Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA BỆNH VIỆN LÊN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
3.1.2. Tác động của một số giải pháp
3.1.2.3. Giải pháp kiểm soát thuốc bổ trợ, vitamin
a) Các bước thực hiện
Bệnh viện kiểm soát sử dụng thuốc ngoại trú đặc biệt là thuốc vitamin, thuốc bổ trợ bằng các biện pháp được trình bày tại bảng 3.26.
Bảng 3.26. Các bước thực hiện kiểm soát thuốc vitamin, thuốc bổ trợ
71 TT Nội
dung
Mục đích Cách thức thực hiện
1
Sử dụng phần mềm
Quản lý danh mục thuốc kê đơn ngoại trú theo chủng loại và phân cấp sử dụng
Khoa Dược cập nhật và quản lý danh mục thuốc ngoại trú trên phần mềm quản lý khám bệnh. Danh mục thuốc được phân 3 mức: khoa C1-1; khoa C1-2 và chỉ huy khoa C1-2. Bác sĩ chỉ được kê các loại thuốc theo phân cấp tương ứng. Những trường hợp cần kê thuốc ngoài phân cấp qui định cần có ý kiến chủ nhiệm khoa.
2
Thông tin thuốc
Trao đổi thông tin trực tiếp giữa khoa Dược và phòng khám bệnh
Căn cứ vào thực tế tình hình thuốc trong kho, khoa Dược thông báo thường xuyên cho bác sĩ phòng khám về những loại thuốc mới, thuốc thay thế, thuốc cần hạn chế sử dụng như:
glutathion, arginin, L-ornithin L- asparta, ginkobiloba, glucosamin.
3
Kiểm tra đơn thuốc
Cung cấp thông tin về sử dụng thuốc ngoại trú cho Giám đốc bệnh viện, giúp giám đốc nhắc nhở, điều chỉnh hoạt động kê đơn ngoại trú
Khoa Dược phối hợp với bộ phận công nghệ thông tin hàng tuần rút số liệu về các đơn thuốc, báo cáo giám đốc các thông tin: số tiền trung bình đơn, tỷ lệ thuốc vitamin, bổ trợ, số khoản trung bình đơn, những đơn thuốc có chi phí lớn. Những bất hợp lý trong kê đơn được nhắc nhở, điều chỉnh trong giao ban hàng tuần.
72 4
Luân chuyển bác sĩ phòng khám bệnh
Các chuyên khoa thực hiện luân chuyển bác sĩ ra phòng khám bệnh theo chu kỳ 1 tháng với nội khoa, 2 tuần với ngoại khoa.
b) Kết quả áp dụng
Các giải pháp chủ yếu tác động đến kê đơn thuốc tại phòng khám bệnh, để đánh giá hiệu quả các giải pháp giám sát sử dụng thuốc bổ trợ, vitamin thực hiện khảo sát 400 đơn thuốc sau khi áp dụng và duy trì các giải pháp, kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.27.
Bảng 3.27. Kết quả khảo sát đơn thuốc ngoại trú
(n=400đơn/năm)
STT Nội dung Năm p
(2011/2010)
p
(2012/2010)
2010 2011 2012
1 Số thuốc trung bình/đơn 5,3 5,1 4,7 0,07 0,001 2 Tiền thuốc trung
bình/đơn (nghìn đồng) 198,8 222,9 231,6 0,05 0,001 3 Tỷ lệ % đơn thuốc có kê
vitamin, thuốc bổ trợ 81,5 75,6 70,3 0,004 0,000 4 Tỷ lệ % thuốc vitamin, bổ
trợ theo chủng loại thuốc 32,2 30,8 26,8 0,08 0,000 5 Tỷ lệ % thuốc vitamin, bổ
trợ theo chi phí thuốc 27,5 20,4 17,9 0,002 0,000 Nhận xét: Tiền thuốc trung bình đơn có xu hướng tăng từ 198,8 nghìn/đơn lên 222,9 nghìn đồng/đơn năm 2011 và 231,6 nghìn đồng/đơn năm 2012, kết quả này có ý nghĩa thống kê với p(2011/2010) của Mann-Whitney test = 0,05 và p(2012/2010) = 0,001.
Các chỉ số còn lại gồm: số thuốc trung bình đơn, tỷ lệ % đơn có kê vitamin, thuốc bổ trợ, tỷ lệ % thuốc vitamin, thuốc bổ trợ trong đơn theo chủng loại và chi phí đều giảm. Trong đó có 2/4 chỉ tiêu năm 2011 giảm so với năm 2010 có ý nghĩa thống kê bao gồm: tỷ lệ % đơn thuốc có kê vitamin, thuốc bổ trợ, p χ2test
= 0,004 và tỷ lệ % thuốc vitamin, bổ trợ theo chi phí thuốc, p Mann-Whitney test
73
= 0,002. Hai chỉ tiêu còn lại, số thuốc trung bình/đơn và tỷ lệ % thuốc vitamin, bổ trợ theo chủng loại thuốc, năm 2011 giảm so với năm 2010 không có ý nghĩa thống kê (p của ttest >0,05). Tuy nhiên, đến năm 2012 cả 4 chỉ tiêu trên đều giảm so với năm 2010 có ý nghĩa thống kê với p tương ứng <0,05.
Kết quả khảo sát thuốc bổ trợ, vitamin trong đơn ngoại trú năm 2010-2012 được trình bày theo biểu đồ hình 3.3.
Hình 3.3. Kết quả khảo sát thuốc bổ trợ, vitamin ngoại trú Trong đó:
1 - Tỷ lệ % đơn thuốc có chứa vitamin, thuốc bổ trợ 2 - Tỷ lệ thuốc vitamin, bổ trợ theo chủng loại thuốc 3 - Tỷ lệ thuốc vitamin, bổ trợ theo chi phí
* Kết quả khảo sát kinh phí sử dụng một số thuốc bổ trợ, vitamin được trình bày tại bảng 3.28.
Bảng 3.28. Kinh phí sử dụng một số thuốc vitamin, thuốc bổ trợ
STT Tên thuốc
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chi phí
(triệu đồng)
Tỷ lệ
%
Chi phí
(triệu đồng)
Tỷ lệ
%
Chi phí
(triệu đồng)
Tỷ lệ
% 1 Glutathion 3.592 4,1 3.294 2,8 2.742 1,9
2 Ginkobiloba 1.678 1,9 773 0,7 597 0,4
3 L-ornithin
L-aspatat 1.816 2,1 1.159 1,0 783 0,5
4 Glucosamin 1.393 1,6 542 0,5 478 0,3
5 Arginin 2.385 2,7 1.391 1,2 1.121 0,8
6 Boganic 1.964 2,2 1.153 1,0 1.329 0,9
7 Vitamin 3.962 4,5 3.265 2,8 3.349 2,3
Tổng 16.790 19,1 11.577 9,9 10.399 7,2
0 50 100
1 2 3
Tỷ lệ %
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
74
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy năm 2010 kinh phí sử dụng thuốc bổ trợ, vitamin tại bệnh viện khá cao, chiếm 19,1% tổng kinh phí. Trong đó, tập trung chủ yếu vào nhóm thuốc bổ trợ gan, thần kinh và khớp, cao nhất là hoạt chất glutathion, có chi phí chiếm tới 4,1% tổng kinh phí sử dụng thuốc, tỷ lệ chi phí thấp nhất trong nhóm này là glucosamin chiếm 1,6% tổng kinh phí sử dụng thuốc. Đặc biệt, cả 6 loại thuốc trên đều nằm trong nhóm A theo phân tích ABC.
Theo ý kiến bác sĩ nội trú “Bệnh nhân nội trú được chỉ định thuốc bổ trợ, vitamin do: sử dụng phối hợp với các thuốc ảnh hưởng tới chức năng gan, do tâm lý bệnh nhân khi nằm viện đặc biệt là với các bệnh nhân chờ phẫu thuật”. Theo ý kiến khác của bác sĩ ngoại trú “Đặc điểm bệnh nhân đa phần là bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh mắc kèm, có nhu cầu sử dụng thuốc bổ trợ, vitamin, mặt khác cũng do tâm lý người bệnh muốn được sử dụng thêm những loại thuốc bổ”. Tuy nhiên, theo ý kiến của cơ quan bảo hiểm y tế “Khi sử dụng các thuốc bổ trợ cần dựa theo đúng chỉ định và kết quả cận lâm sàng, nếu chỉ định không đúng với kết quả cận lâm sàng bảo hiểm sẽ từ chối thanh toán”. Để thực hiện ý kiến của bảo hiểm y tế đồng thời giảm chi phí sử dụng nhóm thuốc này bệnh viện đã áp dụng nhiều biện phỏp, kết quả tỷ lệ sử dụng kinh phớ nhúm thuốc này đó giảm rừ rệt từ 19,1%
xuống còn 9,9% năm 2011 và 7,2% năm 2012. Thuốc có tỷ lệ chi phí giảm mạnh nhất là glutathion từ 4,1% năm 2010 còn 1,9% năm 2012, nhóm vitamin giảm từ 4,5% xuống còn 2,8%.