu quả, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Việc đánh giá phải cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng hữu ích, đáng tin cậy cho phép kết hợp kịp thời những phát hiện, khuyến nghị và bài học của nó vào quá trình ra quyết định của các tổ chức và các bên liên quan.”. [OECD/DAC; 2002]. Việc đánh giá có thể đƣợc thực hiện theo nhiều yêu cầu khác nhau nhƣ:

- Đánh giá chính thức (giám sát các nhiệm vụ thường xuyên);

- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng (hiệu suất của các chức năng chính);

- Đánh giá kết quả (thỏa mãn danh sách kết quả);

- Đánh giá lợi ích chi phí (so sánh chi phí và tác động của chính sách); và

- Đánh giá hậu quả lâu dài (tác động vấn đề xã hội cốt lõi, không phải là biểu hiện). [Christoph Knill, Jale Tosun; 2008].

Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organazation - ILO) đƣa ra các tiêu chí đánh giá chính sách trong Bảng 2.5. nhƣ sau:

Bảng 2.5. Các tiêu chí đánh giá chính sách của ILO

STT Tiêu chí Nguyên tắc đánh giá

1 Hữu ích

(Usefulness)

Việc lựa chọn, thiết kế và theo dõi các đánh giá nhằm mục đích đạt sự hữu ích, đặc biệt hỗ trợ ra quyết định.

2 Khách quan (Impartiality)

Các quá trình đánh giá được thiết lập để giảm sự thiên vị và bảo vệ tính công bằng ở tất cả các giai đoạn đánh giá.

Nâng cao độ tin cậy chức năng đánh giá và kết quả đánh giá. Báo cáo phải trình bày bằng chứng, phát hiện, kết luận và khuyến nghị một cách đầy đủ và hài hòa.

3 Độc lập

(Independence)

Cần phân chia rõ trách nhiệm đánh giá theo chức năng quản lý. Người đánh giá được chọn trên cơ sở sự độc lập, tính chuyên nghiệp để tránh xung đột lợi ích tiềm ẩn.

4 Chất lượng (Quality)

Mỗi đánh giá nên theo quy trình thiết kế, có kế hoạch và thực hiện đảm bảo chất lượng, bao gồm các phương pháp thích hợp để thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu.

5 Năng lực (Competence)

Những người tham gia thiết kế, điều hành và quản lý hoạt động đánh giá có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc chất lượng, có đạo đức quy định trong tiêu chuẩn chuyên môn của Nhóm đánh giá Liên Hợp Quốc.

6

Tính minh bạch và tham vấn (Transparency and consultation)

Tính minh bạch và tham vấn các bên liên quan là các đặc tính cần thiết trong các giai đoạn đánh giá. Nó cải thiện độ tin cậy và chất lượng đánh giá, dễ dàng tạo sự đồng thuận khi tìm kiếm các phát hiện và xây dựng các kết luận, kiến nghị.

Evaluation office ILO (2017), ILO policy guidelines for evaluation: principles, rationale, planning and managing for evaluations, pp. 5 - 6.

Ngoài ra người ta còn chia ra bốn nhóm tiêu chí đánh giá tổng quát là:

- Tác động/Hiệu lực (Impact/Effectiveness). Mỗi quy định tùy chọn (regulatory option) sẽ thay đổi hành vi mục tiêu hay cải thiện điều kiện xã hội. Ví dụ để cải thiện an toàn giao thông, chọn tiêu chí sẽ giảm số tai nạn nhiều nhất;

- Chi phí-hiệu lực (Cost-Effectiveness): chi phí cho mỗi giải pháp để đạt một mức độ nhất định về thay đổi hành vi hoặc giảm vấn đề. Ví dụ, khi một chính sách được đánh giá về chi phí mỗi lần hạn chế tai nạn giao thông, thì hiệu lực là tiêu chí đánh giá;

- Lợi ích ròng/Hiệu quả (Net Benefits/Efficiency): Khi các giải pháp chính sách có cả tác động tích cực và tiêu cực có thể tính ra tiền thì so sánh bằng lợi ích ròng (lợi ích trừ chi phí). Phân tích chi phí-lợi ích (cost-benefit) cho giải pháp có lợi ích ròng cao nhất và hiệu quả nhất;

- Sự công bằng/công bằng phân phối (Equity/Distributional Fairness): Các giải pháp khác nhau sẽ ảnh hưởng các nhóm người khác nhau, tiêu chí công bằng chọn giải pháp có kết quả phân phối công bằng nhất.

Khi kết hợp bốn tiêu chí trên tạo ra các tỷ lệ khác nhau:

1. Tỷ lệ chi phí-hiệu lực (cost-effectiveness ratios);

2. Tỷ lệ chi phí-lợi ích (benefit-cost ratios);

3. Lợi ích ròng (net benefits); và

4. Lợi tức đầu tư của chính phủ (return on governmental investment-ROGI).

Người ta còn chia ra 3 loại đánh giá như sau:

Đánh giá nội dung chính sách: Việc đánh giá này xác định nội dung về các mục tiêu của chính sách, logic cơ bản để chính sách sẽ tạo ra thay đổi kỳ vọng khi thực hiện chính sách và việc đánh giá sự phát triển của một chính sách giúp hiểu đƣợc bối cảnh, nội dung và việc thực hiện.

Đánh giá việc thực hiện chính sách: Việc đánh giá này xác định chính sách có đƣợc thực hiện đúng dự định hay có sự khác biệt. Việc thực hiện một chính sách là một hoạt động rất quan trọng để xác định hiệu quả của chính sách. Đánh giá việc thực hiện chính sách có thể cung cấp thông tin quan trọng về các bất cập, rào cản và điều không lường trước khi thực hiện chính sách.

Đánh giá tác động của chính sách: Việc đánh giá này xác định chính sách có tạo ra các kết quả và tác động đúng dự định hay có mức độ khác biệt chấp nhận. Ví dụ:

Trong việc phòng ngừa các sự cố thì tác động kỳ vọng ban đầu của chính sách có thể giảm số lƣợng hoặc mức độ nghiêm trọng của sự cố. Tuy nhiên, điều quan trọng là đánh giá tác động của chính sách phải chứng minh mức độ kết quả đạt đƣợc trong khoảng thời gian xác định.

2.6.4.7. Chuẩn mực phân tích đánh giá các văn bản pháp quy liên quan chính sách Vì chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp mang bản chất một chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nên các văn bản pháp quy liên quan chính sách phải thỏa mãn các chuẩn mực nhƣ tính đồng bộ là phải đầy đủ các yếu tố của một chính sách nhƣ các công cụ, giải pháp liên quan quyền lợi nhà đầu tư. Tính rõ ràng là bản thân nội dung văn bản đủ thông tin để người xem hiểu mà không cần giải thích thêm bên ngoài. Tính hấp dẫn là các quyền lợi của nhà đầu tƣ đƣợc quy định trong các công cụ, giải pháp về ƣu đãi đầu tƣ, các hỗ trợ từ chính phủ, cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan cũng phải tốt hơn các quyền lợi của nhà đầu tư được quy định trong các chính sách nước khác. Tính mâu thuẫn là thể hiện việc nêu một vấn đề bằng việc mô tả sơ bộ và không đầy đủ các nội dung của vấn đề thay cho việc dẫn tên vấn đề. Các vấn đề nêu trên rất quan trọng để tạo sự an tâm, tin tưởng và kích thích đầu tư khi chính sách được phổ biến đến các nhà đầu tư và đạt đƣợc mục tiêu kỳ vọng, hiệu quả mong muốn của chính sách. Với các quốc gia chƣa có kinh nghiệm về đầu tƣ mạo hiểm thì khi làm chính sách mới thì nguồn tham khảo là các yếu tố trong chính sách của các quốc gia đã thực hiện thành công chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Tuy nhiên không thể áp dụng một cách máy móc nguyên mẫu chính sách xuất phát từ một quốc gia khác, việc tập hợp các yếu tố vào trong khung chính sách phải đƣợc sàng lọc qua ý kiến các chuyên gia, các bên liên quan và sau cùng là khảo sát thực tế đối với các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Thực tế ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam thì việc dự thảo chính sách thường do các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan đặc biệt của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện. Rất ít các chính sách công được ban hành xuất phát từ ý tưởng của những đối tượng có liên quan chính sách, việc lấy ý kiến đóng góp của các đối tƣợng liên quan chỉ mang tính hình thức và các giải pháp đƣợc đề ra để thực hiện chính sách mang tính khả thi thấp hay khi thực thi không đạt hiệu quả.

Khi việc làm chính sách chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện thì dễ phát sinh tình trạng cục bộ; thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các đề xuất dựa trên ý muốn, mục đích quản lý của ngành, địa phương và thiếu tính tổng thể, toàn diện.

2.6.4.8. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

Trong nghiên cứu này tác giả chọn đánh giá tác động của chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm đổi mới công nghệ dựa trên các tiêu chí (mặt của chính sách) sau:

- Chính trị: vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân trong và ngoài nước tin tưởng đầu tư vào hoạt động đổi mới công nghệ;

- Kinh tế: số lƣợng quỹ đầu tƣ mạo hiểm và số lƣợng doanh nghiệp đổi mới công nghệ bằng vốn đầu tƣ mạo hiểm tăng lên;

- Xã hội: nâng cao nhận thức và phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm, gia tăng đầu tƣ mạo hiểm vào đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp;

- KH&CN: ứng dụng các kết quả, thành tựu khoa học & công nghệ vào đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh;

Trong các tiêu chí nêu trên thì tiêu chí kinh tế mang tính quyết định. Chính sách sẽ làm tăng số lƣợng doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ mạo hiểm trong hoạt động đổi mới công nghệ.

2.6.4.9. Khung phân tích của Luận án

Dựa trên các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước, tác giả tổng hợp khung phân tích chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nhƣ sau:

Hình 2.3. Khung phân tích của Luận án Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực hiện Bối cảnh yêu cầu

doanh nghiệp phát triển hoạt động đổi

mới công nghệ

Điều kiện quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tƣ vào doanh nghiệp đổi mới

công nghệ

Chính sách phát triển quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong

doanh nghiệp

Phát triển hoạt động đổi mới công nghệ để phát

triển kinh tế quốc gia

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)