2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trên khu vực nông thôn Hà Nội và quá trình phát triển của Công ty Bảo Việt Đông Đô
2.1.4. Nhận dạng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty
Cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ diễn ra gay gắt trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt hơn khi những cam kết mở cửa thị trường này trong khuôn khổ WTO có hiệu lực. Theo các cam kết của WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài được phép cung cấp vào Việt Nam các dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra họ còn được cung cấp dịch vụ tái bảo hiểm, vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm, tư vấn, tính
toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Đây là điều đáng lo ngại nhất vì các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có thể vươn cánh tay vào khai thác thị trường Việt Nam mà không cần thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra theo cam kết WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài sẽ được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, vốn chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
Có thể nhận dạng các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Bảo Việt Đông Đô trên thị trường nông thôn Hà Nội. gồm:
Bảo hiểm Bảo Minh
-Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh ( gọi tắt là Bảo Minh) có 58 công ty thành viên trên toàn quốc với số lượng nhân viên hiện tại là 1.720 người, hơn 7.000 đại lý, có vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng.
Điểm mạnh của Bảo Minh
+ Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
+ Khả năng tài chính tốt, lành mạnh
+ Mạng lưới phân phối bán hàng hoạt động có hiệu quả và phủ kín khắp địa bàn cả nước
+ Quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền Điểm yếu của Bảo Minh
+ Mối liên kết giữa các đơn vị kinh doanh, các phòng ban chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp
+ Công tác đánh giá rủi ro trong khai thác bảo hiểm chưa được chú trọng.
+ Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp sản phẩm còn thiếu sót + Hoạt động Marketing sản phẩm dịch vụ bảo hiểm còn yếu
Pjico:
Công ty Cổ phẩn bảo hiểm Petrolimex (Pjico) thành lập ngày 15/6/1995, vốn điều lệ 338 tỷ đồng, số lượng nhân viên khoảng 1.500 người, số lượng đại lý khoảng 5.000 người, 48 chi nhánh trên cả nước
Điểm mạnh của Pjico
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động + Dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt
+ Mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm bảo hiểm hoạt động rất rộng và có hiệu quả + Chú trọng đến hoạt động Marketing, thương hiệu và uy tín của Pjico ngày càng cao.
Điểm yếu của Pjico
+ Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ bằng 1/18 của BAOVIET và 1/5 của Bảo Minh. Do đó khả năng tài chính của Pjico so với các công ty còn yếu
+ Cơ cấu sản phẩm không đồng đều PV Insurance
Công ty CP Bảo hiểm dầu khí (PV insurance) là thành viên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, với số vốn điều lệ là 1.035 tỷ đồng, sản phẩm chính là bảo hiểm dầu khí
Điểm mạnh của PV Insurance + Khả năng tài chính lành mạnh
+ Quản lý tài chính tốt, chi phí quản lý thấp và hiệu quả kinh doanh cao
+ PV Insurance là thành viên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam nên nó có lợi thế để phát triển sản phẩm chính là bảo hiểm dầu khí
Điểm yếu của PV Insurance
+ Cơ cấu sản phẩm không đồng đều, chỉ tập trung phát triểm một số sản phẩm chính, chưa đa dạng sản phẩm bảo hiểm
+ Mạng lưới hoạt động còn hạn chế.
Trong lĩnh vực kinh doanh nói chung, bảo hiểm nói riêng, thị phần là một trong những hình thức biểu hiện sức mạnh của mỗi DN, DNBH nào càng có thị phần lớn thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm càng cao.
Với Công ty Bảo Việt Đông Đô, trong nhiều năm qua luôn là DN dẫn đầu về thị phần phí bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm PNT khu vực nông thôn Hà Nội.
Bảng 2.7 : Thị phần của Công ty Bảo Việt Đông Đô năm 2013 trên thị trường nông thôn
( ĐVT: triệu đồng)
STT Tên DNBH Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng Thị Phần
(%) (%) 1 CT Bảo Việt
Đông Đô
49.653 55.325 11,4 49,26
2 PVI 30.650 33.364 8,8 29,7
3 CT Bảo Minh Đông Đô
11.035 13.659 23,78 12,16
4 Pjico 8.832 9.964 12,8 8,88
Tổng 100.170 112.312 56,78 100
( Westsite: Hiệp hội BH VN)
Năm 2013, mặc dù cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm rất gay gắt, môi trường kinh tế khó khăn, nhưng với việc thực hiện phương châm “ Đổi mới, tăng trưởng và hiệu quả”, Công ty Bảo Việt Đông Đô vẫn duy trì được vị trí số 1 trên thị trường với tổng doanh thu đạt 200.003 triệu đồng trong đó doanh thu trên khu vực nông thôn ( tính riêng) đạt 55,325 tr.đ chiếm 49,26% % thị phần, tiếp đến là PVI chiếm 29,7 % thị phần, doanh thu đạt 33.364, CTCP Bảo Minh Đông Đô chiếm thị phần 12,16 % doanh thu đạt 13.659 tr.đ, Pjico chiếm 8.88 % thị phần, doanh thu đạt 9.964 tr.đ.
Tuy nhiên, dù chiếm lĩnh thị phần phí bảo hiểm cao nhất thị trường bảo hiêm PNT, thị phần của Công ty Bảo Việt Đông Đô trên thị trường nông thôn qua các năm tiếp tục bị giảm trong khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh như Công ty CP Bảo Minh Đông Đô, PVT tiếp tục tăng . Việc giảm sút thị phần bên cạnh yếu tố số lượng các DNBH có mặt tại thị trường tăng lên còn là yếu tố nội tại DN như chiến lược kinh doanh, chính sách giá cả, …Đặc biệt là chính sách giá cả của BAOVIET thường cao hơn so với các DNBH khác, trong khi đó chi phí hoa hồng, chi phí giao dịch thường thấp, các hình thức khuyến mãi ít và không phong phú.
Mặc dù thị phần giảm nhưng doanh thu phí BH của Công ty Bảo Việt Đông Đô năm sau luôn cao hơn năm trước do Công ty đã có những chiến lược, chính sách để cạnh tranh với các DNBH khác bằng thương hiệu,bằng năng lực tài chính, thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ Bảo Việt, lòng yêu nghề, tận tâm với nghề của mạng lưới phân phối….đã giữ vững thương hiệu số 1 của BAOVIET.
2.2. Thực trạng mạng lưới phân phối bán hàng trên thị trường nông thôn Hà