Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA BỆNH VIỆN LÊN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
3.1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện trước khi can thiệp
3.1.1.1. Kết quả phân tích danh mục thuốc
a. So sánh danh mục thuốc sử dụng và danh mục kế hoạch đấu thầu Kết quả so sánh danh mục thuốc sử dụng và danh mục kế hoạch đấu thầu được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.1. So sánh danh mục thuốc sử dụng và kế hoạch đấu thầu
Nhóm thuốc
Số khoản Kinh phí (tỷ đồng) DM
KH
DM SD
Tỷ lệ
%
DM KH
DM SD
Tỷ lệ
%
Thuốc gây tê, mê 11 11 100,0 2,3 1,7 73,9
Thuốc giảm đau, hạ sốt 35 35 100,0 4,8 4,7 97,9 Thuốc kháng sinh 74 74 100,0 20,4 22,9 112,3 Thuốc điều trị ung thư 25 28 112,0 11,8 12,8 108,5 Thuốc tác dụng với
máu
12 12 100,0 5,3 5,2 98,1
Thuốc tim mạch 102 107 104,9 6,8 7,1 104,4
Thuốc đường tiêu hóa 56 58 103,6 12,7 17,1 134,6
Thuốc nội tiết 30 32 106,7 2,4 2,5 104,2
Dung dịch tiêm truyền 27 27 100,0 4,7 3,5 74,5 Vitamin và khoáng chất 36 35 97,2 3,5 4 114,3
Thuốc khác 80 87 108,8 7,8 6,2 79,5
Tổng 488 506 103,7 82,5 87,7 106,3
Nhận xét: Danh mục thuốc sử dụng gồm 506 khoản, đạt 103,7% so với số khoản trong kế hoạch. Tổng kinh phí kế hoạch là 82,5 tỷ đồng, tổng kinh phí sử dụng là 87,7 tỷ đồng, bằng 106,3% so với kinh phí kế hoạch. Các nhóm thuốc đều có số khoản sử dụng vượt hơn hoặc bằng so với số khoản kế hoạch, cao nhất là nhóm thuốc chống ung thư, số khoản sử dụng bằng 112,0% so với số khoản
52
kế hoạch. Riêng nhóm vitamin khoáng chất có số khoản sử dụng kém hơn kế hoạch, bằng 97,2%. Kinh phí sử dụng là 87,7 tỷ đồng đạt 106,3% so với kinh phí kế hoạch.
Các nhóm thuốc có kinh phí sử dụng thực tế vượt so với kinh phí kế hoạch là nhóm thuốc đường tiêu hóa, vitamin và khoáng chất, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc tim mạch và thuốc nội tiết, trong đó cao nhất là nhóm thuốc tiêu hóa, bằng 134,6% so với kế hoạch, thấp nhất là nhóm thuốc nội tiết, bằng 104,2% so với kế hoạch.
Các nhóm thuốc có kinh phí sử dụng thực tế kém hơn so với kinh phí kế hoạch bao gồm: thuốc tê, mê; thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc tác động với máu;
dung dịch tiêm truyền.
b) Phân tích danh mục thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ.
Kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.2. Nguồn gốc xuất xứ thuốc trúng thầu
Phân loại
Số khoản Kinh phí (tỷ đồng) Trong
nước
Tỷ lệ
%
Nước ngoài
Tỷ lệ
%
Trong nước
Tỷ lệ
%
Nước ngoài
Tỷ lệ
% Hoạt chất 122 24,1 384 75,9 14,2 16,2 73,5 83,8 Tên thương mại 215 21,0 811 79,0 12,9 14,7 74,8 85,3 Nhận xét: Tỷ lệ theo số khoản và kinh phí của thuốc có nguồn gốc trong nước thấp hơn nhiều so với thuốc có nguồn gốc ngoại nhập. Theo tên hoạt chất, tỷ lệ số khoản thuốc trong nước chỉ chiếm 24,1% tổng số khoản và tỷ lệ kinh phí chiếm 16,2% tổng chi phí. Theo tên thương mại, tỷ lệ số khoản thuốc trong nước chiếm 21,0% tổng số khoản, tỷ lệ kinh phí chiếm 14,7% tổng kinh phí. Tỷ lệ chi phí thuốc trong nước, nước ngoài được minh họa tại hình sau:
53
Hình 3.1. Tỷ lệ chi phí thuốc trong nước, nước ngoài
c) Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo tên hoạt chất và tên thương mại.
Kết quả phân tích danh mục các nhóm thuốc sử dụng theo tên hoạt chất và tên thương mại được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.3. Số lượng tên thương mại các nhóm thuốc sử dụng
STT Nhóm thuốc
Số khoản Hoạt
chất
Tên thương
mại
Tỷ lệ tên thương mại/tên hoạt
chất
1 Thuốc gây tê, mê 11 13 1,2
2 Thuốc giảm đau, hạ sốt 35 53 1,5
3 Thuốc kháng sinh 74 211 2,9
4 Thuốc điều trị ung thư 28 45 1,6
5 Thuốc tác dụng với máu 12 15 1,3
6 Thuốc tim mạch 107 273 2,6
7 Thuốc đường tiêu hóa 58 114 2,0
8 Thuốc nội tiết 32 49 1,5
9 Dung dịch tiêm truyền 27 40 1,5
10 Vitamin và khoáng chất 35 63 1,8
11 Thuốc khác 87 150 1,7
Tổng 506 1.026 2,0
14,7%
85,3%
Giá trị thuốc trong nước Giá trị thuốc trong nướcnước ngoài
54
Nhận xét: Theo danh mục thuốc sử dụng, trung bình mỗi hoạt chất có 2,0 tên thương mại. Nhóm thuốc kháng sinh có tỷ lệ tên thương mại/hoạt chất cao nhất, mỗi hoạt chất kháng sinh có trung bình 2,9 tên thương mại, tiếp đó là các nhóm thuốc tim mạch, thuốc đường tiêu hóa, thuốc vitamin và khoáng chất với tỷ lệ tên thương mại/hoạt chất trung bình tương ứng là 2,6; 2,0 và 1,8. Điều đó thể hiện tương ứng với mỗi hoạt chất ở các nhóm thuốc này bệnh viện lựa chọn nhiều tên thương mại khác nhau để cùng sử dụng đồng thời.
d) So sánh số lượng sử dụng thực tế và số lượng kế hoạch
Kết quả so sánh số lượng sử dụng thực tế và số lượng kế hoạch đấu thầu được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. So sánh số lượng sử dụng thực tế và kế hoạch đấu thầu Số lượng chênh lệch thực tế sử
dụng/kế hoạch (C)
Số khoản Tỷ lệ
%
Kinh phí (tỷ đồng)
Tỷ lệ
% Sử dụng
vượt kết quả thầu
C < 10% 48 9,5 12,2 13,9
10% =< C < 20% 127 25,1 25,5 29,1
C >= 20% 96 19,0 18,8 21,4
Sử dụng kém kết quả thầu
0% =< C < 20% 107 21,1 15,4 17,6
20% =< C < 50% 34 6,7 4,5 5,1
50% =< C =< 100% 94 18,6 11,3 12,9
Tổng 506 100 87,7 100
Nhận xét: Các khoản thuốc có số lượng sử dụng thực tế vượt số lượng kế hoạch thầu chiếm 53,6%, trong đó có 96/506 khoản có thực tế sử dụng vượt so với kế hoạch trên 20%. Tổng các khoản có thực tế sử dụng ít hơn so với kế hoạch đấu thầu là 46,4%, trong đó có 107/506 khoản có thực tế sử dụng bằng hoặc kém hơn 20% so với kế hoạch đấu thầu, nhóm có tỷ lệ sử dụng thực tế kém kế hoạch trên 50% là 94 khoản, chiếm tỷ lệ 18,6%.
55
Theo chi phí, nhóm có thực tế sử dụng vượt kế hoạch đấu thầu từ 10-20%
chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất, 29,1% tổng chi phí sử dụng. Tiếp đến là nhóm có thực tế sử dụng vượt kế hoạch đấu thầu trên 20%, chiếm tỷ lệ chi phí 21,4%. Các nhóm có thực tế sử dụng thấp hơn kế hoạch đấu thầu chiếm tỷ lệ chi phí ít hơn nhóm sử dụng vượt.