Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 69 - 75)

Trong giai đoạn (1991-2000) hàng ngàn công trình lớn, nhỏ đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong đó có nhiều công trình lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: Thủy điện Hòa Bình công suất 1.920 MW, thủy điện Thác Mơ 120 MW, thủy điện Vĩnh Sơn 66 MW, tuốc bin khí Bà Rịa 75MW, tuốc bin khí Thủ Đức 75MW, tuốc bin khí nhà máy điện Phú Mỹ 288 MW, đường dây tải điện 500 KV dài 1.487 km, đường dây tải điện 220 KV dài 2.200 km, đường dây tải điện 110 KV dài 4.650 km, đường dây tải điện 6-35KV dài 19.690 km, đường dẫn khí Bạch Hổ - Thủ Đức 1,5 tỷ m3/n, nhà máy xi măng Hoàng Thạch 2 là 1,2 triệu tấn/n, nhà máy xi măng Chinh Phong 1,4 triệu tấn/n, nhà máy xi măng Bút Sơn 1,4 triệu tấn/n, các nhà máy tuyển than Cửa Ông, cầu Trăng, mỏ Apatít Lào Cai và nhà máy tuyển (giai đoạn I), nâng cấp quốc lộ 1 A, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10,

quốc lộ 51, quốc lộ 14, làm mới đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Láng - Hòa Lạc, xây dựng lại các cầu Việt Trì, cầu Bình, Phú Lương, Lai Vu, cầu Đồng Niên, cầu Sông Gianh, cầu Hiền Lương; các dự án thủy lợi lớn như hệ thống thủy lợi Thạch Nham, hồ Sông Quao, YaZun hạ, hồ sông Rác; các đài phát sóng, phát thanh Bắc Bộ, Nam Bộ, hệ thống thông tin cáp quang [3, tr. 22].

Kết quả đầu tư đã góp phần tăng thêm tài sản cố định và năng lực sản xuất, dịch vụ mới cho các ngành, các khu vực của nền kinh tế quốc dân.

Tính trung bình mỗi năm trong giai đoạn qua, giá trị tài sản cố định mới tăng thêm 21,7% (kinh tế trung ương tăng 26,6%, kinh tế địa phương tăng 10%); Trong đó thời kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, bình quân mỗi năm tăng khoảng 32,4% (kinh tế trung ương tăng 35,9%, kinh tế địa phương tăng 24%). Sau 10 năm đầu tư phát triển đất nước ta đã có thêm năng lực sản xuất, dịch vụ mới tăng, công suất phát điện 1,77 triệu KW, đường dây tải điện các loại 28.000 km, xi măng 5,0 triệu tấn, phân bón 650.000 tấn, chế biến đường 21.000 tấn mía/ ngày, thép 1,53 triệu tấn, cấp nước sạch, 1,2 triệu m3/ngày đêm, diện tích được tưới nước và tạo nguồn nước cho 82 vạn ha, tiêu úng 43,4 vạn ha, trồng cao su 35 vạn ha, trồng cà phê 10 vạn ha, trồng chè 9.000 ha, trồng rừng mới 1,0 triệu ha, nâng cấp đường bộ các loại 4.500 km, khách sạn 9.600 giường, bệnh viện 4,3 vạn giường [3, tr. 23].

Kết quả đầu tư nói trên đã góp phần làm tăng và ổn định kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo chiều hướng tiến bộ: bình quân hàng năm (1991-1995) tổng sản phẩm trong nước tăng 8,2%, thời kỳ (1996- 2000) tăng 6,7%. Tổng sản phẩm trong nước sau 10 năm tăng gần gấp đôi, giá trị sản lượng các ngành sản xuất đều đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu, đặc biệt là nông nghiệp trong cả hai thời kỳ kế hoạch giai đoạn 1991-1995 và 1996-2000 đều tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ động viên các nguồn trong nước

vào ngân sách so với GDP luôn luôn tăng qua các năm: năm 1991: 14,2%, 1992: 17,3%, 1993: 21,0%, 1994: 23,0%, 1995: 25,0%.

Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể (trước năm 1990) đã đạt 25% GDP trong năm 2000. Cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển biến theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm dần, công nghiệp và xây dựng, cũng như khu vực dịch vụ tăng dần (xem phụ lục 2.5).

Cơ cấu nền kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản từ 40,5 % năm 1991 giảm xuống còn 24,2 % năm 2000, công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,5 % năm 1991 lên 34,6 % năm 2000, dịch vụ tăng từ 36,0 % năm 1991 lên 41,2 % năm 2000, nhưng xu thế chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế còn chậm.

Bên cạnh những đóng góp trên của đầu tư, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả đầu tư, tùy thuộc vào tiêu chuẩn phân loại. Thông thường có hai phương pháp được sử dụng, đó là phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Đối với nước ta cần phải dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp đánh giá định tính thông qua đánh giá tác động của sự thay đổi về cơ chế chính sách là hết sức quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc, cản trở trong quá trình quản lý đầu tư phát triển toàn xã hội nói chung và đầu tư phát triển Nhà nước nói riêng.

Trên thế giới hiện nay, để có nhận định khái quát nhất về hiệu quả vốn đầu tư phát triển giữa các thời kỳ, trong lý thuyết kinh tế hiện đại thường sử dụng hệ số ICOR như chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình đầu tư.

Hệ số ICOR cho biết, muốn tăng thêm được 1% GDP thì cần vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phải chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong GDP hoặc muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì vốn đầu tư toàn xã hội phải tăng thêm bao nhiêu đồng.

Hệ số ICOR thể hiện khả năng sử dụng có hiệu quả đồng vốn bỏ ra.

Hệ số ICOR cao hay thấp thể hiện số vốn cần nhiều hay ít cho sự tăng trưởng thêm một đồng GDP. Hệ số ICOR thay đổi tùy theo điều kiện - xã hội của

mỗi nước, tùy theo từng thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào bố trí cơ cấu kinh tế, hiệu quả sản xuất các sản phẩm dịch vụ.

Biểu 2.1: Hệ số ICOR của Việt Nam qua các năm

Chỉ tiêu Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 + Mức vốn đầu

tư trên GDP (%)

16,70 21,40 29,50 30,40 28,40 28,40 28,70 25,10 26,70 27,00 +Tốc độ tăng

GDP (%)

6,00 8,60 8,10 8,80 9,50 9,34 8,20 5,80 4,80 6,75

+ Hệ số ICIOR 2,78 2,49 3,64 3,45 2,99 3,04 3,38 4,33 5,56 4,00

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999; Đổi mới kinh tế Việt Nam - thực trạng và triển vọng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo thường niên năm 2000.

Hệ số ICOR ở nước ta đang có xu hướng tăng nhanh từ 2,78 trong năm 1991 lên 5,56 năm 1999 và bình quân 10 năm là 3,46, đạt mức trung bình của các nước trong khu vực trong thời kỳ công nghiệp hóa.

Hệ số ICOR của Singapore (thời kỳ 1963-1973) là 3,1; Hàn quốc (thời kỳ 1981-1988) là 2,8; Đài loan (thời kỳ 1981-1988) là 2,8 và Hồng công (thời kỳ 1963-1973) là 3,6 [33, tr. 38]. Như vậy, đối với nước ta, hệ số ICOR trong những năm vừa qua được duy trì ở mức thấp, tức là vốn đầu tư phát triển vẫn được sử dụng tương đối hiệu quả, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên hệ số này đã có xu hướng tăng dần, chứng tỏ hiệu quả đầu tư có xu hướng giảm sút.

Nếu tính riêng một số ngành kinh tế để có nhận xét khả năng các ngành đạt được (mức chung nhất) về hiệu quả đầu tư theo hệ số ICOR riêng của một số ngành chủ yếu (xem phụ lục 2.6).

Thông qua nghiên cứu hệ số ICOR của các ngành, có thể nhận thấy, việc đầu tư vào các ngành nông nghiệp, thủy sản thường ít tốn kém hơn các ngành công nghiệp, giao thông - bưu điện. Ngược lại, các ngành công nghiệp,

giao thông - bưu điện thường đầu tư tốn kém hơn, nhưng phát huy tác dụng chậm hơn, kéo dài thời gian hơn và có tác động tới các ngành khác rộng hơn, nhất là ngành giao thông - bưu điện, nên hiệu quả vốn đầu tư thể hiện ở ngay trong bản thân ngành thường ít, hệ số ICOR lại thường lớn.

Từ phân tích trên có thể rút ra nhận xét, hệ số ICOR trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất sẵn có nên thấp hơn trong giai đoạn tạo tiền đề cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, vì do phải xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Nếu nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn để tăng trưởng thì hệ số ICOR sẽ cao, nếu dựa vào nhân lực là chính thì hệ số ICOR có thể thấp hơn. Chính vì lẽ đó, mà thông thường trong nông, lâm nghiệp, thủy sản thấp hơn trong các ngành công nghiệp, giao thông, bưu điện.

Tuy sự thay đổi về chính sách và cơ chế đầu tư trong những năm vừa qua chưa hoàn toàn đáp ứng được như nhu cầu vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế, song thời kỳ 1991 - 2000 thông qua hoạt động đầu tư xã hội, môi trường hoạt động kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế đã yên tâm hơn để đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Do vậy, đã từng bước hình thành các vùng kinh tế quan trọng, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, nền kinh tế liên tục có tốc độ tăng trưởng khá, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và tạo được tiền đề cần thiết cho thời kỳ phát triển mới. Nhiều chỉ tiêu kinh tế thời kỳ này đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Đó là những thắng lợi bước đầu do kết quả đầu tư theo chính sách và cơ chế mới đem lại. Những chuyển biến đó đã phản ánh một cách khái quát hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong giai đoạn vừa qua.

Tóm lại, vốn đầu tư phát triển xã hội trong giai đoạn 1991 - 2000 tăng đáng kể so với giai đoạn từ 1990 trở về trước. Chính sách xóa bỏ bao cấp trong đầu tư phát huy tác dụng đã tạo ra khả năng thu hút nguồn vốn cao hơn

và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển tương đối nhanh, bước đầu huy động được nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tác động thúc đẩy phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề nổi cộm trong chính sách đầu tư như:

- Hiệu quả đầu tư còn thấp, nhiều mục tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển nguồn lực còn rất hạn chế so với yêu cầu của thời kỳ mới, đầu tư lại phân tán, không tập trung dứt điểm, kéo dài thời gian xây dựng. Đầu tư không sử dụng hết công suất, công nghệ lạc hậu, nên khi đưa dự án vào khai thác, sử dụng bị thua lỗ. Đầu tư vào những dự án không khả thi hoặc sinh lời quá thấp. làm cho hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư vừa thấp, vừa có xu hướng ngày càng giảm: năm 1990 một đồng vốn đầu tư thực hiện làm ra 6 đồng GDP, năm 1995 còn 3,4 đồng, năm 1998 là 3,7 đồng...

- Việc đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn dè dặt và chưa hướng theo mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiềm lực trong nhân dân còn lớn nhưng việc huy động cho đầu tư còn thấp và chưa chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất lâu dài. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn khó khăn và đang tiếp tục có xu hướng giảm mạnh.

- Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và theo vùng chưa thật sự hợp lý, chưa tạo ra được cơ cấu kinh tế có khả năng khai thác các thế mạnh của từng ngành và từng vùng phát triển.

- Chưa có chiến lược đầu tư phát triển rõ ràng do thiếu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, thiếu quy hoạch phát triển các ngành có tính chất dài hạn và rõ ràng, đặc biệt là các ngành mũi nhọn.

2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ HOÀN THIỆN cơ CHẾ tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w