ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 7 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 68 - 71)

Tuaàn 14

- Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ.

- Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ.

2.Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

- Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.

4. Trọng tâm

Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của sâu bọ.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, so sánh, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Tranh một số đại diện của lớp sâu bọ Học sinh : HS kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

- Nêu cấu tạo ngoài, di chuyển và cấu tạo trong của châu chấu?

- Trình bày dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu?

GV nhận xét và cho điểm Đáp án và biểu điểm:

Cấu tạo ngoài và di chuyển: (3đ)

* Cấu tạo: Cơ thể chia làm 3 phần:

- Phần đầu: Có râu, mắt kép, cơ quan miệng.

- Phần ngực: Có 2 đôi cánh, 3 đôi chân.

- Phần bụng: có nhiều đốt mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở.

* Di chuyển: Di chuyển bằng 3 cách: nhảy, bò, bay Cấu tạo trong: (3đ)

- Hệ tiêu hoá gồm: miệng hầu diều dạ dày ruột tịt ruột sau trực tràng hậu môn.

- Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết đều đổ chung vào ruột sau.

- Hệ hô hấp: Có hệ thống ống khí và các lỗ thở ở hai bên thành bụng.

- Hệ tuần hoàn: Đơn giản: tim hình ống gồm nhiều ngăn ở lưng, hệ mạch hở ( không vận chuyển 02, chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng)

- Hệ thần kinh: Dạng chuỗi hạch có hạch não phát triển Dinh dưỡng: (2đ)

- Châu chấu ăn chồi và lá cây

- Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tiết ra - Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng.

Sinh sản và phát triển: (2đ) - Châu chấu phân tính

- Đẻ trứng dưới đất

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

3. Bài mới:

GV giới thiệu đặc điểm của lớp sâu bọ, giới hạn nghiên cứu của bài là con châu chấu đại diện cho lớp sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống.

69

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực hình thành

I. Một số đại diện sâu bọ khác: (15’)

1. Sự đa dạng về loài và lói sống:

Lớp sâu bọ rất đa dạng, chúng có số lượng loài lớn, lối sống và tập tính phong phú, thích nghi với điều kiện sống, môi trường sống đa dạng

2. Nhận biết một số đại diện và môi trường sống:

( Học theo nội dung bảng đã hoàn thành)

- HS đọc phần đầu bài và cho biết

? Phần trên cho em biết điều gì ? - Gọi 1-2 HS phát biểu GV chốt lại Hoạt động 1: Một số đại diện sâu bọ khác

GV yêu cầu HS quan sát từ hình 27.1 đến 27.7 SGK, đọc thông tin dưới hình và trả lời câu hỏi:

- Ở hình 27 có những đại diện nào?

- Em hãy cho biết thêm những đặc điểm của mỗi đại diện mà em biết?

GV điều khiển HS trao đổi cả lớp.

GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 91 SGK.

HS làm việc độc lập với SGK.

+ Kể tên 7 đại diện.

+ Bổ sung thêm thông tin về các đại diện.

VD: + Bọ ngựa: ăn sâu bọ, có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường.

+ Ve sầu: đẻ trứng trên thân cây, ấu trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ.

+ Ruồi, muỗi là động vật trung gian truyền nhiều bệnh…

- 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.

Gv bổ sung, chốt lại kiến thức 1, Bọ vẽ

ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy 2, ấu trùng ve sầu, dễ trũi Dễ mèn, bọ hung Bọ ngựa

Chuồn chuồn, bướm 3, Bọ rầy

Chấy, rận

GV yêu cầu HS nhận xét sự đa dạng của lớp sâu bọ.

GV chốt lại kiến thức.

Hình thành năng lực quan sát, so sánh, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II, Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn: (15’)

1, Đặc diểm chung:

- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

+ Phần đầu có 1 đôi râu + Phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

- Hô hấp bằng ống khí - Phát triển qua biến thái 2, Vai trò thực tiễn:

- Ích lợi:

+ Làm thuốc chữa bệnh + Làm thực phẩm

+ Thụ phấn cho cây trồng + Làm thức ăn cho động vật khác.

Hoạt động 2: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn Vấn đề 1 : Đặc điểm chung :

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận, chọn các đặc điểm chung nổi bật của lớp sâu bọ.

Một số HS đọc to thông tin trong SGKtrang 91, lớp theo dõi các đặc điểm dự kiến.

- Thảo luận trong nhóm, lựa chọn các đặc điểm chung.

- Đại diện nhóm phát triển, lớp bổ sung GV chốt lại đặc điểm chung.

Vấn đề 2 : Vai trò thực tiễn :

GV yêu cầu HS đọc thông tin và làm bài tập điền bảng 2 trang 92 SGK.

GV kẻ nhanh bảng 2, gọi HS lên điền.

HS : Bằng kiến thức và hiểu biết của mình để điền tên sâu bọ và đánh dấu vào ô trống vai trò thực tiễn ở bảng 2.

- 1 HS lên điền trên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.

Để lớp sôi nổi GV nên gọi nhiều HS tham gia làm bài tập.

Hình thành năng lực làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, trả lời câu hỏi và vận dụng vào cuộc sống.

+ Làm sạch môi trường - Tác hại:

+ Là động vật trung gian truyền bệnh

+ Gây hại cho cây trồng + Làm hại cho sản xuất nông nghiệp.

* Bảo vệ môi trường:

Sâu bọ còn có vai trò : Làm sạch môi trường, làm thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng...Vì vậy cân phải bảo vệ các loài động vật có ích.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết

(MĐ 1) Thông hiểu

(MĐ 2) Vận dụng thấp

(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Đa dạng và

đặc điểm chung của sâu

bọ

Một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương

Phân biệt lớp sâu bọ với lớp khác trong ngành chân khớp

Biện pháp phòng chống sâu bọ có

hại 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (6’) HS đọc ghi nhớ sgk.

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

1. Hãy cho biết 1 số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?

2. Nêu đặc điểm phân biệt lớp sâu bọ với lớp khác trong ngành chân khớp?

3. Nêu biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

* Dặn dò: (1’)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”.

- Ôn tập ngành chân khớp. Tìm hiểu tập tính của sâu bọ.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh:

- Thông qua băng hình học sinh quan sát phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn, trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.

- Liên hệ tập tính với những nội dung đã học để giải thích được tập tính đó như sự thích nghi rất cao của sâu bọ đối với môi trường sống.

2.Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát trên băng hình, kĩ năng quan sát tranh.

- Kĩ năng tóm tắt nội dung đã quan sát.

3.Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

- Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.

71

Ngày soạn :30/11 Ngày dạy : 7A:04/12 7B:05/12

Bài 28: THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 7 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w