3.3.2.1. Đối tượng và điều kiện bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Bảo lãnh tín dụng đầu tư cũng là hình thức hỗ trợ đầu tư, nhằm tạo ra nhiều nguồn vốn cho hỗ trợ đầu tư phát triển. Tuy nhiên do hình thức hỗ trợ này mới được áp dụng nên tâm lý các nhà đầu tư chưa có thói quen, hơn nữa cơ chế hỗ trợ còn chưa thực sự hấp dẫn và cởi mở nên các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm nhiều đến hình thức vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Những dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư là các dự án vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư thuộc các ngành nghề khuyến khích đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Thực tế cho thấy, công tác bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn gặp nhiều vướng mắc, đối tượng được bảo lãnh tín dụng đầu tư tương đối rộng, bao trùm rất nhiều các ngành nghề, lĩnh vực, lãnh thổ. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, nhu cầu bảo lãnh lại lớn kèm theo rất nhiều những điều kiện ràng buộc chưa thật sự thông thoáng, cởi mở dẫn đến việc thực hiện công tác bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn và thực tế chưa có những hoạt động khởi sắc thực sự.
Theo ý kiến chúng tôi, trong thời gian tới để thúc đẩy hình thức hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua bảo lãnh tín dụng đầu tư, Nhà nước nên quy định cụ thể những ngành nghề, lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên trong
từng thời kỳ phát triển cụ thể. Chúng tôi ủng hộ quan điểm nên giữ ổn định đối tượng bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển tối thiểu từ 3-5 năm.
Theo quy định hiện hành, điều kiện để dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển là:
- Dự án có hiệu quả kinh tế;
- Những dự án do tổ chức cho vay yêu cầu phải có bảo lãnh.
- Dự án đã được tổ chức tín dụng thẩm định cho vay và chủ đầu tư có văn bản yêu cầu bảo lãnh.
- Được tổ chức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay.
- Phải có tài sản bảo đảm cho bảo lãnh như đối với hình thức vay vốn tín dụng đầu tư phát triển trực tiếp.
Để thực hiện bảo lãnh, Quỹ Hỗ trợ phát triển phải xem xét trên nhiều khía cạnh:
- Chủ trương đầu tư của dự án;
- Năng lực quản lý của chủ đầu tư;
- Khả năng trả nợ (nguồn trả nợ), thời gian trả nợ, năng lực tài chính của chủ đầu tư;
- Xem xét hợp đồng tín dụng và các yêu cầu ràng buộc của tổ chức cho vay.
Như vậy, điều kiện bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước không khác gì so với các hình thức bảo lãnh tín dụng thương mại khác. Khi thực hiện bảo lãnh, ngoài yêu cầu đáp ứng chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đất nước thì yêu cầu quan trọng phải là an toàn đồng vốn. Theo chúng tôi, với quan điểm như vậy, hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước khó có khả năng đi vào cuộc sống và trở thành một trong những hình thức tín dụng đầu tư phát triển sôi động của Nhà nước. Chúng tôi ủng hộ quan
điểm của một số nhà kinh tế và quản lý cho rằng, bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong đầu tư, nhận rủi ro bất khả kháng từ các tổ chức tín dụng về phía Nhà nước.
Tóm lại, đối tượng bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cần mang tính trọng điểm và điều kiện bảo lãnh phải được hoàn thiện theo hướng đơn giản, cùng chia sẻ rủi ro và sẵn sàng chấp nhận rủi ro bất khả kháng trong đầu tư về phía Nhà nước.
3.3.2.2. Hoàn thiện việc xác định mức bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Theo quy định hiện hành mức bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển đạt 70-80% tổng số vốn đầu tư. Trường hợp đặc biệt mức bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có thể lên tới 100% tổng số vốn đầu tư.
Quy định như vậy là nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư và tổ chức tín dụng cho vay vốn đầu tư. Thực hiện hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư, thực tế chủ đầu tư đã không được hưởng ưu đãi gì bởi để được bảo lãnh tín dụng đầu tư thì dự án đầu tư vừa phải qua hai đầu mối là tổ chức tín dụng và Quỹ Hỗ trợ phát triển và phải chịu lãi suất cao của tổ chức tín dụng cộng thêm phí bảo lãnh là 0,5%/số tiền đang bảo lãnh.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những dự án có mức độ rủi ro cao thường kèm theo khả năng thu lợi lớn. Việc trả thêm phí bảo lãnh (thường được quy định mức tương đối thấp bằng 1/3-1/4 phí bảo lãnh thương mại) là phù hợp. Nhưng theo chúng tôi nên hiểu số tiền đang bảo lãnh là số dư nợ tại thời điểm tính thu phí, nghĩa là dư nợ vay giảm dần, phí bảo lãnh cũng giảm dần. Việc làm này sẽ tăng thêm hấp dẫn cho doanh nghiệp. Còn đối với những dự án thuộc đối tượng đặc biệt khuyến khích đầu tư thì mức phí bảo lãnh nên giữ ở mức tối thiểu và có thể bằng 0.
Việc Nhà nước bảo lãnh 100% tổng số vốn đầu tư dẫn tới tình trạng các tổ chức cho vay lại ít chú ý đến hiệu quả kinh tế của dự án vì do đã có sự bảo lãnh của Nhà nước, trong trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ thay vì bất cứ lý do gì Nhà nước đều phải trả nợ thay. Hơn nữa, việc quy định Nhà nước bảo lãnh 100% tổng số vốn đầu tư, khi chủ đầu tư không trả được nợ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, địch họa thì Nhà nước phải chịu rủi ro 100 %; còn do những nguyên nhân khác thì tổ chức tín dụng sẽ chịu rủi ro 50% và Nhà nước chịu rủi ro 50%.
Để nâng cao trách nhiệm của cả chủ đầu tư, tổ chức tín dụng, theo ý kiến chúng tôi, Nhà nước chỉ nên bảo lãnh tối đa 50 % tổng số vốn đầu tư.
Phần còn lại sẽ do tổ chức tín dụng cho vay vốn gánh chịu hoặc có thể chia sẻ rủi ro đối với các tổ chức tín dụng khác.
Hình thức hỗ trợ bảo lãnh tín dụng đầu tư được biểu diễn bằng sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.1: Bảo lãnh tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Để đảm bảo cho việc thực hiện hình thức hỗ trợ bảo lãnh tín dụng đầu tư được khả thi, trong những năm tới cần hoàn thiện công tác quản lý theo hướng:
Một là, tập trung thực hiện bảo lãnh cho những dự án bảo lãnh tín dụng đầu tư theo chỉ định bảo lãnh của Thủ tướng Chính phủ và những dự án
Quỹ Hỗ trợ phát triển
Các tổ chức tín dụng cho vay vốn
Chủ đầu tư vay vốn
4 3 2
5 1
yêu cầu của chủ đầu tư phải có người bảo lãnh. Đó là dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, bảo đảm mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và trọng điểm của ngành, lĩnh vực, vùng trong kỳ kế hoạch.
Hai là, cần phải có cơ chế khuyến khích các công ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Nếu các công ty bảo hiểm Nhà nước tham gia bảo hiểm tín dụng đầu tư thì nội dung cơ bản của hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư này bao gồm:
Tổ chức tín dụng đầu tư Nhà nước và công ty bảo hiểm tín dụng được gọi là hệ thống Nhà nước hỗ trợ tín dụng đầu tư. Hệ thống này được thực hiện nhằm hỗ trợ các dự án trong việc vay tiền từ các tổ chức tín dụng cho vay với tư cách là người bảo lãnh chính thức và cung cấp bảo hiểm.
Hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư được biểu diễn bằng sơ đồ 3.2:
Sơ đồ 3.2: Bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Trường hợp chủ đầu tư không trả được khoản vay thì Quỹ Hỗ trợ phát triển sẽ hoàn trả hết phần còn lại của khoản vay cho tổ chức tín dụng thay cho chủ đầu tư (tức là cách thực hiện thay thế). Sau đó Quỹ Hỗ trợ phát triển sẽ
Công ty bảo hiểm tín dụng Nh nà ước
Quỹ Hỗ trợ phát triển
Tổ chức tín dụng cho vay
Chủ đầu tư vay vốn 6
4 2 3
5
1
nhận từ công ty bảo hiểm tín dụng Nhà nước khoảng 70-80% số tiền của số tiền phải trả cho tổ chức tín dụng cho vay.
Nếu Quỹ Hỗ trợ phát triển phải trả thay thế số tiền đó thì quyền được đền bù đối với chủ đầu tư sẽ được chuyển sang cho tổ chức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, khi Quỹ Hỗ trợ phát triển đã thu hồi xong tiền từ chủ đầu tư thì Quỹ Hỗ trợ phát triển sẽ trả lại khoảng 70-80% số tiền đã thu hồi cho công ty bảo hiểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
3.4. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC