Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA BỆNH VIỆN LÊN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
3.1.2. Tác động của một số giải pháp
3.1.2.1. Giải pháp áp dụng kháng sinh dự phòng
a) Các bước thực hiện kháng sinh dự phòng
Theo ý kiến của Hội đồng thuốc và điều trị Bệnh viện “Kinh phí sử dụng kháng sinh trong tại Bệnh viện là khá lớn, sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật là giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ, tiết kiệm kinh phí sử dụng kháng sinh”. Lãnh đạo bệnh viện xác định “Bệnh viện có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở khoa học để áp dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch và sạch nhiễm”. Theo ý kiến các bác sĩ ngoại khoa “Bệnh viện có thể áp dụng kháng sinh dự phòng, tuy nhiên cần xây dựng qui trình đáp ứng đủ điều kiện từ chuẩn bị bệnh nhân, công tác vô trùng và đặc biệt là chăm sóc sau mổ. Với những trường hợp đặc biệt như mổ lớn, có nhiều bệnh kết hợp, tuổi cao, có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn cần cân nhắc sử dụng kháng sinh dự phòng và kháng sinh hàng ngày để đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân”. Được sự thống nhất giữa lãnh đạo Bệnh viện, các cơ quan Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa ngoại, Bệnh viện đã triển khai áp dụng qua 03 bước: chuẩn bị, áp dụng thử nghiệm và áp dụng chính thức. Nội dung các bước được trình bày tại bảng 3.19.
65
Bảng 3.19. Các bước thực hiện kháng sinh dự phòng
STT Bước thực hiện Nội dung
1
Chuẩn bị
Xây dựng quy trình, tập huấn
Hội nghị khoa học bệnh viện
Chuẩn bị cơ sở vật chất
Phổ biến, tuyên truyền trong hội nghị giao ban bệnh viện, trong sinh hoạt khoa học hàng tuần tại bệnh viện.
Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp với khoa Dược, điều dưỡng, phòng mổ xây dựng qui trình.
Tổ chức báo cáo tới các bác sĩ trong hội nghị khoa học bệnh viện.
Chuẩn bị điều kiện phòng mổ, thuốc kháng sinh và các loại VTYTTH đi kèm.
2
Áp dụng thí điểm Áp dụng thí điểm Hội nghị đánh giá kết quả
Tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn
Áp dụng thí điểm trên các bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch nhiễm thuộc chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện trong thời gian 6 tháng.
Báo cáo đánh giá kết quả sơ kết áp dụng thí điểm trong hội nghị khoa học bệnh viện.
Tổ chức mời chuyên gia tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn.
3
Áp dụng chính thức Áp dụng phổ biến trong bệnh viện
Nhắc nhở thực hiện
Áp dụng phổ biến cho các chuyên khoa trong bệnh viện.
Nhắc nhở thực hiện trong thông qua mổ hàng ngày, giao ban bệnh viện hàng tuần.
Qui trình sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện (phụ lục 5) đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, được sự ủng hộ rất cao của lãnh đạo Bệnh viện, các bộ phận trực tiếp tham gia, khi áp dụng được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng. Theo ý kiến của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Điều dưỡng “Trong quá trình thực hiện sử dụng kháng sinh dự phòng thử nghiệm và chính thức có sự giám sát chặt chẽ về qui trình, kết quả được báo cáo lãnh đạo Bệnh viện hàng tuần, mọi điều kiện phục vụ đều được đáp ứng tốt, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thành công cao, thất bại thấp”. Theo ý kiến khác của lãnh đạo khoa Dược “Bệnh viện đáp ứng đầy đủ các loại thuốc sử dụng làm kháng sinh
66
dự phòng theo đúng yêu cầu của chuyên khoa, thuốc có nguồn gốc Châu Âu, nguồn cung ứng ổn định”.
b) Kết quả áp dụng kháng sinh dự phòng được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.20. Kết quả trước và sau áp dụng kháng sinh dự phòng
STT Nội dung Trước can
thiệp
Sau can thiệp
TL % tăng, giảm 1 Tổng số ca phẫu thuật (ca) 8.349 8.991 +7,7 2 Tổng số ca phẫu thuật sạch, sạch
nhiễm 5.185 5.335 +2,9
3 Tỷ lệ % PT sạch, sạch nhiễm/tổng
PT 62,1 59,3 -2,8
4 Tỷ lệ % sử dụng KSDP/PT sạch,
sạch nhiễm 0 78,6 +78,6
5 Tổng kinh phí kháng sinh (tỷ đồng) 12,4 8,6 -30,6 6 Kinh phí KS trung bình/Ca PT
(nghìn đồng/ca) 1.487 956 -35,7
7 Kinh phí tiết kiệm trung bình/ca PT
(nghìn đồng/ca) 0 531 -
8 Số ca sử dụng kháng sinh thất bại 0 55 1,3 Nhận xét: Kết quả trên cho thấy trong số các ca phẫu thuật tại Bệnh viện có 59,3% được xác định là phẫu thuật sạch, sạch nhiễm và đã có 78,6% số ca phẫu thuật sạch, sạch nhiễm được sử dụng kháng sinh dự phòng, số ca không sử dụng kháng sinh dự phòng là những trường hợp có nhiều nguy cơ cao, như tuổi già, nhiều bệnh mắc kèm, phẫu thuật tim mở,... các trường hợp này đều có ý kiến của Phó giám đốc ngoại khoa tại các buổi thông qua mổ hàng ngày đồng ý không sử dụng kháng sinh dự phòng. Tổng kinh phí sử dụng kháng sinh giảm 14,6%
(từ 12,4 tỷ đồng xuống còn 8,6 tỷ đồng). Kinh phí sử dụng kháng sinh trung bình/ca phẫu thuật giảm 20,8% (từ 1.487 nghìn/ca xuống 956 nghìn/ca), mỗi ca tiết kiệm trung bình 531 nghìn đồng tiền thuốc kháng sinh.
So sánh đặc điểm bệnh nhân trước và sau khi áp dụng kháng sinh dự phòng, kết quả được trình bày tại bảng 3.21.
67
Bảng 3.21. Đặc điểm bệnh nhân trước và sau can thiệp ST
T Nội dung Trước CT
(n = 400 b/n)
Sau CT (n = 400
b/n)
p (ttest
) 1 Tuổi bệnh nhân (tuổi) 55,1±16,7 57,6±18,4 0,312
2 Điểm số ASA 1,56±0,71 1,63±0,58 0,481
3 Thời gian phẫu thuật (giờ) 1,42±0,82 1,35±0,75 0,813 4 Thời gian nằm viện sau mổ
(ngày) 8,55±4,62 6,12±3,25 0,041
5 Tỷ lệ phải quay lại dùng kháng
sinh điều trị (%) - 1,3
Nhận xét: Đặc điểm về tuổi và điểm số ASA của bệnh nhân phẫu thuật trước khi áp dụng kháng sinh dự phòng và sau khi áp dụng kháng sinh dự phòng không có sự khác biệt (p>0,05).
Thời gian phẫu thuật khi không sử dụng kháng sinh dự phòng (1,42±0,82 giờ) cao hơn so với khi sử dụng kháng sinh dự phòng (1,35±0,75). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, thời gian nằm viện sau mổ của bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng thấp hơn so với thời gian nằm viện sau mổ của bệnh nhân sử dụng kháng sinh điều trị, tương ứng là 8,55±4,62 ngày và 6,12±3,25 ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,041.
Trong số các trường hợp sử dụng kháng sinh dự phòng có 55 trường hợp phải sử dụng lại kháng sinh thông thường chiếm 1,3% do có các dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, vết thương có biểu hiện sưng, nóng, chảy dịch,...