Giải pháp can thiệp lựa chọn thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [FULL] (Trang 22 - 25)

1.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN

1.3.1. Giải pháp can thiệp lựa chọn thuốc

Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện bao gồm 04 bước: quản lý hành chính, xây dựng danh mục thuốc, xây dựng

23

cẩm nang danh mục thuốc và duy trì danh mục thuốc, trong đó đề cao vai trò của HĐT&ĐT bệnh viện. Trong qui trình này bước 2 có vai trò quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả - chi phí điều trị [36]. Các quyết định về lựa chọn thuốc phải dựa trên các bằng chứng y học lâm sàng, đạo đức, pháp luật, qui tắc xã hội, các yếu tố kinh tế, ...[88], điều này đã được thực hiện ở nhiều quốc gia như: Australia [41], Hà Lan [74], Canada [66], Mỹ [56].

Can thiệp phổ biến nhất được tiến hành trong lựa chọn thuốc là xây dựng danh mục thuốc hạn chế để đưa vào danh mục thuốc bệnh viện. Căn cứ để xác định vấn đề cần can thiệp là danh mục thuốc thiết yếu, sử dụng phương pháp phân tích như ABC, VEN và hướng dẫn điều trị chuẩn,...

Trong một nghiên cứu ở Nam Phi, các tác giả đã đánh giá lựa chọn thuốc dựa theo chi tiết ngân sách thuốc những năm trước đó, thay thế thuốc đắt tiền bằng thuốc rẻ hơn, loại bỏ các thuốc không thiết yếu. Kết quả đã loại bỏ được 65 thuốc, có 14 trong 15 nhóm thuốc, đã giảm ngân sách sử dụng, chi phí tiết kiệm 20% tổng ngân sách [73].

Các nghiên cứu cũng tập trung phân tích mức độ phù hợp giữa mô hình bệnh tật và giá trị nhóm thuốc sử dụng tương ứng, kết quả nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh viện cho thấy các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng chiếm 8%

số bệnh nhân ngoại trú và 5,4% nội trú, trong khi chỉ có 3,2% giá trị thuốc được mua để điều trị. Tương tự, có tới 7,5% bệnh nhân ngoại trú và 6,5% bệnh nhân nội trú có rối loạn tâm lý nhưng giá trị thuốc rối loạn tâm thần hay chống trầm cảm sử dụng lại rất thấp, điều này cho thấy thuốc sử dụng chưa phù hợp với tình trạng bệnh tật tại bệnh viện này [36].

Phân tích ABC, VEN thường là những phương pháp để xác định vấn đề, đánh giá các giải pháp và được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phân tích ABC ở châu Mỹ latinh cho thấy giá trị mua qua đấu thầu của 97 thuốc theo kế hoạch là 2,5 triệu USD, tuy nhiên thực tế lại mua 124 thuốc với chi phí 3,36 triệu USD và có tới 61 thuốc không có trong kế hoạch, nhà quản lý đã can thiệp yêu cầu xây dựng lại kế hoạch và qui trình mua [63]. Nghiên cứu của Zainutdinov thực hiện

24

tại bệnh viện điều trị nhiễm khuẩn ruột, kết quả cho thấy bệnh viện sử dụng 49,5% thuốc nhóm V, 41,2% nhóm E và 9,3% nhóm N. Việc sử dụng này chưa hợp lý, bệnh viện nên xem xét lại cấu trúc của các loại thuốc mua theo hướng tăng ngân sách cho các thuốc tối cần và thiết yếu [94].

Nghiên cứu của Alfaro Lara tác động vào hoạt động lựa chọn thuốc mới dựa trên các ghi chép của HĐT&ĐT và tài liệu hướng dẫn nhập thuốc mới (GINF) đã chấp nhận lựa chọn 45/72 thuốc đề xuất trong đó có 6 thuốc xác định cú tương đương điều trị, 36 thuốc cú chứng minh tỏc dụng rừ ràng [33].

Tại Việt Nam, các can thiệp tác động vào lựa chọn thuốc trong bệnh viện cũng đã bước đầu được ứng dụng. Hội đồng thuốc và điều trị các bệnh viện như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Nhân Dân 115 đã ứng dụng các phương pháp phân tích ABC, VEN để điều tra tình hình sử dụng thuốc. Bệnh viện Nhân Dân 115 đã sử dụng can thiệp dựa trên các phân tích ABC, VEN để nhận diện các bất hợp lý từ đó tác động đến hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện nhằm kiểm soát thuốc nhóm A, giảm bớt thuốc nhóm N, hạn chế sử dụng thuốc ngoài danh mục kết quả đã làm giảm thuốc không thiết yếu sử dụng nhiều ngân sách, loại khỏi danh mục 167 loại thuốc không thiết yếu [30].

Để xây dựng được một danh mục thuốc phù hợp, HĐT&ĐT cần thực hiện nhiều nhiệm vụ như thiết lập các chính sách và qui trình, đánh giá các thuốc đưa vào sử dụng dựa trên mô hình bệnh tật, so sánh thuốc đã sử dụng với mô hình bệnh tật. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương tại 37 bệnh viện trên toàn quốc, HĐT&ĐT tiến hành phân tích danh mục thuốc đã sử dụng, các bệnh viện tuyến trung ương và tỉnh tiến hành thẩm định các thuốc khi xây dựng danh mục, ở tuyến huyện chỉ có 6/17 bệnh viện thực hiện điều này [23].

25

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [FULL] (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)