Nhu cầu và khả năng huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 126 - 129)

Với mục tiêu chiến lược 10 năm (2001-2010) là đưa tổng sản phẩm trong nước năm 2010 gấp đôi năm 2000, thì theo tính toán của các nhà kinh tế nhu cầu vốn đầu tư 5 năm 2001-2005 cần vào khoảng 850.000 - 860.000 tỷ đồng, tương đương 61-62 tỷ USD (theo mặt bằng giá năm 2000), tăng bình quân 11-12%, chiếm khoảng 32% GDP với hệ số ICOR bình quân vào khoảng 4,2 - 4,5. Trong 5 năm 1996-2000 lượng vốn đầu tư thực tế huy động vào khoảng 39,7 tỷ USD (với tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,6%), chiếm khoảng 27,4% GDP tương đương với hệ số ICOR bình quân vào khoảng gần 4,0.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2001-2010 là rất lớn trong khi nguồn vốn từ bên ngoài sẽ bị hạn chế do phải cạnh tranh gay gắt với các nước có cùng điều kiện phát triển, do đó để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2001-2005 cần phải tiếp cận các loại nguồn vốn như:

* Nguồn tiêu dùng và tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

Trong 5 năm 1996-2000, tổng GDP thực hiện vào khoảng 144 tỷ USD (theo giá năm 2000); tổng quỹ tiêu dùng tăng 12,3%/năm (trừ yếu tố giá tăng 5,1%); tiêu dùng bình quân đầu người tăng 4,1%. Như vậy, tiết kiệm trong nước trong 5 năm 1996-2000 chiếm 21% GDP. Nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong nước để đầu tư đạt 75% tổng tiết kiệm.

Trong giai đoạn 2001-2005, dự kiến tổng GDP vào khoảng 193 tỷ USD (theo giá năm 2000); tổng quỹ tiêu dùng theo dự báo tăng 11% (trừ yếu tố trượt giá, tăng khoảng 5,5%), xấp xỉ như năm 1999, nhưng tỷ lệ tiết kiệm nội địa sẽ có khả năng nâng lên 25-26% GDP, trong đó tiết kiệm từ khu vực Ngân sách khoảng 6% GDP, tương đương 11,58 tỷ USD (5 năm 1996-2000:

5,8%, tương đương khoảng 8,35 tỷ USD); tiết kiệm khu vực dân cư, doanh nghiệp 19-20% GDP, tương đương khoảng 36,67-38,6 tỷ USD [23].

Theo ý kiến chúng tôi, dự kiến có khả năng huy động trong nước đưa vào đầu tư khoảng 80% tổng số tiết kiệm nội địa, tương đương khoảng 38,6 - 40,1 tỷ USD (chiếm khoảng 61,5% tổng nhu cầu vốn đầu tư), chưa kể nguồn ngoại tệ chuyển vào nước và vốn để dành từ các năm trước.

* Nguồn vốn ngoài nước:

Cùng với việc đổi mới các cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn nước ngoài, coi nguồn vốn nước ngoài là một yếu tố cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước, mang lại cho nền kinh tế những lợi ích cụ thể về tăng trưởng, đổi mới công nghệ, trình độ quản lý, giải quyết việc làm... thì có thể tăng nhanh khả năng thu hút nguồn vốn nước ngoài trong 5 năm tới như sau:

- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Trong 5 năm 1996-2000 nguồn vốn ODA đưa vào thực hiện khoảng 6,3 tỷ USD. Các dự án ODA đã cam kết từ các năm trước nhưng chưa giải ngân được chuyển sang khoảng 7 tỷ USD. Theo dự kiến 5 năm tới có thể vận động cam kết mới vào khoảng 13 tỷ USD từ phía các nhà tài trợ. Dự kiến khả

năng thực hiện ODA trong 5 năm (2001-2005) là 11 tỷ USD, trong đó nguồn vốn ODA có thể cân đối cho đầu tư phát triển trong 5 năm (2001-2005) khoảng 9 tỷ USD [23].

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện trong 5 năm (1996 - 2000) khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng 28% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Ngoài ra còn một số dự án đã được cấp phép chưa thực hiện từ 5 năm trước chuyển qua vào khoảng 20 tỷ USD. Theo dự kiến 5 năm tới có thể cấp phép thêm khoảng 15-20 tỷ USD và dự kiến thực hiện trong 5 năm tới khoảng 11-12 tỷ USD (theo giá năm 2000) [23].

- Ngoài nguồn vốn ODA và nguồn vốn FDI, trong 5 năm tới còn có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu ra nước ngoài, vay thương mại để đầu tư trung và dài hạn.

Từ khả năng thu hút vốn ở trên, theo chúng tôi có thể dự kiến khả năng huy động từng nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong 5 năm 2001-2005 như sau:

- Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, dự kiến dành khoảng 29% tổng chi Ngân sách cho đầu tư phát triển (tỷ lệ này 5 năm 1996-2000 chiếm 27%) là 150.000-160.000 tỷ đồng, tương đương 11,5 tỷ USD, tăng 6- 7% so với 5 năm trước, chiếm 18,5% tổng đầu tư xã hội (5 năm 1996-2000, chiếm 21,9% tổng đầu tư xã hội).

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vào khoảng 11,5 - 12 tỷ USD, tăng 9,7%/năm và chiếm 19,3% tổng đầu tư xã hội (5 năm 1996-2000, chiếm 15,6% đầu tư toàn xã hội), bao gồm vay ODA về cho vay lại 5,5 - 6 tỷ USD; vốn trong nước thông qua hình thức huy động gián tiếp của khu vực dân cư khoảng 6,0 tỷ USD.

- Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm 2001- 2005, dự kiến vào khoảng 10-11 tỷ USD, tăng 20% so với 5 năm 1996-2000, chiếm 18% tổng đầu tư xã hội (5 năm 1996-2000 chiếm trên 16%); trong đó khấu hao cơ bản khoảng 3,0 - 3,5 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế 2,5-3,0 tỷ USD, khai thác các nguồn khác như nhà xưởng, đất đai, trái phiếu doanh nghiệp, vay nước ngoài (kể cả mua thiết bị trả chậm) khoảng 4,5 tỷ USD.

- Khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân tiết kiệm đạt 34-35 tỷ USD, dự kiến 50% số tiết kiệm đưa vào đầu tư trực tiếp (5 năm 1996-2000 tỷ lệ này là 40%) là 17 tỷ USD, tăng khoảng 18%/năm, chiếm khoảng 28,2% tổng vốn đầu tư xã hội (5 năm 1996-2000 chiếm trên 22% tổng vốn đầu tư xã hội).

Tham gia đầu tư gián tiếp như cho ngân sách vay, Ngân hàng vay thông qua tín dụng đầu tư.. vào khoảng 9-10 tỷ USD; một phần còn lại dân cư tham gia tiết kiệm ngắn hạn.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự báo và tính toán ban đầu, dự kiến đưa vào thực hiện trong 5 năm (2001-2005) khoảng 11-12 tỷ USD, tương đương với 5 năm 1996-2000, chiếm 17% tổng đầu tư xã hội.

Với mức huy động từng nguồn như trên thì khả năng có thể đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư 5 năm 2001 - 2005 là 61-62 tỷ USD (theo giá năm 2000), trong đó nguồn vốn trong nước khoảng 39 tỷ USD, chiếm trên 60%, vốn nước ngoài khoảng 21-22 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w