Can thiệp lên xây dựng số lượng kế hoạch đấu thầu thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [FULL] (Trang 82 - 86)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LÊN HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN LÝ KHO THUỐC

3.2.1. Can thiệp lên xây dựng số lượng kế hoạch đấu thầu thuốc

thụ (consumption method) được trình bày tại các bảng 3.36, 3.37, 3.38.

Bảng 3.36. Tác động can thiệp lên số lượng kế hoạch đấu thầu nhóm V Hoạt

chất

Đơn vị

Trước can thiệp Sau can thiệp

Kế hoạch Thực tế Chênh

lệch (%) Kế hoạch Thực tế Chênh lệch (%)

1 ống 5.500 6.527 18,7 7.520 7.682 2,2

2 ống 10.500 12.153 15,7 14.100 15.338 8,8

3 ống 4.700 4.591 -2,3 5.500 5.254 -4,5

4 lọ 5.000 5.372 7,4 6.100 5.718 -6,3

5 lọ 12.200 15.014 23,1 16.800 18.995 13,1 6 lọ 28.000 31.794 13,6 35.000 32.331 -7,6 7 lọ 29.500 32.108 8,8 35.500 38.127 7,4

8 lọ 3.500 3.066 -12,4 3.500 3.424 -2,2

9 lọ 15.500 18.248 17,7 20.500 21.977 7,2

10 lọ 1.500 1.559 3,9 1.900 2.083 9,6

TB 12,4 6,9

p của wilcoxon signed-rank test = 0,03

83

Nhận xét: Trước can thiệp, tỷ lệ chênh lệch về số lượng giữa thực tế thực hiện và kế hoạch đấu thầu của 10 hoạt chất nhóm V dao động từ 2,3% đến 23,1%, trung bình là 12,4%. Có 8/10 hoạt chất thực tế thực hiện cao hơn kế hoạch đấu thầu, trong đó hoạt chất số 5 thực tế sử dụng vượt kế hoạch thầu nhiều nhất 23,1%. Có 04 hoạt chất thực tế sử dụng vượt kế hoạch đấu thầu nằm trong khoảng từ 13,6% đến 18,7% (hoạt chất số 1, 2, 6 và 9), các hoạt chất này đều là những hoạt chất có số lượng sử dụng lớn, tương ứng là: 6.527 ống; 12.153 ống; 15.014 lọ và 31.794 lọ. Các hoạt chất có thực tế sử dụng nhỏ hơn số lượng trong kế hoạch đấu thầu là hoạt chất số 3 và số 8 với tỷ lệ sai lệch tương ứng là -2,3% và -12,4%.

Sau can thiệp, tỷ lệ chênh lệch trung bình giữa thực tế sử dụng và kế hoạch thầu giảm từ 12,4% xuống còn 6,9%. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p=0,03. Tỷ lệ chênh lệch của 10 hoạt chất cho thấy sau can thiệp thực tế sử dụng và số lượng kế hoạch đấu thầu được thu hẹp với tỷ lệ chênh lệch lớn nhất là 14,9% (hoạt chất số 7) và thấp nhất là 2,2% (hoạt chất số 1 và 8). Đặc biệt, không có hoạt chất nào có tỷ lệ chênh lệch trên 20%.

Bảng 3.37. Tác động can thiệp lên số lượng kế hoạch đấu thầu nhóm E Hoạt

chất

Đơn vị

Trước can thiệp Sau can thiệp

Kế hoạch Thực tế Chênh

lệch (%) Kế hoạch Thực tế Chênh lệch

11 viên 68.000 86.490 27,2 100.000 109.195 (%) 9,2 12 viên 650.000 750.987 15,5 850.000 926.538 9,0

13 lọ 550 611 11,1 700 637 -9,0

14 ống 12.000 10.516 -12,4 13.000 14.744 13,4

15 ống 4.500 5.031 11,8 6.500 7.131 9,7

16 lọ 500 712 42,4 900 978 8,7

17 lọ 500 592 18,4 700 670 -4,3

18 viên 800.000 711.765 -11,0 800.000 706.778 -11,7 19 viên 75.000 64.800 -13,6 75.000 94.763 26,4

20 chai 600 703 17,2 850 993 16,8

TB 18,1 11,8

p của wilcoxon signed-rank test = 0,11

84

Nhận xét: Nhóm E có tỷ lệ chênh lệch giữa thực tế sử dụng và số lượng kế hoạch đấu thầu cao hơn nhóm V, tỷ lệ trung bình trước can thiệp – sau can thiệp nhóm E là 18,1% và 11,8% trong khi tỷ lệ tương ứng của nhóm V là 12,4%

và 6,9%. Trước can thiệp nhóm E có tỷ lệ chênh lệch dao động từ 11% đến 42,4%. Trong đó có 7/10 hoạt chất có thực tế sử dụng vượt kế hoạch đấu thầu với 02 hoạt chất có tỷ lệ vượt cao hơn 20% (hoạt chất số 11 vượt 27,2% và hoạt chất số 16 vượt 42,4%), 05 hoạt chất còn lại có tỷ lệ vượt đều cao hơn 10%

(11,1%-18,4%). Các hoạt chất số 14, 18 và 19 có thực tế sử dụng nhỏ hơn số lượng kế hoạch, tuy nhiên, các tỷ lệ chênh lệch này đều lớn hơn 10%.

Sau can thiệp, tỷ lệ chênh lệch trung bình giữa thực tế sử dụng và số lượng kế hoạch đấu thầu nhóm E giảm từ 18,1% xuống 11,8%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ chênh lệch lớn nhất sau can thiệp là 26,4% (trước can thiệp là 42,4%). Có 6/10 hoạt chất tỷ lệ chênh lệch so với kế hoạch thầu nhỏ hơn 10% (từ -4,3% đến 13,4%), có 3/10 hoạt chất tỷ lệ chênh lệch trên 10% là hoạt chất số 14, số 18 và số 20.

Bảng 3.38. Tác động can thiệp lên số lượng kế hoạch đấu thầu nhóm N Hoạt

chất

Đơn vị

Trước can thiệp Sau can thiệp Kế

hoạch Thực tế Chênh lệch (%)

Kế

hoạch Thực tế Chênh lệch (%) 21 chai 100.000 114.54

9

14,5 120.000 133.586 11,3 22 ống 35.000 54.294 55,1 50.000 62.699 25,4 23 lọ 45.000 51.549 14,6 50.000 65.352 30,7 24 ống 5.000 4.500 -10,0 5.500 5.076 -7,7 25 viên 400.000 458.85

1

14,7 500.000 544.530 8,9 26 viên 810.000 998.78

2

23,3 950.000 1.178.443 24,0 27 viên 200.000 245.84

8

22,9 250.000 295.115 18,0 28 viên 160.000 157.15

1

-1,8 200.000 185.591 -7,2 29 viên 60.000 51.987 -13,4 50.000 53.623 7,2 30 viên 210.000 230.18

9

9,6 250.000 268.509 7,4

TB 17,99 14,78

p của wilcoxon signed-rank test = 0,24

85

Nhận xét: Nhóm thuốc N, tỷ lệ chênh lệch giữa thực tế sử dụng và số lượng kế hoạch đấu thầu giảm từ 17,99% trước can thiệp xuống còn 14,78% sau can thiệp, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ tương ứng của nhóm thuốc V và E. Sự khác biệt tỷ lệ chênh lệch trước và sau can thiệp nhóm N không có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ chênh lệch lớn nhất trước can thiệp là 55,1% (hoạt chất số 22), sau can thiệp tỷ lệ chênh lệch lớn nhất giảm xuống còn 30,7% (hoạt chất số 23). Sau can thiệp tỷ lệ chênh lệch có thu hẹp lại so với trước can thiệp với 5 hoạt chất có chênh lệch nhỏ hơn 10% (so với 2 hoạt chất trước can thiệp), số hoạt chất có tỷ lệ chênh lệch từ 10-20% còn lại sau can thiệp là 2 (so với 5 trước can thiệp), số hoạt chất có tỷ lệ chênh lệch cao hơn 20% cả trước và sau can thiệp đều là 3 hoạt chất.

Tương ứng với 30 hoạt chất có 96 biệt dược được lựa chọn, kết quả sử dụng các biệt dược so với số lượng kế hoạch được trình bày tại bảng 3.39.

Bảng 3.39. Thực tế sử dụng và kế hoạch thầu các biệt dược Phân loại VEN

Tỷ lệ %

Số lượng biệt dược p

V E N Tổng

Tỷ lệ chênh lệch

<0% TCT 5 7 7 19 0,03

SCT 4 12 15 31

0-20% TCT 9 6 10 26 0,08

SCT 8 11 17 36

>20% TCT 5 17 31 52 0,003

SCT 3 9 17 27

Tổng TCT 14 31 48 97 -

SCT 15 32 49 94

p 0,3 0,03 0,003 - -

Nhận xét: Với 10 hoạt chất mỗi nhóm (V, E, N) có số lượng biệt dược tương ứng trước và sau can thiệp lần lượt là (14, 31, 48) và (15, 32, 49). Như vậy, số biệt dược tương ứng với mỗi hoạt chất của thuốc nhóm N cao nhất, trung bình khoảng 5 biệt dược/hoạt chất tiếp đến là nhóm E, trung bình khoảng 3 biệt

86

dược/hoạt chất và thấp nhất là nhóm V, trung bình khoảng 1,5 biệt dược/hoạt chất.

Sau can thiệp, số biệt dược của tất cả các nhóm V, E, N có tỷ lệ sử dụng vượt so với kế hoạch trên 20% đều giảm, ngược lại tỷ lệ vượt dưới 20% và không vượt tăng. Cụ thể số biệt dược có thực tế sử dụng vượt so với kế hoạch thầu trên 20% giảm từ 52 sản phẩm trước can thiệp xuống còn 27 sản phẩm sau can thiệp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số biệt dược có thực tế sử dụng vượt so với kế hoạch thầu dưới 20% tăng từ 26 sản phẩm lên 36 sản phẩm và số lượng biệt dược không sử dụng hết kế hoạch tăng từ 19 lên 31 sản phẩm.

Nếu xét theo từng nhóm thuốc V, E, N, sau can thiệp số biệt dược có thực tế sử dụng vượt so với kế hoạch trên 20% giảm mạnh ở nhóm thuốc E và N, nhóm E giảm từ 17 sản phẩm xuống còn 9 sản phẩm, nhóm N giảm từ 31 sản phẩm xuống còn 17 sản phẩm. cả hai sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số biệt dược có thực tế sử dụng vượt kế hoạch trên 20% ở nhóm V thấp nhất, 5 biệt dược trước can thiệp và 3 biệt dược sau can thiệp, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Số biệt dược có thực tế sử dụng vượt kế hoạch dưới 20% tăng từ 26 sản phẩm lên 36 sản phẩm, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số biệt dược có thực tế sử dụng không vượt kế hoạch tăng từ 19 sản phẩm lên 31 sản phẩm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [FULL] (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)