BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 7 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 131 - 134)

Tuaàn 26 Tieát

- Trình bày được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ và tập tính của chúng.

- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của thú mỏ vịt và thú túi thích nghi với đời sống của chúng.

- Giải thích sự sinh sản của Thú túi là tiến bộ hơn Thú huyệt.

2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.

- Kỹ năng hoạt động nhóm 3.Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn.

- Có thái độ yêu quý, bảo vệ động vật.

4. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của thú mỏ vịt và thú túi thích nghi với đời sống của chúng.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 48.1 và 48.2 SGK 2. Học sinh : Xem trước bài mới

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Trình bày đặc điểm hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hệ hô hấp của thỏ?

GV nhận xét và cho điểm

*Đáp án và biểu điểm:

1. Tiêu hoá: (3đ)

-VT:Nằm chủ yếu trong khoang bụng

-CT: Miệng  Thực quản  Dạ dày  Ruột non  Manh tràng  Ruột già  Gan  Tụy.

-CN: Tiêu hoá thức ăn (đặc biệt là xenlulô) 2. Hô hấp: (2đ)

-VT: Nằm trong khoang ngực.

-CT: Khí quản, phế quản, 2 lá phổi.

-CN: Dẫn khí và trao đổi khí 3. Tuần hoàn: (3đ)

-VT: Tim nằm trong khoang ngực (giữa 2 lá phổi). Các mạch máu phân bố khắp cơ thể.

-CT: Tim có 4 ngăn, có 3 loại mạch.

-CN: Máu vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi 4. Bài tiết: (2đ)

-VT:Trong khoang bụng, sát sống lưng

-CT: Gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bống đái, ống đái.

-CN: Lọc chất thừa từ máu và thải nước tiểu ra ngoài 3. Bài mới:

* GV cho HS kể tên một số loài thú mà em biết  rất nhiều loài thú sống ở mọi nơi trên trái đất đã tạo nên sự đa dạng. Vậy sự đa dạng đó được thể hiện như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành

+ Lớp thú có số lượng loài lớn (4600), phân làm 26 bộ, sống ở khắp nơi.

+ Sự phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm: sinh sản, bộ răng, chi...

Lớp Thú

Bộ Đẻ trứng Bộ Đẻ con Bộ Thú túi Các bộ còn lại

Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng và đặc điểm cơ bản để phân biệt các bộ Thú.(7’) GV: Yêu cầu HS đọc  và sơ đồ trang 156 SGK trả lời câu hỏi:

+ Sự đa dạng của thú thể hiện ở đặc điểm nào?

+ Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào?

HS: Đọc  và sơ đồ  đại diện phát biểu  GV chuẩn lại kiến thức.

Hình thành năng lực nhận biết, vận dụng vào cuộc sống.

I. Bộ Thú huyệt: (Thú mỏ vịt) (13’) - Sống ở Châu Đại Dương

- Sống trên cạn hoặc bơi trong nước.

- Có bộ lông dày, mịn, không thấm nước, chân có màng bơi.

- Đẻ trứng

- Thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra

Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ Thú huyệt

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu  SGK, quan sát hình 48.1 trả lời câu hỏi.

+ Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú?

+ Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như chó con hay mèo con?

+ Thú mỏ vịt có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với đời sống bơi lội ở nước?

HS: Thảo luận trả lời  đại diện phát biểu + Nuôi con bằng sữa

+ Thú mẹ chưa có núm vú

+ Chân có màng bơi, bộ lông dày...

GV hoàn thiện kiến thức, giới thiệu thêm về thú mỏ vịt: Mỏ rộng và dẹp sục bùn;

Chân 5 ngón  có thể đứng thẳng;

Có móng sắcđào hang để ở;

Đẻ 2-3 trứng, ấp trong 1 tuần,...

Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

II. Bộ Thú túi (Kanguru) (13’) - Sống trên đồng cỏ.

- Cao 2m, chi sau lớn, khoẻ Nhảy 40- 50km/h)

- Đẻ con (nhỏ bằng hạt đậu), thú mẹ có núm vú, con non phát triển trong túi da ở bụng thú mẹ.

- Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ Thú túi

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu  SGK, quan sát hình 48.2 trả lời câu hỏi.

+ Kanguru có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với lối sống chạy nhảy?

+ Tại sao kangguru con phải nuôi trong túi ấp của thú mẹ?

HS: Thảo luận trả lời  đại diện phát biểu + Hai chân sau to, khoẻ và dài

+ Con non nhỏ chưa phát triển đầy đủ

GV hoàn thiện kiến thức, giới thiệu thêm về kanguru:

Nặng 80kg; sống thành đàn; Con non ở bụng mẹ như quả nho dính chặt vào cuống, sữa mẹ tự động chảy vào miệng; Sau 1 năm thôi bú.

Hình thành năng lực quan sát, nhận biết, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết

(MĐ 1) Thông hiểu

(MĐ 2) Vận dụng thấp

(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Đa dạng của

lớp thú

Vì sao thú mỏ vịt được xếp vào lớp

Vì sao con non của kanguru phải 133

thú. nuôi con trong túi ấp

2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (4’)

HS làm bài tập sau: Đánh dấu ( X ) vào câu trả lời đúng 1.Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú, vì:

□ Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước

□ Nuôi con bằng sữa

□ Bộ lông dày giữ nhiệt

2.Con non của kanguru phải nuôi con trong túi ấp là do:

□ Thú mẹ có đời sống chạy nhảy

□ Con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ

□ Con non chưa biết bú sữa.

GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ sgk và mục “Em có biết?”

* Dặn dò: (2’)

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk.

- Coi trước bài 49: Đa dạng của lớp Thú: Bộ dơi và bộ cá voi.

Y/c : Nêu được Đ2 cấu tạo ngoài của 2 bộ thú thông qua đại diện của nó

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh:

- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay.

- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.

2.Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích.

- Hoạt động nhóm 3.Thái độ

Ngày soạn :07/03 Ngày dạy : 7A:12/03 7B: 13/03

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 7 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w