Kết quả can thiệp trong xây dựng kế hoạch đặt hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [FULL] (Trang 89 - 92)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LÊN HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN LÝ KHO THUỐC

3.2.3. Kết quả can thiệp trong xây dựng kế hoạch đặt hàng

* Thực tế sử dụng và kế hoạch đặt hàng

Xác định số lượng mua hàng tháng của 150 biệt dược theo công thức đề nghị của MSH, so sánh số lượng sử dụng thực tế mỗi tháng và số lượng đặt hàng theo công thức của MSH (tương ứng với 900 khoản = 150 biệt dược x 6 chu kỳ), kết quả trước và sau can thiệp được trình bày tại bảng 3.42.

Bảng 3.42. So sánh thực tế sử dụng và số lượng đặt hàng

Nội dung %

chênh lệch

Trước can thiệp

Sau can thiệp

p của χ2 test

Số khoản

Tỷ lệ (%)

Số khoản

Tỷ lệ (%)

Số khoản 900 100 900 100

Sử dụng vượt kế hoạch

286 31,8 86 9,6

0,000

1-10 86 9,6 28 3,1

11-20 109 12,1 22 2,4

21-40 65 7,2 19 2,1

>40 26 2,9 17 1,9

Sử dụng kém kế hoạch

614 68,2 814 90,4 1-10 141 15,7 377 41,9 11-20 256 28,4 272 30,2

21-40 94 10,4 122 13,6

>40 123 13,7 43 4,8

Nhận xét: Trước can thiệp, tỷ lệ khoản có thực tế sử dụng vượt so với số lượng đặt hàng ban đầu là 31,8% (286 khoản). Trong đó, khoản dược sử dụng vượt từ 10-20% chiếm tỷ lệ cao nhất 12,1% (109 khoản), tiếp đó là số biệt dược sử dụng vượt 1-10% chiếm tỷ lệ 9,6% (86 khoản). Một tỷ lệ nhỏ 2,9% (26 khoản) có số lượng sử dụng vượt trên 40%.

90

Tỷ lệ khoản có thực tế sử dụng nhỏ hơn số lượng đặt hàng là 68,2% (614 khoản). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao là các khoản có thực tế sử dụng nhỏ hơn số lượng đặt hàng ban đầu dưới 40%, tỷ lệ tương ứng với sai lệch (1-10%); (11- 20%); (21-40%) lần lượt là 15,7% (141 khoản); 28,4% (256 khoản) và 10,4%

(94 khoản). Có 13,7% (43 khoản) có thực tế sử dụng nhỏ hơn số lượng đặt hàng ban đầu trên 40%.

Sau can thiệp, tỷ lệ khoản sử dụng vượt số lượng đặt hàng ban đầu giảm mạnh từ 31,8% xuống còn 9,6%, tương ứng với sự tăng lên của tỷ lệ khoản có số lượng sử dụng kém kế hoạch từ 68,2% lên 90,4%. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nếu tính theo khoảng chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch đặt hàng, nhóm có khoảng chênh lệch vượt kế hoạch từ 0-10% và từ 11-20%

giảm mạnh, tương ứng từ 9,6% xuống 3,1% và 12,1% xuống 2,4%.

Số khoản có thực tế sử dụng kém số lượng kế hoạch tăng mạnh, tuy nhiên phần lớn tập trung vào nhóm có chênh lệch trong khoảng từ 0-10% với tỷ lệ tăng từ 15,7% TCT lên 41,9% SCT. Sau can thiệp, các nhóm có khoảng chênh lệch nhỏ (0-10%) và (11-20%) chiếm tỷ lệ lớn trong số các khoản có số lượng sử dụng kém kế hoạch, tương ứng là 41,9% và 30,2%. Nhóm có khoảng chênh lệch lớn chiếm tỷ lệ nhỏ 13,6% của nhóm chênh lệch (21-40%) và 4,8% của nhóm chênh lệch >40%.

So sánh chênh lệch giữa số lượng đặt hàng và thực tế sử dụng mỗi chu kỳ của các khoản với SMIN và SS tương ứng thu được kết quả 3.43.

Bảng 3.43. Chênh lệch số lượng đặt hàng và thực tế sử dụng Nội dung

Trước can thiệp

Sau can thiệp Số p

khoản

Tỷ lệ (%)

Số khoản

Tỷ lệ (%) Chênh lệch số

lượng đặt hàng và thực tế sử dụng

>=SMIN 175 19,4 517 57,4 0,00

<SMIN, >SS 357 39,7 204 22,7 0,000

<=SS, >0 139 15,4 93 10,3 0,000

<=0 229 25,5 86 9,6 0,001

Tổng cộng 900 100 900 100 0

91

Nhận xét: Trước can thiệp, trong số 900 khoản được đặt hàng có 229 khoản, chiếm tỷ lệ 25,5%, có thực tế sử dụng cao hơn số lượng đặt hàng ban đầu.

Số còn lại có thực tế sử dụng ít hơn so với số lượng đặt hàng ban đầu, nếu so sánh hiệu số giữa số lượng đặt hàng ban đầu và thực tế sử dụng với SMIN, SS tương ứng của các khoản cho thấy đa phần các khoản có hiệu số này nằm trong khoảng từ SS đến SMIN, chiếm 39,7%, các khoản có hiệu số giữa số lượng đặt hàng và thực tế sử dụng lớn hơn SMIN và nhỏ hơn SS có tỷ lệ lần lượt là 19,4%

và 15,4%.

Sau can thiệp, các khoản có thực tế sử dụng lớn hơn số lượng kế hoạch ban đầu giảm từ 25,5% xuống còn 9,6%, kết quả có ý nghĩa thống kê với p của χ2test <0,05. So với trước can thiệp, các khoản có số lượng đặt hàng cao hơn thực tế sử dụng tập trung nhiều vào nhóm có hiệu số lớn hơn SMIN, và giảm ở nhóm có hiệu số nằm trong khoảng (SMIN, SS) và nhỏ hơn SS đều giảm, cụ thể:

nhóm lớn hơn SMIN tăng từ 19,4% lên 57,4%; nhóm nằm trong khoảng (SMIN, SS) giảm từ 39,7% xuống 22,7% và nhóm nhỏ hơn SS giảm từ 15,4% xuống còn 10,3%, các kết quả đều có ý nghĩa thống kê với p của χ2test <0,05.

* Sự sẵn có thuốc trong kho

Với 150 biệt dược đã lựa chọn, khảo sát số biệt dược trong quá trình sử dụng hết hàng, số ngày hết hàng trước và sau can thiệp trong 6 chu kỳ liên tiếp, tương ứng 900 khoản (150 biệt dược x 6 chu kỳ). Kết quả được trình bày tại bảng 3.44.

Bảng 3.44. Kết quả can thiệp với sự sẵn có của thuốc trong kho Nội dung Trước can thiệp Sau can thiệp

Số khoản Tỷ lệ (%) Số khoản Tỷ lệ (%)

Tổng cộng 900 900

Tổng số thuốc sẵn có 864 96,0 888 98,7

Tổng số thuốc hết hàng 36 4,0 12 1,3

Tổng số ngày hết hàng 115 0,4 21 0,1

Nhận xét: Can thiệp đã làm tăng tỷ lệ thuốc sẵn có trong kho từ 96,0% lên 98,7%, đồng thời làm giảm tỷ lệ các biệt dược trong quá trình sử dụng bị ngắt

92

quãng do hết hàng và tỷ lệ số ngày hết hàng. Cụ thể, tỷ lệ số thuốc hết hàng trong quá trình sử dụng từ 4,0% trước can thiệp giảm xuống còn 1,3% sau can thiệp và tỷ lệ số ngày hết hàng tương ứng giảm từ 0,4% xuống còn 0,1%.

3.2.4. Kết quả can thiệp với quản lý kho theo đối tượng bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [FULL] (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)