Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột của nhân dân Bạch Thông

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 118 - 127)

- Hát phong thư

3.3. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột của nhân dân Bạch Thông

nhân dân Bạch Thông

Nhân dân Bạch Thông rất tự hào với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bản làng, quê hương, đất nước.

Ngay từ những năm đầu công nguyên, dưới ngọn cờ đại nghĩa của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc, Trưng Nhị, nhân dân hai đạo Giao chỉ và Cửu Chân đã nổi dậy khởi nghĩa, đánh đổ ách thống trị của nhà Hán (40-43) giành lại độc lập cho dân tộc.

Trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống chế độ đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc, với ý thức về một quốc gia thống nhất, sự đồn kết gắn bó của các dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ ngày càng được tăng cường. Cũng nhờ đó, việc tham gia của các dân tộc vào sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước ngày càng tích cực hơn.

Trong thời kỳ phong kiến độc lập, nhân dân huyện Bạch Thông tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, tinh thần chống áp bức, bất công, viết nên trang sử đấu tranh hào hùng của của dân tộc.

Ở thế kỷ XI, khi đất nước đứng trước họa xâm lược của giặc Tống, cả nước đứng lên đánh giặc, nhân dân Bạch Thơng cũng có mặt trong đội quân 5.000 người dân tộc thiểu số phía bắc do Lý Thường Kiệt huy động. Các đội quân miền núi dưới sự chỉ huy

112

trực tiếp của các tù trưởng địa phương mà tiêu biểu là Dương Tự Minh, trở thành lực lượng tiên phong, góp phần quan trọng trong chiến cơng chung của cả nước.

Từ đời vua Lý Anh Tơng (1138 – 1175), chính sự dần dần sút kém, quyền hành nằm trong tay ngoại thích mà khơng ít kẻ mọt nước hại dân, lộng hành tham bạo [46, tr.165], các cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở nhiều nơi trong đó có cuộc nổi dậy của Thân Lợi (1140) gắn với mảnh đất Bạch Thông. Năm 1140, Thân Lợi khởi binh ở châu Thượng Nguyên (Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Ban đầu, Thân Lợi chỉ có hơn 1.000 người đi đâu cũng nói phao rằng Lợi giỏi binh thuật. Dân biên giới theo rất đông. Tháng 4, Thân Lợi cùng dân Thượng Nguyên, Tuyên Hóa, Cảm Hóa, Vĩnh Thơng đánh phủ Phú Lương, lấy được phủ trị. Thân Lợi bàn mưu với quân chúng tiến đánh Thăng Long [46, tr.167]. Tháng 10, nghĩa quân bị triều đình đàn áp, Thân Lợi bị bắt và bị chém đầu. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Sau khi nhà Lý sụp đổ, năm 1226, nhà Trần lên thay mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của xã hội nước ta. Cả ba lần quân Nguyên Mông xâm lược đều gánh chịu thất bại thảm hại. Ba lần đại thắng qn Ngun Mơng chứng tỏ tinh thần đồn kết các dân tộc trong một quốc gia thống nhất – Đại Việt ngày càng khăng khít, keo sơn, tỏ rõ sức mạnh vô địch, đánh bại kẻ thù hung mạnh nhất lúc bấy giờ.

Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần mục nát, nhà Hồ lên thay, cai trị đất nước trong điều kiện hết sức khó khăn. Lợi dụng tình hình đó, giặc Minh xâm lược và thiết lập chế độ cai trị tàn bạo ở Đại Việt kéo dài 20 năm. Sự tàn bạo của giặc Minh được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm văn chương hồi bấy giờ, đặc biệt là “Cáo Bình Ngơ” của Nguyễn Trãi:

“Nướng dân đen trên ngon lửa hung tàn Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”

(Cáo Bình Ngơ)

Khơng cam chiụ cuộc đời nô lệ, khắp nơi nhân dân ta nổi dậy khởi nghĩa. Trên vùng đất Thái Nguyên, từ năm 1408 dưới sự lãnh đạo của Trần Nguyên Khang và Nguyễn Đa Bí, nhân dân các dân tộc nổi dậy chống giặc Minh. Những năm tiếp theo, phong trào không ngừng phát triển dưới sự lãnh đạo của Chu Như Nhan, Bùi Quý Thắng, Nguyễn Khắc Chấn. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân “áo đỏ”, phong trào dấy lên ở Thái Nguyên cuối năm 1410 rồi lan khắp miền rừng núi

113

phía bắc, phát triển sang vùng Tây Bắc vào đến miền rừng núi của Thanh Hóa, Nghệ An [46, tr. 277].

Sau khi quét sạch giặc Minh xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, nhà Lê được thiết lập, đất nước ta đạt tới đỉnh cao của chế độ quân chủ. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ XVI, triều Lê bắt đầu suy yếu, nạn cát cứ và tranh chấp quyền lực giữa các thế lực phong kiến liên tục diễn ra. Năm 1527 tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung đứng đầu đã gây sức ép phế bỏ vua Lê, lập ra nhà Mạc. Từ đó tình trạng cát cứ, tranh chấp giữa các thế lực ngày một gay gắt. Trong cuộc nội chiến Nam – Bắc triều (Mạc – Trịnh) vùng đất Thái Nguyên (lúc đó gồm cả Bắc Kạn), là chiến trường khốc liệt. Con cháu nhà Mạc chiếm cứ khắp nơi, chúng bắt nhân dân đi lính, đi phu xây thành đắp lũy làm cho nhân dân hết sức căm phẫn.

Dưới thời vua Lê-chúa Trịnh, giặc Thanh luôn kéo sang cướp phá chính quyền Lê- Trịnh đã cử lưu quan thuộc dịng họ Nguyễn Cơng ở Hậu Lộc – Thanh Hóa lên cùng nhân dân ở vùng Định Hóa – Vĩnh Thơng (bấy giờ thuộc trấn Thái Nguyên) để an dân và chống giặc.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lượcThanh, một lần nữa các đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc lại anh dũng chống giặc xâm lược, ủng hộ hoàng đế Quang Trung. Thủ lĩnh Nguyễn Cơng Án do có nhiều cơng trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh nên được hoàng đế Quang Trung phong thưởng, ban chức “Quản lãnh thổ binh”, coi giữ một vùng từ Định Hóa đến Vũ Muộn (Bạch Thông), được đánh giá là “cánh tay cứng ở nơi biên ải”, là “bức bình phong che chắn biên thùy” [57, tr.411].

Dưới sự cai trị của triều đình phong kiến Nguyễn, nhân dân các tỉnh miền núi phía bắc đã nổi dậy chống áp bức bóc lột. Tiêu biểu có khởi nghĩa của Nơng Văn Vân bùng nổ ở Cao Bằng, sau đó phát triển ra một vùng rộng lớn “Thổ phỉ Tuyên, Cao, Thái, Lạng lan tràn, chỗ nào cũng có đứa hùng trưởng mà đều lấy giặc Vân làm chủ” [46, tr.461]. Cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân không chỉ thể hiện sự bất bình của nhân dân các dân tộc ít người phía bắc đối với nhà Nguyễn mà cịn là của chung dân nghèo đương thời.

114

Lợi dụng tình hình xã hội Việt Nam khủng hoảng, vương triều phong kiến suy yếu, mục nát, từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta. Do thái độ nhu nhược, hèn nhát của triều đình Nguyễn đã từng bước thỏa hiệp, đầu hàng, dâng giang sơn Việt Nam cho Pháp.

Ngày 23/1/1892, thực dân Pháp tiến vào Bạch Thông. Đến tháng 11/1894, một đồn binh Pháp được thiết lập ở Phủ Thông, đến năm 1895 chúng làm chủ Bạch Thông. Sẵn có truyền thống đấu tranh bất khuất, nhân dân các dân tộc Bạch Thông đã liên tục nổi dậy chống Pháp, chống ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thần thánh giành lại độc lập chủ quyền, tiếp đó là hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, Mỹ xâm lược đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác.

Là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt, nhân dân huyện Bạch Thơng đã góp sức mình để tơ thắm truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.

Tiểu kết

Vương triều phong kiến Nguyễn ý thức được vị trí chiến lược xung yếu của các tỉnh miền núi phía bắc, đã thi hành nhiều chính sách dân tộc - miền núi phù hợp và hiệu quả. Chính sách “nhu viễn” được coi là quốc sách hàng đầu, thì việc cử quan lại miền xuôi lên trấn thủ cũng là một sự kiện kéo dài từ thời Lý – Trần, mở rộng ở thời Lê Sơ và đầu triều Nguyễn, nhất là khi Minh Mệnh thực hiện chính sách “cải thổ quy lưu” đã góp phần tích cực vào sự nghiệp củng cố quốc gia thống nhất, giữ vững biên cương lãnh thổ, thực hiện quyền quản lý đất nước. Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đã thiết lập một hệ thống cai trị trực tiếp tới cấp tổng xã, song về cơ bản tính tự trị của bản mường vẫn rất cao.

Trong xã hội Bạch Thơng có hai tầng lớp chính là tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Tầng lớp thống trị là đội ngũ quan lại, thổ tù, địa chủ…Tầng lớp bị trị gồm nơng dân và người ở. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, có tồn tại bóc lột bất cơng song mức độ khơng khốc liệt mà nét đặc trưng của quan hệ xã hội là tính cộng đồng làng bản.

115

Đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của đồng bào Bạch Thông khá phong phú, xen lẫn văn hóa bản địa là sự tiếp thu, bản địa hóa các yếu tố văn hóa của các địa phương khác nhất là tiếp thu văn hóa của dịng người di dân từ miền xuôi lên đã tạo ra cho văn hóa truyền thống ở Bạch Thơng sự đa dạng phong phú.

Cùng với chiều dài lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc cũng như đấu tranh chống cường hào ác bá, nhân dân Bạch Thơng đã viết lên cho mình bản anh hùng ca trong chiến đấu, trong lịch sử để khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Bạch Thơng đã đứng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, của Bác góp sức mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

116

KẾT LUẬN

1. Huyện Bạch Thơng trong lịch sử đóng vai trị quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, qn sự, văn hóa của vùng đất Bắc Kạn- Thái Nguyên. Nhờ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nên con người đã đến tụ cư sớm ở Bạch Thông, tập trung ở khu vực các cánh đồng ven sông suối. Đây là nơi cư trú lâu đời của các tộc người Tày. Trải qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử vùng đất Đông Bắc cũng như của lịch sử cộng đồng các dân tộc Việt, mảnh đất Bạch Thơng đã đón nhận nhiều dịng người di cư từ Trung Quốc sang như người Dao, Nùng, Hoa...và nhất là người Kinh từ miền xuôi lên bao gồm quan lại do các triều đình phong kiến cắt cử, binh lính, thầy đồ, phu phen, nông dân, những người buôn bán. Sự nhập cư của người Kinh diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ thế kỉ XVI, gắn liền với cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc. Trong khoảng thời gian này, q trình hịa hợp các tộc người diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự hòa hợp dân tộc mà hiện tượng “Kinh già hóa thổ” là một điển hình. Ở Bạch Thơng có khá nhiều dịng họ người Tày gốc Kinh, đây cũng là cơ sở quan trọng cho sự giao thoa văn hóa Tày - Việt ở Bạch Thông.

2. Từ thế kỷ XVI, làn sóng nhập cư của đồng bào dân tộc Kinh đến Bạch Thông đã tạo điều kiện cho vùng đất này tiếp nhận kinh nghiệm sản xuất tiến bộ của miền xi, đồng thời với đó là sự thơng thương bn bán phát triển. Các triều đình phong kiến đã đẩy mạnh cơng tác khai hoang theo định chế ở nơi dân cư ổn định thì dùng cơng điền để chế ngự người giàu có và để những người nghèo khó có ruộng đất sinh sống. Cịn nơi nào đất rộng thì khuyến khích tư điền… Chính điều này làm cho chế độ tư hữu ruộng đất ở Bạch Thông rất phát triển, đạt khoảng trên 90% tổng diện tích đất ruộng. Qua phân tích địa bạ của hai tổng Cơn Minh, Nhu Viễn ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21(1840), không chỉ cho thấy tình trạng manh mún và biến động của sở hữu ruộng đất, mà còn nhận thấy sự biến động về tình hình chính trị, xã hội. Mặc dù chưa thể tiếp cận và phân tích hết địa bạ về Bạch Thông nửa đầu thế kỉ XIX nhưng bước đầu có thể kết luận rằng: Ở Bạch Thơng khơng có chủ sở hữu ruộng đất quá lớn, cũng như hiện tượng một dòng họ

117

lớn có thế lực về kinh tế chi phối sự phát triển về kinh tế trong một thời gian dài. Đồng thời cũng khẳng định cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp ở Bạch Thông là ruộng đất tư, và thế lực chiếm ưu thế là địa chủ nhỏ và vừa.

Bên cạnh việc tiến hành đo đạc ruộng đất lập địa bạ, thiết lập sổ đinh nhằm quản lý chặt chẽ ruộng đất và nhân khẩu để thu thuế, nhà Nguyễn còn khẳng định quyền lực của mình thơng qua các hoạt động kinh tế khác như khai mỏ, buôn bán… Việc khai mỏ ở Bạch Thơng có nhiều hạn chế do kỹ thuật khai thác hết sức thủ công, và chủ yếu là do các ông chủ người Hoa đứng ra lĩnh trưng. Các hoạt động sản xuất thủ cơng của Bạch Thơng mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, nghề thủ cơng chưa thốt ly khỏi sản xuất nơng nghiệp. Tuy vậy nó cũng đã bước đầu tạo ra những sản phẩm góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Đồng bào ở Bạch Thông chủ yếu giao lưu bn bán, trao đổi hàng hóa ở các chợ phiên, bên cạnh đó cịn bn bán với đồng bào miền xuôi bằng đường bộ hoặc đường sơng, trong đó sơng Cầu giữ vai trị thơng thương hết sức quan trọng. Sự phát triển của thương nghiệp ở nửa đầu thế kỉ XIX đã tạo ra ở Bạch Thông một số khu phố sầm uất. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ XIX khơng cịn thịnh vượng nữa do thổ phỉ, giặc cướp quấy phá, đặc biệt là sự xâm lược của Thực dân Pháp.

3. Bạch Thông cũng giống như nhiều địa phương khác của các tỉnh miền núi phía Bắc, từ lâu đời đã nằm dưới sự cai quản của các dòng họ thổ ty, vốn là phiên thần của nhà Lê sơ. Họ chỉ ràng buộc với triều đình thơng qua cống nạp và thế lực của các phiên thần là rất lớn. Đầu thời kỳ nhà Nguyễn, vua Gia Long vẫn tiếp tục duy trì quyền lực của thổ ty địa phương ở Bạch Thông thông qua việc trao đặc quyền cai trị cho phiên thần họ Hoàng. Gia Long vẫn chấp nhận sự phân tán quyền lực trong quản lý nhà nước. Đến thời Minh Mệnh, trong quá trình tập trung quyền lực, ông đã từng bước tiến hành cải cách hành chính, từng bước xóa bỏ chế độ thế tập của thổ ty, đặt chức lưu quan nhằm xóa bỏ quyền lực của phiên thần, đặt Bạch Thơng trong sự kiểm sốt chặt chẽ của nhà nước. Tuy chính sách lưu quan bị thất bại ở các triều vua kế tục nhưng nó đã phần nào tạo nên sự thay đổi bộ mặt của địa phương. Chính sách lưu quan “Cải thổ quy lưu” khơng đơn thuần chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị mà nó cịn góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, văn hóa của khu vực

118

phát triển, tạo điều kiện cho quá trình di dân từ miền xuôi lên miền núi sinh sống và định cư lâu dài.

4. Bạch Thông trong lịch sử nằm trong khu vực trung tâm của văn hóa người Tày cổ. Những biến động về chính trị, quân sự đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống văn hóa của cư dân nơi đây. Những yếu tố văn hóa mới ra đời, như tiếp thu tam giáo, sự xuất hiện chữ viết, đặc biệt là sự xuất hiện của Chữ nôm Tày là một thành tựu to lớn trong quá trình sáng tạo của các tri thức người Tày. Chữ Nơm Tày là cơng cụ hữu ích cho mở mang dân trí sáng tạo văn học nghệ thuật và đặc biệt là bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần vô giá của địa phương. Trải qua một qúa trình cộng cư lâu dài giữa các tộc người ở Bạch Thông, nhất là người Kinh với người Tày, cũng như quá trình sử dụng song ngữ Việt – Tày đã tạo ra sự giao thoa văn hóa Việt – Tày, làm cho đời sống văn hóa của Bạch Thơng thêm phong phú đa dạng. Cư dân Bạch thông không chỉ cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong sang tạo đời sống văn hóa vật chất tinh thần phong phú mà còn anh dung kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm

5. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có chủ trương, chính sách,

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 118 - 127)