Giải pháp áp dụng pha chế tập trung thuốc ung thư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [FULL] (Trang 67 - 70)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA BỆNH VIỆN LÊN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC

3.1.2. Tác động của một số giải pháp

3.1.2.2. Giải pháp áp dụng pha chế tập trung thuốc ung thư

a) Các bước thực hiện

Theo ý kiến của lãnh đạo khoa Dược “Thuốc điều trị ung thư thông thường có giá trị lớn, độc tính cao do đó khi sử dụng cần tính đủ liều điều trị đối với từng cá thể bệnh nhân là rất cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí và hạn chế độc tính của thuốc”. Hội đồng thuốc điều trị và lãnh đạo Bệnh viện xác định “pha chế thuốc ung thư tập trung tại khoa Dược sẽ góp phần nâng cao quản lý thuốc ung thư, chất lượng điều trị, đảm bảo an toàn cho điều dưỡng, đúng, đủ liều cho bệnh

68

nhân”. Lãnh đạo Bệnh viện và khoa Dược đều cho rằng “Tỷ lệ bệnh nhân ung thư có nhu cầu điều trị tại bệnh viện ngày càng cao, các phác đồ ung thư mới thường xuyên được cập nhật và sử dụng, pha chế tập trung thuốc ung thư là xu thế chung của thế giới, để đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển Bệnh viện cần triển khai pha chế thuốc ung thư tập trung tại khoa Dược”. Các bước thực hiện pha chế tập trung thuốc ung ưng được trình bày tại bảng 3.22.

Bảng 3.22. Các bước thực hiện pha chế thuốc ung thư

STT Các bước thực hiện Nội dung

1 Xây dựng quy trình, chuẩn bị cơ sở vật chất

Khoa Dược, khoa Trang bị chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ pha chế thuốc ung thư.

Khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Huyết học lâm sàng xây dựng quy trình phối hợp pha chế, giám sát, cấp phát thuốc ung thư.

2 Hội nghị khoa học Bệnh viện

Tổ chức quán triệt trong hội nghị giao ban Bệnh viện, hội nghị khoa học Bệnh viện.

Thống nhất qui trình thí điểm tại khoa Huyết học lâm sàng (khoa có lượng bệnh nhân ung thư đông nhất).

3 Áp dụng thí điểm

Áp dụng thí điểm cho các bệnh nhân khoa Huyết học lâm sàng.

Áp dụng thí điểm cho bệnh nhân bộ đội trong Bệnh viện.

4 Áp dụng phổ biến trong Bệnh viện

Áp dụng phổ biến trong toàn Bệnh viện.

5 Phối hợp thực hiện Thường xuyên trao đổi giữa bác sĩ điều trị và dược sĩ phụ trách pha chế.

Sau khi thống nhất qui trình thực hiện pha chế thuốc ung thư tập trung tại khoa Dược, Bệnh viện đã kiểm soát được 100% bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất đều đã được phân liều thuốc tập trung.

b) Kết quả áp dụng pha chế tập trung thuốc ung thư + Tiết kiệm chi phí:

69

Phân liều thuốc ung thư tập trung tiết kiệm được chi phí so với không phân liều, kết quả được trình bày tại bảng 3.23.

Bảng 3.23. Kinh phí thuốc ung thư tiết kiệm do phân liều Nội dung Không phân liều Phân liều

Tổng số hoạt chất 25 25

Hoạt chất được tiết kiệm 0 13

Hoạt chất chưa tiết kiệm 0 12

Kinh phí tiết kiệm (triệu đồng) 0 706

Kinh phí hao phí (triệu đồng) 1.160 454

Nhận xét: Năm 2011 có 25 hoạt chất thuốc ung thư được phân liều tại khoa Dược - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có 13 hoạt chất đã tiết kiệm được do phân liều với tổng kinh phí tiết kiệm được là 706 triệu đồng, 12 hoạt chất chưa tiết kiệm được tương ứng với kinh phí là 454 triệu đồng. Như vậy, nếu giả định không phân liều thuốc ung thư tập trung tổng kinh phí hao phí là 1.160 triệu đồng.

+ Hiệu quả chi phí thuốc ung thư

Hiệu quả sử dụng kinh phí thuốc chống ung thư do phân liều tập trung và không phân liều được trình bày tại bảng 3.24.

Bảng 3.24. Hiệu quả sử dụng kinh phí thuốc ung thư

ĐVT: triệu đồng Nội dung Không phân liều Phân liều

Kinh phí sử dụng lý thuyết 17.777 17.777

Kinh phí sử dụng thực tế 18.937 18.231

Hiệu quả sử dụng kinh phí (%) 93,9 97,5

Nhận xét: Tổng kinh phí thuốc điều trị ung thư xuất kho là 18.937 triệu đồng, thực tế kinh phí sử dụng theo các phác đồ của bệnh nhân là 17.777 triệu đồng, như vậy, nếu không phân liều hiệu quả sử dụng kinh phí sẽ đạt 93,9%.

Phân liều thuốc ung thư tập trung đã làm hạ chi phí sử dụng thực tế từ 18.937

70

triệu đồng xuống 18.231 triệu đồng do đó làm tăng hiệu quả sử dụng từ 93,9%

lên 97,5%.

Hiệu quả sử dụng thuốc ung thư của 25 hoạt chất phân liều tại khoa Dược - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2011 được trình bày tại bảng 3.25.

Bảng 3.25. Hiệu quả sử dụng thuốc ung thư theo hoạt chất STT Số hoạt chất Khoảng tăng hiệu quả (%) Tổng KP tiết kiệm

(nghìn đồng)

1 12 0 0

2 3 Từ 0,5 đến dưới 1 8.377

3 2 Từ 1 đến dưới 5 37.016

4 5 Từ 5 đến dưới 10 499.302

5 3 Trên 10 161.469

Tổng 25 706.164

Nhận xét: Trong tổng số 25 hoạt chất thuốc chống ung thư được phân liều tập trung có 12 hoạt chất không tăng hiệu quả sử dụng kinh phí, 13 hoạt chất tăng hiệu quả sử dụng kinh phí, trong đó, khoảng tăng hiệu quả từ 5% đến 10% chiếm tỷ lệ cao nhất với 5/13 hoạt chất tương ứng với kinh phí tiết kiệm được là 499.302 nghìn đồng. Số hoạt chất có tỷ lệ tăng hiệu quả trên 10% là 3 hoạt chất với chi phí tiết kiệm tương ứng là 161.469 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [FULL] (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)