CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG VĂN HểA TẠI CễNG TY TNHH LONGSHIN
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
2.1.3.2 Chức năng của từng bộ phận
Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty, thông qua các chính sách v à điều lệ hoạt động, phát triển của công ty. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, đó là:
Ông Cheng Tiến Lu : Chủ tịch hội đồng quản trị
Ông Vương Vĩnh Hiệp : Phó chủ tịch
Ông Mai Quảng Liên: Ủy viên
Ông Lin Chin Chung: Ủy viên
Ông Ku Fu Tsai : Ủy viên Chức năng của hôi đồng quản trị :
Quyết định mọi chính sách hoạt động của công ty.
Quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm v à phương thức huy động vốn.
Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty .
Quyết định giải thể công ty, thành lập văn phòng đại diện.
Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn.
Quyết định bầu, bãi nhiệm, bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, cách chức tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.
Ban Tổng giám đốc: Gồm 3 thành viên: 1 tổng giám đốc, 2 phó tổng giám đốc Chức năng và nhiệm vụ của ban tổng giám đốc:
Quyết định tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức của công ty
Có quyền ban hành các quy chế quản lý trong nội bộ công ty
Phải thi hành chính sách của hội đồng quản trị, giám sát v à chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thực hiện các nhiệm vụ đ ược giao một cách chân thực, xác đáng vì lợi ích chung cuả công ty.
Không lạm dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho mình, phải đảm bảo bí mật của công ty.
Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng quản trị
Có 2 phó tổng giám đốc trong đó 1 phục vụ cho bộ phận nhân sự v à một phục vụ cho bộ phận sản xuất của công ty.
Phòng Kế toán: Bao gồm 5 người: 1 kế toán trưởng và 4 nhân viên Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán:
Tham mưu về công tác tài chính, thực hiện nhiệm vụ kế toán, đôn đốc thực hiện kế hoạch tài chính, đồng thời kiểm tra, giám sát, quản lý về tài chính các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn
Nghiên cứu, xác định kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng n ăm, nhằm giúp ban giám đốc quản lý và sử dụng nhân viên có hiệu quả, hướng dẫn đôn đốc thực hiện chế độ tài chính kế toán đối với các bộ phận khác.
Bên cạnh đó, bộ phận kế toán còn có nhiệm vụ đảm bảo kết quả tài chính tồn quỹ hàng năm, hàng tháng cho ban Giám Đ ốc, có trách nhiệm tham gia phối hợp với các phòng ban để tổ chức hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho công ty không những trước mắt mà cả lâu dài.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: Gồm 12 người, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 10 nhân viên.
Chức năng và nhiệm vụ:
Chủ động thực hiện công tác kinh doanh theo từng quý, từng năm.
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý và tiêu thụ sản phẩm (thị trường trong nước và nước ngoài), đồng thời cũng hướng dẫn cho các bộ phận thu mua nguyên liệu, và các bộ phận sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng đã đặt đơn hàng.
Tìm kiếm đối tác giao dịch mua bán, liên hệ với các cơ quan nhà nước, các công ty, hãng tàu phục vụ cho việc xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Phụ trách hợp đồng và tiến hành đàm phán, giao dịch với khách hàng.
Trực tiếp quản lý đội xe (chuyên chở nguyên liệu của công ty, mua máy móc thiết bị và tiêu thụ sản phẩm, phân phối sản phẩm, đ ưa đón công nhân đi làm).
Phòng Tổ chức - Hành chính: Gồm 3 người: 1 trưởng phòng và 2 nhân viên.
Chức năng và nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu cho ban giám đốc công tác quản lý cán bộ, đề xuất phương hướng công tác cán bộ trong công ty. Nắm toàn bộ tình hình đội ngũ cán bộ công nhân viên, lựa chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo đúng nguồn nhân lực dựa trên năng lực và phẩm chất đạo đức, nghiên cứu thực hiện các chế độ, chính sách, tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động, các công tác khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức, tiếp nhận, phân phối và lưu trữ công văn của công ty.
Phòng y tế: Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty
Đội phiên dịch: Làm nhiệm vụ phiên dịch cho khách hàng và chuyên gia khi làm việc như: giao dịch với các đối tác nước ngoài, ký kết hợp đồng nước ngoài...
Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị v à đảm bảo an ninh trật tự trong toàn công ty
Bếp: Chịu trách nhiệm về vấn đề phục vụ ăn uống của cán bộ cô ng nhân viên trong công ty và khách của công ty.
Đội cây cảnh: Chịu trách nhiệm về việc chăm sóc cây cảnh của công ty và cảnh quan công ty, tạo môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ trong toàn công ty.
Chuyên gia: Họ là những chuyên gia kĩ thuật có nhiệm vụ lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống điện, máy lạnh trong công ty, chuyển giao công nghệ
Phó Quản đốc nguyên liệu:
Bao gồm các chức năng và nhiệm vụ sau:
Lập kế hoạch thu mua nguyên liệu theo yêu cầu của sản xuất.
Quản lý về mặt nguyên liệu cho công ty, trực tiếp quản lý đội thu mua, tiếp nhận phục vụ.
Đội thu mua chịu sự quản lý của giám đốc sản xuất, phó quản đốc nguyên liệu, làm nhiệm vụ thu mua nguyên liệu từ các vùng, các trạm của công ty, chịu trách nhiệm bảo quản nguyên liệu từ nơi thu mua về công ty (tiến hành chuyên chở và bảo quản nguyên liệu).
Tìm kiếm nhà cung cấp, lựa chọn nguồn nguyên liệu, ký kết các hợp đồng thu mua.
Giám đốc sản xuất:
Bao gồm các chức năng và nhiệm vụ sau:
Trực tiếp điều hành mọi hoạt động liên quan đến sản xuất của công ty, nắm bắt tình hình sản xuất, chất lượng, số lượng hàng hóa trong kho, trang thiết bị phục vụ sản xuất
Quản lý, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực trong phạ m vi điều hành sản xuất, kết hợp với các phòng ban để đảm bảo tiến trình sản xuất.
Quản lý các bộ phận điều hành sản xuất, phòng KCS - vi sinh - R&D, ca trưởng , thủ kho, điều hành sản xuất, cơ khí điện nước .
+ Phòng KCS – vi sinh – R&D: Gồm 20 người (18 người thuộc bộ phận KCS và 2 người thuộc bộ phận vi sinh) làm nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, giám sát quá trình chế biến, xây dựng quy trình quản lý chất lượng, nghiên cứu sản xuất mới, kiểm tra vi sinh, kháng sinh nguy ên liệu thu mua và quá trình làm ra sản phẩm. Đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển mặt hàng mới, thị trường tiêu thụ mới cho công ty.
+ Bộ phận ca trưởng:
+ Bộ phận cơ khí - điện nước: Chịu trách nhiệm vận hành kĩ thuật, sửa chữa, cung cấp điện nước trong hoạt động sản xuất và các hoạt động khác của công ty.
+ Bộ phận điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ bố trí dây chuyền sản xuất, điều phối số lượng công nhân, thời gian làm việc tại phân xưởng, quản lý trực tiếp các tổ chế biến, tạp vụ, tiếp nhận phục vụ, lượng nguyên liệu theo thời vụ tại xưởng sản xuất. chuyên bốc dỡ nguyên liệu trên xe, vệ sinh phân xưởng, trực tiếp chế biến, cấp đông, bao gói sản phẩm...
+ Bộ phận thủ kho: Quản lý hàng hóa, nhiên liệu, nguyên vật liệu, trang thiết bị trong kho, đồng thời còn có trách nhiệm quản lý bộ phận xếp kho, bộ phận n ày chuyên làm nhiệm vụ như: Quản lý sắp xếp các sản phẩm, thành phẩm trong kho lạnh nhằm thực hiện công tác bảo quản h àng hoá trong kho một cách tốt nhất.
2.1.3.3 cơ cấu tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là phối hợp chặt chẽ giữa lao động v à tư liệu lao động cho phù hợp với nhu cầu, nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất v à công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả kinh tế cao.
Việc tổ chức sản xuất có ảnh hưởng rất lớn và là nhân tố quan trọng quyết định tình hình sản xuất cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Do đặc tính của nguy ên liệu hàng thuỷ sản là dễ hư hỏng và chất lượng của nguyên liệu lại mang tính chất quyết định phần lớn đến chất lượng của sản phẩm, cho nên đòi hỏi quy trình sản xuất của công ty phải liên tục, đảm bảo được tính nhanh chóng và kịp thời trong tất cả các khâu của công ty.
Sơ đồ tổ chức của công ty là một mô hình khép kín, có sự liên hệ qua lại giữa các bộ phận, sự quan hệ qua lại giữa các thiết bị sản xuất là yếu tố thống nhất trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty đ ược thể hiện qua sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty TNHH Long Shin
2.1.4 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian