Khi bắt đầu đi thực tập thực sự tôi rất lo lắng không biết mình sẽ thực tập như thế nào, và công ty đó có khó khăn như một số anh chị khoá trước đã đi thực tập ở các công ty khác nói với tôi hay không. Một tâm trạng vừa háo hức, vừa hồi hộp vừa lo sợ khi tôi bắt đầu bước chân vào công ty TNHH Long Shin xin thực tập giáo trình. Vừa đến cổng người đầu tiên tôi gặp là các chú bảo vệ, khi thấy bọn tôi đang đứng ngoài cổng chú đã gọi lại và hỏi, khi được biết là sinh viên thực tập chú đã gọi vào phòng chờ và mang nước cho bọn tôi rồi hỏi chuyện. Nói chuyện với các chú thật dễ gần, chỉ qua một vài phút chúng tôi đã hiểu được chút về công ty và đã thấy tự tin hơn hẳn, do công ty đang họp bàn giao đầu tuần nên khoảng 30 phút sau chúng tôi mới gặp được anh Lộc - trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính.
Tôi đã chuẩn bị trước tâm lý từ nhà, bởi vì trước khi đi thực tập các thầy cô hướng dẫn đã nói: “Các công ty thường không thích sinh viên khoa kinh t ế thực tập công ty họ vì họ sợ ‘bới móc’ tình hình làm ăn của họ thậm chí họ không thèm tiếp mình”.
Đang mải miên với những tâm trạng đó chợt tôi nghe thấy tiếng gọi của anh Lộc: “mấy em vào đây xem nào”, bọn tôi cúi đầu chào anh. Đó là một người còn khá trẻ khoảng 35 tuổi đón tiếp chúng tôi sau khi rót nước mời uống anh mới bắt đầu hỏi:
* Mấy em xin vào đây thực tập phải không? * Đi đường đến đây có xa và mệt không?
* Các em uống nước đi cho đỡ khát!
Đến lúc này thì cái cảm giác lo sợ lúc đầu dường như đã biến mất và thay vào đó là cảm giác thoải mái tự tin vô cùng. Tôi cảm thấy như mình không còn ở công ty nữa mà đang ở nhà mình vậy. Chúng tôi rất vui vẻ khi trò chuyện cùng anh, anh
kể rất nhiều về công ty cho chúng t ôi biết, anh nói về tiểu sử công ty, truyền thống của công ty, tình hình hoạt động của công ty và rất nhiều vấn đề khác nữa.
Chúng tôi rất chăm chú lắng nghe và không ai muốn về và tranh thủ lấy giấy bút ra ghi. Nhưng sợ ảnh hưởng đến công việc của chú nên chúng tôi đã xin phép anh đi thăm quan công ty, anh vui vẻ và hẹn buổi khác lại trao đổi tiếp với chúng tôi.
Cái mà tôi bất ngờ hơn nữa là khi chúng tôi chuẩn bị về anh đưa cho chúng tôi Bảng báo cáo tài chính của công ty các năm cho chúng t ôi, anh bảo:” mấy em cầm về nghiên cứu trước nhé”. Không dám tin vào mắt mình nữa bởi vì các anh chị khóa trước phải rất vất vả mới xin được, nhiều người còn không xin được vừa khóc vừa điện cho thầy cô.
Đó chính là những gì đọng lại trong tôi, trước khi đi tôi cũng chưa hình dung ra được mình sẽ viết cái gì cho đề tài của mình. Nhưng về đến phòng trọ rồi tôi mới chợt nghĩ “Một nét văn hóa đẹp như vậy tại sao mình lại không xây dựng nhỉ?”
Sau này khi nghiên cứu sâu hơn về văn hóa doanh nghiệp tôi đã thấy được mình đã hoàn toàn đúng khi lựa chọn đề tài này. Và thực sự tôi thầm cảm ơn anh Lộc, vì nhờ nói chuyện với anh mà tôi đã biết được mình phải làm gì trong hai tháng đi thực tập này.
Đó là những tâm trạng của tôi khi bắt đầu đi thực tập giáo trình, còn bây giờ khi đã qua một lần thực tập tôi đã cảm thấy dạn dĩ hơn nhiều, tôi vẫn chọn đề tài cũ và vẫn thực tập ở công ty TNHH Long Shin đó
Chắc mọi người sẽ thắc mắc là tại sao trong đề tài lại có dòng hồi ký này? Phải chăng người viết muốn có đủ số trang cho có lệ?
Xin thưa! hoàn toàn không phải như vậy. Cái mà tôi muốn nói ở đây không nằm ngoài mục đích muốn mọi người có thể hình dung được phần nào về văn hóa của công ty TNHH Long Shin.
Văn hóa doanh nghiệp nó không phải là cái gì đó cao siêu, mơ hồ mà nó rất thực tế mà ta có thể bắt gặp bất cứ lúc nào tại một công ty bất kỳ nào đó. Nó không chỉ là trí óc mà nó còn là trái tim c ủa doanh nghiệp. Khi nó khỏe mạnh v à đập nhịp nhàng điều đó có nghĩa là doanh nghiệp bạn đang làm ăn phát đạt.
Tôi đã từng biết, có một vị giám đốc công ty cổ phần Thủy Sản v ì có chuyện bất bình với nhân viên tại công ty mà khi con gái ông lên xe hoa, ông m ời hết mọi người trong công ty ngoại trừ người đó và cô lập người đó trong công việc.
Tôi cũng đã được biết có một vị trưởng phòng công ty TNHH Long Shin, đã không ngại xô xát đã 1 mình đứng lên bảo vệ chính nghĩa cho nhân viên của mình, tôi cũng đã thấy anh không ngại vất vả xuống tại xưởng xem công nhân làm việc như thế nào, tôi cũng đã từng thấy anh ngồi ăn bữa cơm đạm bạc cùng với công nhân của mình. Chính những việc làm nhỏ đó đã gây cảm động bao người và cũng từ đó đã khích lệ được tinh thần làm việc của cả doanh nghiệp.
Hai câu chuyện trên là hai ví dụ tiêu biểu cho hai mặt của văn hóa doanh nghiệp nước ta hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận đ ược rằng chính giám đốc và những người lãnh đạo có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp.