Tình hình thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 63 - 69)

Đầu tư là nhân tố quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới trong thế kỷ XXI.

Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 1991 - 1995 thực hiện 229.300 tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương khoảng 20,8 tỷ USD, bằng 3,5 lần vốn đầu tư thực hiện trong thời kỳ 1986 - 1990 (khoảng 65.000 tỷ đồng theo mặt bằng giá 1995, tương đương 5,9 tỷ USD). Tốc độ tăng bình quân vốn đầu tư hàng năm của thời kỳ này là 29,1%, trong đó, tăng bình quân vốn Ngân sách Nhà nước 26,3%; vốn tín dụng đầu tư 7,1%; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 25,2%; vốn của dân và tư nhân 17,7%; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 54,8%.

Thời kỳ 1996 - 2000, tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển có xu hướng chậm lại, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội ước thực hiện khoảng 400.000 tỷ đồng (tương đương 36 tỷ USD) bằng 1,7 lần thực hiện thời kỳ 1991-1995, tốc độ tăng bình quân hàng năm của thời kỳ này là 9,9%, riêng năm 1998 giảm so với năm 1997 là 3,4%. Vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước tăng bình quân 7%; vốn tín dụng đầu tư tăng 49,7% (do có nguồn vốn ODA cho vay lại khoảng 3 tỷ USD); vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tăng 23,3%;

vốn đầu tư của dân và tư nhân tăng 2%; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm 0,15%.

Tính chung giai đoạn (1991 - 2000) vốn đầu tư thực hiện 629.300 tỷ đồng (tương đương khoảng 56,8 tỷ USD) tăng bình quân hàng năm là 19,1%, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước tăng 15%; vốn tín dụng đầu tư tăng 29%;

vốn của doanh nghiệp Nhà nước tăng 24%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 24%.

Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) liên tục tăng và tương đối ổn định: năm 1991 là 16,7%, năm 1992 là 21,4%, năm 1993 là 29,5%, năm 1994 là 30,4%, năm 1995 là 28,4%, năm 1996 là 28,4%, năm 1997 là 28,7%, năm 1998 là 25,1%, năm 1999 là 26,7% và năm 2000 là 27% [3, tr. 21].

Kết quả của hoạt động đầu tư giai đoạn 1991 - 2000 là sự tăng trưởng năng động của GDP. Cùng với đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục trong giai đoạn 1991-2000: năm 1991 là 6,0%, năm 1992 là 8,6%, năm 1993 là 8,1%, năm 1994 là 8,8%, năm 1995 là 9,5% và năm 1996 là 9,34% [20, tr.

42]. Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta vẫn đạt khá, năm 1997 là 8,2%, năm 1998 là 5,8%, năm 1999 là 4,8% và năm 2000 là 6,75% [32, tr. 17].

Mối quan hệ giữa tổng đầu tư so với GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Tổng đầu tư xã hội / GDP và tốc độ tăng GDP thời kỳ 1991 - 2000

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng đầu t­ so víi GDP Tốc độ t¨ng GDP

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo thường niên năm 2000.

Biểu đồ 2.1 cho thấy, tỷ trọng tổng vốn đầu tư trên GDP giai đoạn 1991 - 1993 tăng với tốc độ nhanh, trung bình tăng 40%/năm và đạt tốc độ cao nhất vào năm 1994 là 46,7% đã kéo theo sự tăng trưởng cao của GDP. Sự suy giảm tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP trong các năm tiếp theo là một trong những nguyên nhân cơ bản kéo theo sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng GDP.

Thời kỳ tiếp theo, tổng vốn đầu tư vẫn tăng, nhưng với tốc độ tăng GDP thấp hơn nhiều so với các năm trước.

Do chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động vốn trong và ngoài nước, xóa bỏ bao cấp trong đầu tư nên nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng tăng và cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi đáng kể.

Nếu như trước những năm 1990, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước thì thời kỳ 1991 - 2000 vốn đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước chỉ chiếm khoảng 21,2%, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 12,7%, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước 13,4%, vốn đầu tư của tư nhân và dân cư 27% và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 25,6%.

2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-2000

Trong giai đoạn 1991-2000, Nhà nước ta đã tập trung vốn đầu tư cho những ngành sản xuất chủ yếu như nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, ngành giao thông vận tải, bưu điện...

Từ phụ lục 2.1 ta thấy, mặc dù tổng vốn đầu tư xã hội trong thời kỳ này tăng nhanh, song nguồn vốn đầu tư lại chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp cả thời kỳ 1991 - 2000 khoảng 285.550 tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương 25,9 tỷ USD, chiếm 38,8%

tổng nguồn vốn đầu tư, trong đó giai đoạn 1991 - 1995 chiếm 37%; 1996 - 2000 chiếm 40,7%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 27,1%, trong đó giai đoạn (1991 - 1995) tăng bình quân 41,1 %; giai đoạn (1996 - 2000) tăng bình quân 14,5%. Trong ngành công nghiệp, tổng vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp nhẹ khoảng 30%.

Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc cả thời kỳ 1991-2000 chiếm 73.000 tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương khoảng 6,6 tỷ USD, bằng 15,9% tổng vốn đầu tư xã hội (trong đó giai đoạn 1991-1995 là 14%, giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân là 17%). Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 24,5% (giai đoạn 1991-1995 tăng bình quân 53,2%, giai đoạn 1996 - 2000 tăng bình quân 12,2%).

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp còn thấp và có xu hướng giảm, trung bình đạt 8,7 %/năm giai đoạn 1991-1997.

Trong giai đoạn 1991-2000, vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp và nông thôn ước đạt 67.560 tỷ đồng (mặt bằng giá 1995), tương đương 6,1 tỷ USD. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm là 22,9%, trong đó giai đoạn (1991-1995) tăng bình quân là 19,8%, giai đoạn (1996-2000) tăng bình quân 26,1%.

Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn trong tổng số vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1991-2000 là 9,2%, trong đó giai đoạn 1991-1995 là 9,3%, giai đoạn 1996-2000 là 9,1 % (năm 1998 là 7,8%, năm 1999 là 7,4 % và năm 2000 là 15,8%).

Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học - công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhưng đầu tư chưa tương xứng so với nhu cầu phát triển. Vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực này trong giai đoạn 1991-2000 là 35.750 tỷ đồng (mặt bằng giá 1995), tương đương 3,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 4,5 % tổng vốn đầu tư xã hội; trong đó giai đoạn 1991-1995 tỷ trọng là 3,4%, giai đoạn 1996-2000 tỷ trọng là 6,2%.

Đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ trung bình chiếm tới 52 % tổng đầu tư xã hội, trong khi đó đầu tư cho nông - lâm - ngư nghiệp rất thấp, tính chung giai đoạn 1991-2000 chỉ chiếm 9,2% tổng đầu tư xã hội. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển dành cho công nghiệp, xây dựng có tăng, nhưng trung bình cũng chỉ đạt 38,8 % tổng vốn đầu tư xã hội và thấp hơn nhiều so với tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của lĩnh vực dịch vụ.

Sự chưa hợp lý về cơ cấu đầu tư còn được thể hiện rõ trong cơ cấu phân bổ vốn đầu tư phát triển của lĩnh vực dịch vụ, trong đó phần lớn vốn đầu tư dùng để xây dựng khách sạn và nhà ở. Trong khi đó, vốn đầu tư phát triển cho giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 4,5 % tổng đầu tư phát triển toàn xã hội. Trong đó, tỷ trọng vốn chi cho giáo dục chỉ chiếm 1,9 %, cho y tế chiếm gần 1,1 %, cho khoa học - công nghệ chiếm 0,25%

trung bình hàng năm giai đoạn 1991-2000.

Cũng giống như cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư theo phân cấp quản lý giai đoạn 1991-2000 chưa có những cải thiện đáng kể.

Vốn đầu tư phát triển xã hội thuộc địa phương quản lý của các tỉnh, thành phố (không kể các công trình, dự án do trung ương quản lý) trong thời kỳ 1991-1995 tăng hơn thời kỳ 1986-1990 rất nhiều (xem phụ lục 2.2).

Theo giá thực tế, vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1986-1990 đã thực hiện được 8.158,9 tỷ đồng; giai đoạn 1991-1995 thực hiện được 90.897,2 tỷ đồng, gấp 11,1 lần so với thời kỳ 1986-1990 (Hai năm 1996-1997 thực hiện được là 73.000 tỷ đồng, bằng 80% của cả thời kỳ 1991-1995).

Theo giá so sánh 1989, thời kỳ 1986-1990 vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý thực hiện được 13.589,7 tỷ đồng (Thời kỳ 1991-1995 là 33.321,5 tỷ đồng, gấp 2,45 lần so với thời kỳ 1986-1990. Riêng 2 năm (1996- 1997) thực hiện được là 14.388,5 tỷ đồng bằng 105,9% so với cả thời kỳ 1986-1990 và bằng 43% so với cả thời kỳ 1991-1995).

Như vậy, so với thời kỳ 1986-1990, vốn đầu tư phát triển xã hội do địa phương quản lý thời kỳ 1991-1997 có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn nhiều so với thời kỳ 1986-1990 (Thời kỳ 1986-1990 bình quân hàng năm tăng 8,8%, Thời kỳ 1991-1995 bình quân tăng 18,9%, Năm 1996 so với năm 1995 tăng 24%, năm 1997 tăng 28,8% so với năm 1996).

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo vùng, lãnh thổ giai đoạn 1991- 2000 còn nhiều bất cập, chưa có sự chuyển dịch mang tính đột phá.

Vốn đầu tư phát triển thuộc các vùng khó khăn, căn cứ cách mạng như Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Tây Bắc - Bắc Bộ không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1986-1990 (xem phụ lục 2.3).

Giai đoạn 1991 - 1995 và từ năm 1996 đến năm 2000, nguồn vốn đầu tư phát triển còn tập trung vào một số vùng kinh tế, mặc dù đã có sự điều chỉnh. Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ thu hút vốn đầu tư phát triển nhiều nhất do lợi thế so sánh về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư phát triển hai vùng này đã chiếm trung bình 47 % tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trong giai đoạn (1991 - 2000), trong khi đó vùng Tây Nguyên chiếm 3,9 %, vùng Tây Bắc chỉ chiếm 2,5 %, mức thấp nhất so với các vùng kinh tế. Từ năm 1995 trở lại đây, cơ cấu đầu tư đã được điều chỉnh, ưu tiên cho một số vùng kém phát triển như miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, nhưng mức độ điều chỉnh còn thấp, còn mang tính dàn trải, chưa chú trọng tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo vùng, lãnh thổ, đổi mới cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư, tăng thành phần chi phí cho thiết bị, giảm thành phần chi phí cho xây lắp và hạn chế những chi phí xây dựng cơ bản khác là xu thế đổi mới chung hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư ở nước ta trong thời gian vừa qua tuy có biến đổi theo chiều hướng tích cực, song còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (xem phụ lục 2.4).

Tỷ trọng vốn xây lắp có xu hướng giảm từ 72,5 % năm 1990 xuống còn 56 % năm 2000 và bình quân giai đoạn (1991 - 2000) là 59,7 %. Chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển và có xu hướng tăng từ 27,6% thời kỳ 1991 - 1995 lên 28% thời kỳ 1996 - 2000. Tỷ trọng vốn xây dựng cơ bản khác có những diễn biến tương đối phức tạp và khá lớn từ 9,5% năm 1990 giảm còn 8,1% năm 1991 và mấy năm gần đây lại có xu hướng tăng lên rất nhanh, năm 1995 là 12,2% đến 1996 lên 13,5%, năm 2000 lại tăng lên 17%. Điều này phản ánh cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, đứng trên phương diện tổng quát thì hoạt động đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua chưa đủ cơ sở để các ngành kinh tế xã hội vượt tầm để có sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường của khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w