Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 155 - 164)

Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước thông qua tổ chức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nhằm tài trợ một phần vốn cho chủ đầu tư, thúc đẩy chủ đầu tư rút ngắn thời gian xây dựng, sớm đưa dự án vào sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác quản lý để vận hành dự án có hiệu quả, chống tư tưởng ỷ lại Nhà nước.

Điều kiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là những quy định đòi hỏi mang tính chất bắt buộc để có thể xem xét thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho dự án.

Theo quy định hiện hành, điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); dự án chưa được vay đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước; phải được tổ chức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chấp thuận và ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Trong thực tế triển khai hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã và đang bộc lộ những khó khăn, vướng mắc đòi hỏi nghiên cứu để có giải pháp khắc phục như cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; yêu cầu về thủ tục giấy tờ phức tạp; gây tốn kém chi phí và thời gian.

Chính do những vướng mắc đó mà phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không muốn xin ưu đãi đầu tư nói chung, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nói riêng.

Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và Nghị định hướng dẫn thi hành hiện nay đã quy định rất rõ ràng, cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, vùng được hưởng các ưu đãi đầu tư. Như vậy, việc đòi hỏi giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư làm điều kiện cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là không cần thiết.

Điều này thực chất chỉ làm tăng thêm thủ tục hành chính rườm rà, tốn công sức và tiền của của chủ đầu tư. Theo ý kiến chúng tôi, Quỹ Hỗ trợ phát triển căn cứ trên các quy định hiện hành để cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho những đối tượng đã được quy định rõ ràng. Trường hợp các quy định hiện hành của Chính phủ chưa rõ ràng, Quỹ Hỗ trợ phát triển trực tiếp xin ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về đối tượng. Phải khẳng định rằng, đây là những công việc phải làm của các cơ quan quản lý nhà nước chứ hoàn toàn không phải của chủ đầu tư. Chủ đầu tư chỉ phải kiến nghị cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, còn việc có đúng đối tượng và đủ điều kiện hay không là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Kết quả cuối cùng phải trả lời chủ đầu tư là đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hay không được cấp.

Tóm lại, để khắc phục những vướng mắc nhằm hoàn thiện điều kiện thu hưởng hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, Nhà nước nên bỏ quy định bắt buộc phải có giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, có

thể quy định những ưu đãi mà chủ đầu tư được hưởng ngay trong quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.3.1.2. Đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành là tương đối rộng, gần như bao trùm toàn bộ các dự án đầu tư trong nền kinh tế quốc dân (trừ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài). Một số ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại danh mục A của Nghị định 51 còn quy định chung chung, không phù hợp với phân ngành kinh tế quốc dân của Tổng cục Thống kê, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng lớn, song nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước lại có hạn.

Do vậy, theo ý kiến chúng tôi, đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo hướng:

- Đảm bảo phát triển hài hòa giữa các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư không thể là hình thức duy nhất được thực hiện mà hình thức này phải được tồn tại hài hòa cùng với các hình thức hỗ trợ đầu tư khác, thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách ổn định và bền vững.

- Đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về vai trò, vị trí của các dự án đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế phù hợp với khả năng cân đối của Ngân sách Nhà nước hàng năm.

- Đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải phù hợp yêu cầu và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cần được hoàn chỉnh phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ cụ thể. Cần quy định thời gian mà các đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được hưởng. Theo chúng tôi, nên quy định thời hạn mà các dự án được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

là 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước và khuyến khích được các chủ đầu tư nhanh chóng đổi mới công nghệ thiết bị đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay.

3.3.1.3. Hoàn thiện mức hỗ trợ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo hướng đảm bảo tính hấp dẫn và cân đối so với các hình thức hỗ trợ khác

Mức hỗ trợ lãi suất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Nếu như lãi suất vay vốn quy định sức hấp dẫn và mức cầu về tín dụng thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư sẽ quy định sự lựa chọn của chủ đầu tư giữa hình thức vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định hiện hành (Nghị định số 43/1999/NĐ-CP và Quyết định số 58/2001/QĐ-TTg) chưa tính đến mức lãi suất mà chủ đầu tư vay vốn của tổ chức tín dụng cho nên dễ dẫn đến tình trạng chủ đầu tư vay vốn của tổ chức tín dụng với lãi suất thấp hơn hoặc bằng mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vẫn được nhà nước hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; chưa phân biệt loại hình dự án đầu tư để có phương pháp tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thích hợp đối với từng loại dự án.

Hơn nữa, dư nợ càng lớn, trả lãi vay cho tổ chức tín dụng càng nhiều thì số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư càng ít và ngược lại. Do vậy, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư và chưa thật sự là đòn bẩy kinh tế hữu hiệu trong công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Để khuyến khích các chủ đầu tư tự huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư, không phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, đồng thời khuyến khích các chủ đầu tư quan tâm hơn nữa đến hiệu quả đầu tư, sớm đưa dự án vào hoạt động, trả nợ đúng hạn hoặc trước hạn và tạo ra sự bình đẳng đối với các chủ đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, theo ý kiến chúng tôi, cần thiết phải thay đổi phương thức tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho một doanh nghiệp phải bù đắp được số tiền chênh lệch về lãi suất giữa vay vốn của tổ chức tín dụng thương mại và vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Như vậy, mức hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án cần hoàn thiện theo hướng:

* Đối với những dự án vay vốn bằng nội tệ (Việt nam đồng):

Hướng thứ nhất: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên cơ sở số nợ gốc chủ đầu tư đã trả trong năm theo hợp đồng tín dụng và chênh lệch giữa lãi suất Ngân hàng thương mại với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho cả dự án:

i td n

i

NH L T

L Vi

M=∑ × − ×

=

) (

1

Hay:

∑=

×

= n

i td

NH L Vi Ti

L M

1

) (

Trong đó:

M - Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho cả dự án

Vi - Số nợ gốc trả trong năm i theo hợp đồng tín dụng

LNH - Lãi suất cho vay tại thời điểm vay vốn của tổ chức tín dụng trong phạm vi lãi suất cơ bản.

Ltd - Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại cùng thời điểm vay vốn của tổ chức tín dụng.

Ti là số năm thực vay đối với số nợ gốc hoàn trả trong năm theo hợp đồng tín dụng.

Tính toán mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo hướng này sẽ động viên được chủ đầu tư trả nợ đều đặn hoặc trước hạn, đã tính đến thời gian số vốn vay phải chịu lãi suất, mức lãi suất chủ đầu tư vay vốn của tổ chức tín dụng.

Số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư mà chủ đầu tư thực nhận được bù đắp được số tiền chênh lệch về lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Tuy nhiên, theo hướng này số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư những năm đầu trả nợ nhận được ít, nhưng số tiền trả lãi cho các tổ chức tín dụng lại nhiều, gây căng thẳng về tài chính, nhất là đối với doanh nghiệp mới thành lập.

Hướng thứ hai: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên cơ sở dư nợ và chênh lệch về lãi suất giữa vay vốn của tổ chức tín dụng thương mại và vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, được tính theo công thức sau:

) (

1 td

n

i Di LNH L

M=∑ −

=

Trong đó:

M, LNH, Ltd: chú thích như ở trên Di là số dư nợ năm i

Theo hướng này, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã tính đến thời gian số vốn vay phải trả lãi suất, tính đến mức lãi suất chủ đầu tư vay vốn của tổ chức tín dụng. Số tiền được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án bù đắp được chênh lệch về lãi suất giữa vay vốn của tổ chức tín dụng và vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Tuy nhiên, dư nợ càng cao, chủ đầu tư càng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư càng nhiều nên không khuyến khích được chủ đầu tư huy động tối đa các nguồn để rút ngắn thời gian trả nợ.

Như vậy, cả hai hướng trên đều đã phần nào giải quyết được những vướng mắc phát sinh trong thực tế, tuy nhiên đều còn những nhược điểm cần khắc phục. Theo chúng tôi, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cần được phân biệt theo từng loại hình dự án đầu tư và cần được thực hiện theo hướng thứ ba:

- Đối với các dự án vay đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xác định theo công thức:

∑=

××

= n

i i

t

NH L Vi T

L M

1

) (

Tuy nhiên, khi sử dụng công thức này để tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư phải đảm bảo những nguyên tắc:

+ Việc cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm căn cứ vào nợ gốc phải trả trong năm theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng;

+ Nếu số nợ gốc trả trong năm ít hơn nợ gốc phải trả theo hợp đồng tín dụng, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong năm căn cứ vào số nợ gốc thực tế đã trả trong năm đó;

+ Nếu sang năm sau, số nợ gốc của năm trước còn thiếu so với hợp đồng tín dụng được trả bù thì số nợ gốc trả bù cho năm nào mức hỗ trợ lãi suất tính theo năm đó;

+ Nếu số nợ gốc trả trong năm nhiều hơn số nợ gốc phải trả theo hợp đồng tín dụng thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với số nợ gốc phải trả theo hợp đồng tín dụng được tính theo năm đó. Còn số nợ gốc trả vượt trong năm so với hợp đồng tín dụng thì được tính theo mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư như đối với số nợ gốc trả theo hợp đồng tín dụng của năm sau.

Lãi suất vay vốn của các tổ chức tín dụng được tính theo lãi suất thực tế đã ký hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá lãi suất cơ bản cho vay trung và dài hạn tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

+ Nếu lãi suất thực tế đã ký hợp đồng tín dụng cao hơn lãi suất cơ bản thì chỉ được tính theo lãi suất cơ bản.

+ Nếu lãi suất đã ký hợp đồng tín dụng thấp hơn lãi suất cơ bản thì được tính theo lãi suất thực tế đã ký hợp đồng tín dụng.

Khi lãi suất vay vốn của các tổ chức tín dụng bằng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, chủ đầu tư vay vốn tại các tổ chức tín dụng không được cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

+ Nếu vì lý do khách quan, chủ đầu tư thực sự gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án hoặc trong sản xuất kinh doanh dẫn đến không thể trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng mà được các tổ chức tín dụng điều chỉnh hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đầu tư của nhà nước chấp thuận thì số thời gian gia hạn nợ cũng được cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, nhưng tổng số thời gian để tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với một dự án không được vượt quá 5 năm.

- Đối với các dự án vay vốn thành lập doanh nghiệp mới được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xác định:

) (

1 td

n

i Di LNH L

M =∑ −

=

Trong đó:

+ Lãi suất vay vốn của các tổ chức tín dụng được xem xét theo lãi suất thực tế đã ký hợp đồng tín dụng nhưng không được vượt quá lãi suất cơ bản cho vay vốn trung và dài hạn tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

+ Việc xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm căn cứ vào số dư nợ gốc trong năm theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng.

+ Trong trường hợp vì lý do khách quan chủ đầu tư thực sự khó khăn trong quá trình thực hiện dự án hoặc sản xuất kinh doanh dẫn đến không thể trả được nợ vay theo hợp đồng tín dụng mà được các tổ chức tín dụng điều

chỉnh hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chấp thuận thì số thời gian gia hạn nợ cũng được cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, nhưng tổng số thời gian để tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với một dự án không được vượt quá 5 năm.

+ Thời hạn trả nợ trong hợp đồng tín dụng phải đảm bảo ≤ thời hạn thu hồi vốn của dự án.

* Đối với những dự án vay vốn bằng ngoại tệ.

- Đối với những dự án vay vốn bằng ngoại tệ để đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên cơ sở số nợ gốc chủ đầu tư đã trả trong năm theo hợp đồng tín dụng và chênh lệch giữa lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ để xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm của dự án.

- Đối với những dự án vay vốn bằng ngoại tệ thành lập doanh nghiệp mới: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dựa trên cơ sở dư nợ bằng ngoại tệ và chênh lệch giữa lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bằng ngoại tệ để xác định mức cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm của dự án.

Mức hỗ trợ lãi

suất hàng năm của

dự án

=

Số nợ gốc trả trong năm theo hợp đồng

tín dụng bằng USD

x

Lãi suất cho vay tại thời điểm vay vốn của tổ chức

tín dụng trong phạm vi lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay

bằng ngoại tệ

-

Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bằng

USD tại cùng thời điểm vay vốn bằng USD của tổ chức tín

dụng

x

Thời gian thực vay đối với số

nợ gốc hoàn trả

Việc sử dụng các phương pháp trên để xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hàng năm cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ, vẫn phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc như việc xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng nội tệ đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 155 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w