Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giai đoạn 1991-2000

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 79 - 86)

Kết quả lớn nhất trong 11 năm đầu tiên thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là đã tạo ra được nhận thức mới, phương pháp mới, cách làm mới phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương xóa bao cấp trong đầu tư và xây dựng, đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn 11 năm thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

Với số vốn ban đầu 300 tỷ đồng vào năm 1990 giao Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho vay, sau 11 năm (1990-2000) các tổ chức cho vay đã huy động và quản lý khoảng 86.800 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn rất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi cơ chế cấp phát sang cơ chế cho vay có thu hồi gốc và lãi trong thời gian qua.

Sự tăng lên về quy mô vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua các năm được thể hiện qua biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua các năm

Nguồn: Tạp chí tài chính, số 2 năm 2001.

So với năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2000 tăng 70 lần, từ 300 tỷ đồng lên 21.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua các năm: năm 1992/1991 giảm 39,9%;

năm 1993/1992 tăng 275,5%; năm 1994/1993 tăng 57,5%, năm 1995/1994 giảm 18,6%; năm 1996/1995 tăng 163,7%; năm 1997/1996 tăng 57,1%; năm 1998/1997 tăng 17,3%; năm 1999/1998 tăng 28,3%; năm 2000/1999 tăng 10,5%.

Như vậy, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước từ năm 1990 đến nay đã không ngừng tăng lên cả về quy mô và số lượng. Sự tăng lên của nguồn vốn này đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hơn 10 năm qua.

Bằng sự hỗ trợ tích cực, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế.

0 5000 10000 15000 20000 25000

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã góp phần đáng kể vào tăng năng lực sản xuất cho một số ngành sản xuất trong 7 năm 1991- 1997 được thể hiện ở biểu 2.2.

Biểu 2.2: Đóng góp của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước vào tăng năng lực sản xuất của một số ngành sản xuất

Ngành sản xuất Đơn vị tính 1991 - 1997

Công suất phát điện MW 1.769

Đường dây dẫn điện các loại km 28.048

Năng lực sản xuất thép tăng triệu tấn 1,53

Chế biến đường tăng vạn tấn 21,5

Phân bón hóa chất tăng nghìn tấn 650

Xi măng tăng triệu tấn 5

Sản xuất giấy tăng nghìn tấn 147

Sản xuất sợi tăng nghìn tấn 68

Diện tích cà phê tăng nghìn ha 100

Diện tích chè tăng ha 9.000

Diện tích cao su tăng ha 35.000

Nguồn: Văn phòng Chính phủ (1999), Báo cáo tóm tắt ìtnh hình thực hiện cơ chế tín dụng ưu đãi của nhà nước.

Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phát huy vai trò vốn Nhà nước là đòn bẩy, tạo cơ sở để huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác cho đầu tư, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Nhà nước đã huy động các thành phần kinh tế khác tham gia góp vốn đầu tư, khuyến khích tiết kiệm để đầu tư. Nguồn vốn huy động ngoài Ngân sách chiếm tới 83,3% tổng

vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Một số nguồn huy động như:

vay của dân năm 1997 là 3.000 tỷ đồng, năm 1998 là 3.000 tỷ đồng, năm 1999 là 1.500 tỷ đồng, vay Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 1998 là 2.500 tỷ đồng, năm 1999 là 2.000 tỷ đồng, năm 2000 là 2000 tỷ đồng, vốn thu hồi nợ năm 1996: 500 tỷ đồng, năm 1997: 550 tỷ đồng, năm 1998: 500 tỷ đồng, năm 1999: 600 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã góp phần tích cực vào tạo thêm việc làm cho người lao động, đặc biệt cho nông dân, ngư dân như các dự án mía đường, đánh bắt cá xa bờ, trồng cao su, chè, dự án ngành điện, than. Nếu chỉ tính 535 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động do tổng cục đầu tư phát triển cho vay và 467 dự án do Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia cho vay cũng đã giải quyết và ổn định việc làm cho 109.276 lao động, trong đó 50% là lao động nông nghiệp trong các vùng nguyên liệu [6].

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong giai đoạn 1991-2000 chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp như điện, than, xi măng, thép, dệt, may, hóa chất, cơ khí, điện tử, nhà máy nước, phương tiện vận tải, thiết bị thi công. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm trên 60%

tổng số vốn đầu tư (gần 55% số dự án) đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho công nghiệp từ 34,6% (năm 1993) lên 36,6% (năm 1995), 40% (năm 1998) và 40,2% (năm 2000) [33, tr. 30]

Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung vào ngành công nghiệp đã làm cho giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng đáng kể, ngay cả khi nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực và trên thế giới tăng từ 12,6% (năm 1993) lên 13,6% (năm 1995), 14,5% (năm 1998) và 15,5% (năm 2000) [50, tr. 106]. Hàng loạt các công

trình quan trọng được đưa vào khai thác, sử dụng, nâng cao năng lực sản xuất của đất nước.

Việc tập trung vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vào ngành công nghiệp, chương trình đóng tầu biển, chương trình cơ khí... đã góp phần quan trọng nâng tỷ lệ GDP của ngành so với cả nước phát triển liên tục và vững chắc từ 28,9% (năm 1993) lên 30% (năm 1995), 32,7% năm 1998 và 34,6% (năm 2000). Điều này được thể hiện ở biểu đồ 2.3.

34,6%

33,9%

32,7%

31,2%

30,7%

30,0%

29,6%

28,9%

23,8% 27,3%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100.00%

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng GDP của công nghiệp so với cả nước qua các năm Nguồn: Chiến lược đổi mới chính sách, cơ cấu đầu tư phát triển và cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp, một lượng đáng kể vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được tập trung vào ngành chế biến. Nhiều cơ sở đông lạnh xuất khẩu, chế biến chè, 13 nhà máy đường và nhiều nhà máy chế biến nông sản khác đã được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã tạo bước đi ban đầu vững chắc cho sự nghiệp phát triển ngành.

Song song với chủ trương tập trung phát triển ngành công nghiệp nhằm thực hiện công nghiệp hóa đất nước, thông qua các chương trình và lĩnh

vực phát triển, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã góp phần tăng quy mô đầu tư, đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, bảo vệ môi trường, giúp đỡ đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện chính sách định canh, định cư, củng cố khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam và củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường bảo vệ biên giới, hải đảo.

* Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, việc thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian qua còn một số tồn tại cơ bản như:

- Chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn thấp.

Nợ quá hạn cao và sẽ gia tăng trong những năm tới. Theo đầu mối cho vay của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, tổng dư nợ quá hạn đến 31/5/2000 là 93,083 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,78% so với tổng dư nợ [31]. Theo đầu mối cho vay của Tổng cục Đầu tư phát triển, tình trạng nợ quá hạn còn phổ biến. Tính đến cuối năm 1998, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,38% tổng dư nợ, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn ở các nhà máy gạch là 2,66%, giầy thể thao xuất khẩu là 1,67%, các nhà máy đường là 1,6% và đánh cá xa bờ là 0,48% và tính đến 31/12/2000 tổng nợ quá hạn của Quỹ Hỗ trợ phát triển là 298 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,18% tổng số dư nợ vay [34].

Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng đầu tư quá mức vào một số ngành, lĩnh vực.Phần lớn các dự án đầu tư thuộc các chương trình: đánh cá xa bờ, mía đường, cơ khí đầu tư có tính chất phong trào, đầu tư ồ ạt không tính toán cân nhắc kỹ giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả đạt được. Do đó, các dự án phát huy hiệu quả kém, hầu hết các chủ đầu tư không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký, buộc Nhà nước phải tiếp tục xử lý nhiều biện pháp tài chính, tín dụng để giúp

doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn như: giảm thuế, giảm lãi vay vốn, khoanh nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã tập trung vào một số lĩnh vực, chủ yếu cho công nghiệp, nhưng chưa được quản lý và sử dụng có hiệu quả nên đã hạn chế đến việc phát huy tác dụng đối với phát triển kinh tế.

- Đầu tư cho các đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chưa đồng bộ và chưa cân đối. Theo số liệu của Tổng cục Đầu tư phát triển: vụ mía 1997 - 1998 có 35 nhà máy đường đi vào hoạt động nhưng 17 nhà máy chỉ đạt 50% công suất thiết kế, 11 nhà máy đạt dưới 30%. Đặc biệt có 3 nhà máy đạt công suất dưới 10% đó là Nhà máy Đường Trị An 6,5%, Linh Cảm 6,8%, Bình Thuận 8%. Việc đầu tư các nhà máy đường chưa chú ý đến việc đầu tư vùng nguyên liệu và đầu tư chế biến các sản phẩm sau đường để nâng cao hiệu quả đầu tư, hiện tại mới có 9 nhà máy sản xuất được 12 sản phẩm sau đường. Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ mới chỉ chú trọng đến đầu tư tầu thuyền đánh bắt chứ chưa đầu tư đồng bộ cho cả các cơ sở dịch vụ phục vụ cho công tác đánh bắt, cơ sở chế biến sản phẩm sau đánh bắt... dẫn đến tình trạng chủ tầu thuyền không thể tổ chức đánh bắt dài ngày trên biển, không tiêu thụ được sản phẩm hoặc bị tư thương ép giá, sản phẩm không được bảo quản tốt nên chất lượng thấp.

- Cơ cấu kỹ thuật vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn nhiều bất cập. Tỷ lệ chi phí cho công tác xây lắp trong vốn đầu tư cơ bản của Nhà nước mặc dù đã giảm mạnh từ 72,5% (năm 1990) xuống 68,5% (năm 1992) và 56 % (năm 2000) nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn đầu tư. Thành phần vốn cho xây lắp có hiệu quả sử dụng thấp, chưa phản ánh đúng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đáng chú ý là tỷ lệ tăng trưởng của cấu thành vốn cho xây lắp này lại tăng tương ứng so với chỉ số tăng trưởng vốn đầu tư phát triển nói chung. Quá trình giảm dần tỷ lệ xây lắp trong vốn đầu tư đang bị chững lại trong những năm gần đây

(giai đoạn 1997 - 2000 luôn giữ ở mức trên 59%). Đầu tư mua sắm thiết bị chưa được chú trọng đúng mức. Tỷ lệ chi phí cho thiết bị đạt thấp. Tỷ lệ này đã được cải thiện vào năm 1993 (32%) và năm 1996 (32,1%), nhưng những năm gần đây là có nguy cơ giảm (26,7% năm 1997, 25,8% năm 1998 và 26,0% năm 1999). Chi phí xây dựng cơ bản khác có xu hướng tăng liên tục đạt gần 15% tổng vốn đầu tư. Chi phí cho công tác đền bù giải tỏa còn lớn, có dự án lên tới trên 30% tổng số vốn đầu tư [50, tr. 182].

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bố trí còn phân tán chưa tập trung để công trình hoàn thành dứt điểm theo tiến độ dự án được phê duyệt. Nếu tính theo số vốn bố trí kế hoạch hàng năm thì một số dự án nhóm A phải mất 5-7 năm mới hoàn thành. Nhiều dự án đầu tư dở dang, khối lượng sản phẩm dở dang lớn, vốn bị ứ đọng gây lãng phí rất lớn trong khi nền kinh tế đang rất thiếu vốn đầu tư, làm tăng gánh nặng về nợ vay đối với các chủ đầu tư và khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay.

2.3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1991-2000

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w