Thực trạng cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 86 - 89)

Kể từ năm 1990 đến năm 1998, các nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước hoặc được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất để đầu tư dưới các hình thức tín dụng ưu đãi của Nhà nước bao gồm:

- Vốn tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước, trong đó:

+ Vốn trong nước do Ngân sách Nhà nước cấp khoảng 6.939 tỷ đồng, vốn Nhà nước huy động (Vốn của BHXHVN) là 3.700 tỷ đồng; vốn do các tổ chức cho vay huy động khoảng 8.265 tỷ đồng được Nhà nước bù chênh lệch lãi suất.

+ Vốn ODA cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký của 186 dự án với số vốn 3.223,868 triệu USD (tương đương 41.912 tỷ đồng).

- Vốn của Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia là 1.244 tỷ đồng, bao gồm Ngân sách Nhà nước cấp vốn điều lệ: 450 tỷ đồng; các doanh nghiệp Nhà nước góp vốn điều lệ: 64 tỷ đồng; vốn huy động 600 tỷ đồng, nguồn vốn nhận cho vay ủy thác là 130 tỷ đồng.

- Các quỹ đầu tư phát triển là 729,3 tỷ đồng, bao gồm Quỹ đầu tư thành phố Hồ Chí Minh: 578 tỷ đồng, trong đó số vốn do Sở Tài chính ủy thác cho vay: 279 tỷ đồng; Quỹ đầu tư Bình Định: 51,3 tỷ đồng; Quỹ đầu tư thành phố Hải phòng: 50 tỷ đồng; Quỹ đầu tư thành phố Đà nẵng: 50 tỷ đồng.

- Một số nguồn vốn và quỹ tín dụng có tính chất ưu đãi (do Ngân sách Nhà nước cấp) là 2619,3 tỷ đồng, trong đó Chương trình 327: 400 tỷ đồng, Quỹ giải quyết việc làm: 1.219,3 tỷ đồng; Ngân hàng Người nghèo: 700 tỷ đồng và Ngân hàng nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long là 300 tỷ đồng [6].

Tổng cộng các nguồn vốn nêu trên là 65.408,6 tỷ đồng, được phân chia cho nhiều đầu mối quản lý và cho vay.

Tại Quyết định số 13/1999/QĐ-TTg ngày 4/2/1999 kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 1999 và năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển như sau:

+ Năm 1999: 4.500 tỷ đồng bao gồm thu hồi nợ để cho vay 600 tỷ đồng, vay Quỹ Bảo hiểm xã hội là 2.000 tỷ đồng, vốn huy động 1.500 tỷ đồng, vay nước ngoài 30 triệu USD (tương đương 400 tỷ đồng). Trong đó, Tổng cục Đầu tư phát triển cho vay là 1.700 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho vay là 2.800 tỷ đồng.

+ Năm 2000: Thủ tướng Chính phủ giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay là 20.207 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 8.707 tỷ đồng; vốn nước

ngoài là 11.500 tỷ đồng và giao các Ngân hàng thương mại huy động là 6.200 tỷ đồng.

Nếu trong những năm đầu của thập kỷ 90, khoản vốn tín dụng do Nhà nước cấp để thực hiện cho vay, thì đến nay đã thử nghiệm và triển khai thành công nhiều hình thức huy động vốn như phát hành trái phiếu, tín phiếu, huy động tiết kiệm trong dân. Do số vốn huy động ngày càng nhiều hơn nên chúng ta đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các chương trình lớn, các dự án quan trọng của nền kinh tế như năng lượng, xi măng, khu công nghiệp, khu chế xuất với thời gian cho vay dài hơn.

Bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn vốn trong nước cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, từ năm 1993 đến nay, cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết cung cấp nguồn ODA cho Việt Nam với tổng số vốn là 13,5 tỷ USD.

Số vốn đã được hợp thức hóa thông qua các hiệp định tài trợ cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội là 8,8 tỷ USD, bằng 65,2% nguồn ODA cam kết.

Một phần quan trọng vốn ODA được sử dụng làm nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, đạt số dư nợ đến thời điểm hiện nay trên 3,5 tỷ USD.

Như vậy, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước kể từ năm 1990 đến nay đã không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, cơ chế huy động các nguồn vốn còn bất cập, chưa tạo động lực, sức hấp dẫn để khuyến khích, thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi, hoặc đang được sử dụng kém hiệu quả trong xã hội. Vốn tín dụng đầu tư phát triển trong nước mới chủ yếu được huy động từ các nguồn như Ngân sách Nhà nước, vay lại của các tổ chức tài chính (Bảo hiểm xã hội, tiết kiệm bưu điện, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài) với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường tại thời điểm. Việc phát hành trái phiếu, công trái, huy động trực tiếp từ dân cư, từ các tổ chức tài chính, tín dụng, từ thị trường vốn, thị trường chứng khoán còn gặp nhiều khó khăn. Việc huy động nguồn vốn ngoài nước (từ các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân, thị

trường chứng khoán nước ngoài) còn lúng túng. Nguồn vốn ODA cho vay lại có xu hướng giảm dần cùng với sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Sự lúng túng, chậm trễ trong công tác giải ngân và đặc thù riêng biệt của từng loại vốn, từng dự án phụ thuộc vào nhiều nhà tài trợ khác nhau làm cho công tác huy động, sử dụng và quản lý vốn ODA phức tạp. Nhìn chung, cơ chế huy động các nguồn vốn của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong những năm vừa qua chưa thật đa dạng, không ổn định, thường bị động, khiến các đầu mối cho vay rất lúng túng trong việc thực hiện kế hoạch tín dụng của Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w