Khái quát cấu trúc các thành tố thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên khu vực nông thôn Hà Nội

Một phần của tài liệu Mở rộng mạng lưới phân phối bán hàng của Công ty Bảo Việt (Trang 30 - 34)

2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên khu vực nông thôn Hà Nội và quá trình phát triển của Công ty Bảo Việt Đông Đô

2.1.1. Khái quát cấu trúc các thành tố thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên khu vực nông thôn Hà Nội

Nền kinh tế suy giảm mạnh đã tác động đến thu nhập của người dân và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp dẫn tới làm giảm nhu cầu bảo hiểm khiến các DNBH không chỉ gặp những khó khăn trong khai thác mà còn phải duy trì các hợp đồng và khách hàng tái tục. Đó là một thách thức lớn.

Xu hướng cạnh tranh trờn thị trường bảo hiểm PNT thể hiện rừ nột qua cỏc DNBH không ngừng tung ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng mọi nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chú trọng tăng cường năng lực phân phối, mở rộng mạng lưới ra nhiều tỉnh thành. Là hệ thống phân phối quan trọng hàng đầu trên thị trường BH PNT Việt Nam. Kênh đại lý được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng khai thác, nhất là đào tạo lực lượng đại lý chuyên nghiệp. Kênh Bancassurance cũng chứng minh nhiều tiềm năng trong khai thác bảo hiểm nhân thọ. Các hình thức hợp tác bancassurance ngày càng đa dạng bao gồm cả hình thức phân phối sản phẩm độc quyền qua một ngân hàng.

Căn cứ theo các quy định của Luật cạnh tranh về xác định thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm và dựa trên số liệu Cục Quản lý cạnh tranh đã thu thập được, chúng tôi đã tính toán thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường dựa trên số liệu về tổng doanh thu phí của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Hiện nay trên thị trường BH PNT có sự tham gia của 30 công ty bảo hiểm, trong đó có 20 công ty bảo hiểm trong nước và 10 công ty bảo hiểm nước ngoài.

Một số doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời có sự tham gia góp vốn của các tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong nước như Công ty CP Bảo hiểm hàng không, Bảo hiểm than khoáng sản... Ngoài những công ty bảo hiểm đăng ký hoạt động kể trên,

còn phải kể đến sự góp mặt của 37 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

Bảng 2.1 : Các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường Việt nam

STT Tên công ty Hình thức

sở hữu Công ty bảo hiểm trong nước: 20 công ty

1 Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) Cổ phần

2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) Cổ phần

3 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) Cổ phần

4 Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI) Cổ phần

5 Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) Cổ phần

6 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) Cổ phần 7 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) Cổ phần

8 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) Cổ phần

9 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) Cổ phần

10 Công ty CP bảo hiểm ngân hàng ĐT và PT Việt Nam (BIC) Nhà nước 11 Công ty CP bảo hiểm ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (ABIC) Cổ phần 12 Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín (Bảo Tín) Cổ phần

13 Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) Cổ phần

14 Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI) Cổ phần 15 Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương (HKI) Cổ phần 16 Công ty cổ phần bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC) Cổ phần 17 Công ty BH Ngân hàng Công thường Việt Nam (Bảo Ngân) Cổ phần

18 Công ty Bảo hiểm Thái Sơn (Thái Sơn) Cổ phần

19 Công ty Bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành) Cổ phần 20 Tổng công ty cổ phần TBH quốc gia Việt Nam (VINARE) Cổ phần Công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài: 10 công ty

21 Công ty LD bảo hiểm Liên hiệp (UIC) Liên doanh

22 Công ty LD bảo hiểm quốc tế VN (VIA) Liên doanh

23 Công ty LD TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina) Liên doanh 24 Công ty bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama) 100% vốn nước ngoài 25 Công ty TNHH bảo hiểm QBE Việt Nam (QBE) 100% vốn nước ngoài 26 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ AIG Việt Nam (AIG) 100% vốn nước ngoài 27 Công ty TNHH bảo hiểm ACE (ACE) 100% vốn nước ngoài 28 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 100% vốn nước ngoài 29 Công ty TNHH bảo hiểm Fubon Việt Nam (Fubon) 100% vốn nước ngoài 30 Công ty TNHH Bảo hiểm Mitsui Sumitomo (MSIG) 100% vốn nước ngoài

(Nguồn: Website Hiệp Hội BH VN)

Trong bối cảnh các rào cản gia nhập về mặt quy định pháp lý sẽ dần được loại bỏ theo các cam kết WTO, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Một trong những xu thế đang nổi lên trong thời gian gần đây đó là các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Đây chính là con đường ngắn nhất để các nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Bảng 2.2 : Thị phần doanh thu phí BH của các DNBH PNT năm 2013 ( ĐVT: tỷ đồng) stt TênDNBH Năm 2013 Năm 2012 Tăng trưởng

(%)

Thị Phần (%)

1 Bảo Việt 5.625 5.384 4.48 22.87

2 PVI 5.065 4.658 8.74 20.6

3 Bảo Minh 2.480 2.294 8.11 10.08

4 Pjico 2.000 1.971 1.47 8.13

5 PTI 1.527 1.663 -8.18 6.21

6 Khác( 24 cty) 7.895 6.878 14.79 32.1

Tổng 24.592 22.848 7.63 100

(Nguồn: Cục quản lý, giám sát BH- Bộ tài chính)

Nhìn vào biểu trên ta thấy, năm 2013 trên thị trường BHPNT Bảo Việt là doanh nghiệp chiếm thị phần nhiều nhất 22.87%, với tổng doanh thu đạt 5.625 tỷ đồng tiếp đến là PVI chiếm 20.6% thị phần, tổng doanh thu đạt 5.065 tỷ đồng, Bảo Minh chiếm thị phần 10.08% tổng doanh thu 2.480 tỷ đồng….

Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, cạnh tranh thị trường chủ yếu qua hệ thống mạng lưới phân phối, trong đó kênh khai thác trực tiếp, môi giới, đại lý vẫn đóng vai trò chủ đạo. Kênh bancasurance được chú trọng, do mô hình này có tiềm năng lớn, tiện lợi cho khách hàng, tiết kiệm chi phí cho DNBH và tận dụng được hệ thống mạng lưới rộng khắp của các ngân hàng để phân phối các sản phẩm bảo hiểm. Một số doanh nghiệp còn đầu tư nâng cấp website nhằm bán bảo hiểm trực tuyến, bán hàng qua điện thoại (telesales)… Do cầu bảo hiểm khu vực doanh nghiệp giảm đáng kể nên nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tập trung tăng cường khai thác mảng bán lẻ. Các doanh nghiệp chú trọng hơn đến phát triển, làm mới sản phẩm, đồng thời triển khai nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng. Đặc biệt, chi phí dịch vụ y tế tăng cao trong năm 2013 tác động lớn đến nhu cầu mua bảo hiểm y tế của người dân. Các sản phẩm về bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm y tế được tập trung khai thác. Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, chú trọng công tác bồi thường, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các đơn bảo hiểm.

Tuy nhiên bên cạnh lợi thế về sản phẩm và thương hiệu BAOVIET đang chịu sức ép cạnh tranh về giá và chi phí rất lớn trên thị trường. Phí BH của BAOVIET thường cao, bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các DNBH nước ngoài và DN mới thành lập để chiếm lĩnh được thị trường và tăng thị phần đã đưa ra rất nhiều hình thức hạ phí, giảm phí, mở rộng rất nhiều điều kiện , điều khoản bảo hiểm dẫn đến phí bảo hiểm thường thấp hơn nhiều so với BAOVIET, đặc biệt là trong BH xe cơ giới.

Ví dụ: Libety đang triển khai bán sản phẩm bảo hiểm ô tô Libety TruckCare, bên cạnh quyền lợi không thay đổi, khi khách hàng mua BH vật chất còn được tặng 20% phí bảo hiểm , miễn phí thuỷ kích, sửa chữa tại gara chính hãng…

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như tranh hạ phí, tăng hoa hồng, mở rộng phạm vi, chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị phần đã và đang tồn tại khá phổ biến.

- Năng lực cạnh tranh được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa.

Về cạnh tranh mạng lưới phân phối, kênh đại lý khai thác trực tiếp, môi giới tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Kênh bancassurance ngày càng được chú trọng khai thác.

Một số doanh nghiệp còn đầu tư nâng cấp website nhằm triển khai kênh bán hàng điện tử và telesales. Về cạnh tranh sản phẩm, các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng phát triển, làm mới sản phẩm, tập trung vào phân khúc thị trường bán lẻ. Các doanh nghiệp bảo hiểm còn cạnh tranh thông qua đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chú trọng công tác bồi thường. Năm 2013, cũng chứng kiến xu hướng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tập trung công tác quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo chủ trương tái cơ cấu của Chính phủ.

Trong xu thế chung đó, chiến lược cạnh tranh của Bảo hiểm Bảo Việt là tăng cường lợi thế hệ thống mạng lưới phân phối nội bộ và đẩy mạnh kênh bancassurance. Về sản phẩm, Bảo Việt tập trung phát triển các sản phẩm cá nhân, đặc biệt là sản phẩm y tế, tai nạn con người, đồng thời thực hiện nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý, nhờ đó vẫn đạt kết quả kinh doanh tích cực.

- Các doanh nghiệp bảo hiểm nỗ lực kiểm soát tỷ lệ bồi thường

Cũng theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm, số tiền thực bồi thường bảo hiểm

gốc năm 2013 là 10.279 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc bình quân toàn thị trường gần 41.8 %, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2012 là 39 %. Điều này cho thấy nỗ lực lớn các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc kiểm soát tỷ lệ bồi thường, mặc dù trong năm 2013 đã xảy ra nhiều vụ thiên tại, bão lũ, các tổn thất lớn về cháy nổ, thân tàu, hàng hóa. Mặc dù tỷ lệ bồi thường có xu hướng tăng nhẹ song tình trạng nợ phí, rủi ro thanh toán và nạn trục lợi bảo hiểm vẫn là vấn đề đáng lo ngại.

2.1.2. Quá trình phát triển, tổ chức và hoạt động của Công Ty Bảo Việt

Một phần của tài liệu Mở rộng mạng lưới phân phối bán hàng của Công ty Bảo Việt (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w