BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 7 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 136 - 139)

Tuaàn 27 Tieát

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 50.1 - 50.3 SGK.

2. Học sinh : Xem trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

- Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay?

- Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống bơi?

GV nhận xét và cho điểm

*Đáp án và biểu điểm:

+) Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay (5đ) + Hình dạng cơ thể thon nhỏ

+ Chi trước: biến đổi thành cánh da (mềm rộng nối chi trước với chi sau và đuôi) + Chi sau: yếu

- Tập tính:

+ Bay lượn không có đường bay rõ rệt

+ Ăn sâu bọ và quả cây. Răng nhọn sắc, phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ +) Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống bơi (5đ) + Hình dạng cơ thể: hình thoi, thon dài, cổ không phân biệt với thân

+ Chi trước: Biến đổi thành vây bơi (có xương cánh tay, xương ống tay, xương ngón tay) + Chi sau: tiêu giảm

+ Lớp mỡ dưới da dày

- Di chuyển dưới nước bằng cách bơi uốn mình

- Ăn tôm, cá và động vật nhỏ, ăn bằng cách lọc mồi nhờ các khe của tấm sừng miệng.

- Sinh sản trong nước và nuôi con bằng sữa.

3. Bài mới:

*Mở bài: Trong lớp Thú, ngoài bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ dơi và bộ cá voi còn những bộ thú nào khác nữa không. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu.

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành I. Bộ ăn sâu bọ (10’)

- Môi trường sồng: Trên mặt đất (chuột chù), Đào hang (chuột chũi).

- Lối sống: Đơn độc

- Cấu tạo răng: Các răng nhọn, răng hàm cũng có 3,4 mấu nhọn.

- Cấu tạo chân: Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón to khoẻ

- Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài trên mõm  Thích nghi với cách đào

Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ ăn sâu bọ

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 50.1 và đọc  SGK và trả lời câu hỏi.

+ Chuột chù có đặc điểm nào thích nghi với đời sống ăn sâu bọ?

+ Chân chuột chũi có đặc điểm phù hợp với việc đào hang như thế nào?

HS: quan sát hình 50.1 và đọc  SGK và trả lời câu hỏi

GV: Yêu cầu HS thảo luận và trình bày một số tập tính của chuột chù và chuột chũi.

HS: Thảo luận và hoàn thành câu hỏi  Đại diện nhóm báo cáo kết quả  nhóm khác bổ sung  GV kết luận

Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

137

bới tìm mồi.

II. Bộ gặm nhấm (10’)

- Môi trường sồng: Trên mặt đất (chuột đồng), Trên cây (sóc).

- Lối sống: Đàn

- Cấu tạo răng: Răng cửa lớn, luôn mọc dài, thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm  Thích nghi với chế độ gặm nhấm.

- Cấu tạo chân: Chi trước ngắn

Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ gặm nhấm

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 50.2 và đọc  SGK và trả lời câu hỏi.

+ Đặc điểm cấu tạo nào thích nghi với đời sống gặm nhấm

HS: quan sát hình 50.2 và đọc  SGK và trả lời câu hỏi

GV: Yêu cầu HS thảo luận và trình bày một số tập tính của bộ gặm nhấm.

HS: Thảo luận và hoàn thành câu hỏi  Đại diện nhóm báo cáo kết quả  nhóm khác bổ sung  GV kết luận

Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

III. Bộ ăn thịt (10’)

- Môi trường sồng: Trên mặt đất và trên cây.

- Lối sống: Đàn và đơn độc - Cấu tạo răng: Răng cửa ngắn sắc; răng nanh lớn, dài, nhọn;

răng hàm có nhiều mấu dẹp, sắc

 Thích nghi với chế độ ăn thịt (róc xương, xé mồi,nghiền cắt mồi)

- Cấu tạo chân: Chi to khoẻ, các ngón có vuốt sắc, dưới có đệm thịt dày  Chạy nhanh, cào xé con mồi và bước đi rất êm.

Hoạt động 3: Tìm hiểu bộ ăn thịt

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 50.3 và đọc  SGK và trả lời câu hỏi.

+ Đặc điểm cấu tạo nào thích nghi với đời sống ăn thịt

+ Đặc điểm của chân (báo, sói) thích nghi với săn mồi và ăn thịt như thế nào?

HS: quan sát hình 50.3 và đọc  SGK và trả lời câu hỏi

GV: Yêu cầu HS thảo luận và trình bày một số tập tính của bộ ăn thịt

HS: Thảo luận và hoàn thành câu hỏi  Đại diện nhóm báo cáo kết quả  nhóm khác bổ sung

Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết (MĐ 1)

Thông hiểu (MĐ 2)

Vận dụng thấp (MĐ 3)

Vận dụng cao (MĐ 4) Đa dạng của

lớp thú (tt) Đặc điểm của bộ ăn thịt

2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (5’) - Học sinh đọc kết luận SGK.

- Học sinh đọc mục “ Em có biết” sgk.

- HS làm bài tập: Tìm những đặc điểm của bộ ăn thịt trong các câu sau:

a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

b. Răng nanh dài, nhọn, răng hàm dẹp 2 bên sắc.

c. Rình và vồ mồi d. Ăn tạp

e. Đào hang trong đất

g. Ngón chân có vuốt cong nhọn sắc, nệm thịt dày - Đọc mục “Em có biết”

* Dặn dò: (2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi 2,3 sgk/165.

- Coi trước bài 51: Đa dạng của lớp Thú (tt) Các bộ móng guốc và bộ Linh trưởng.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh:

- Nêu được đặc điểm cơ bản của bộ thú móng guốc và phân biệt được bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ.

Giải thích được sự thích nghi với cách di chuyển nhanh.

- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt các đại diện của bộ linh trưởng và giải thích sự thích nghi với đời sống ở cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo.

- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của lớp Thú.

139

Ngày soạn :14/03 Ngày dạy : 7A:19/03 7B:20/03

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 7 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w