Vài nét tình hình kinh tế, xã hội huyện Bạch Thơng ngày nay

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 35 - 41)

Bạch Thông hiện nay là huyện miền núi nằm ở trung tâm tỉnh Bắc Kạn với diện tích tự nhiên là 546,5km2. Dựa vào đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của mình, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Bạch Thông, các các cấp, các ngành cùng với nhân dân huyện Bạch Thông đã và đang ra sức xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, đưa huyện Bạch Thông tiến lên trên con đường hội nhập và phát triển.

- Phát triển kinh tế: Trong sản xuất nông nghiệp, về trồng trọt, Bạch Thông đã nhân rộng và đa dạng hóa các giống cây trồng như lúa, ngơ cho năng suất cao. Tính tới tháng 6/2012, sản lượng lương thưc toàn huyện là 8.040,1 tấn. Các giống cây như cây sắn, cây khoai môn, khoai lang, cây dong riềng cũng được đồng bào phát triển mạnh bên cạnh cây lúa, cây ngô. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, thuốc lá cũng được đồng bào quan tâm sản xuất. Các loại rau cho sản lượng 159,1 tấn/150 ha trong vụ đông xuân 2012 [56, tr.1]. Nhân dân huyện Bạch Thông đã ứng dụng các mơ hình sản xuất tiên tiên tiến, đưa máy móc cơ giới vào sản xuất thay sức kéo của gia súc. Có thể kể đến mơ hình gieo sạ hàng, mơ hình khảo nghiệm giống lúa Nàng Xn (chương trình của trung tâm khuyến nơng- khuyến lâm tỉnh), mơ hình canh tác lúa cải tiến (do tổ chức ChildFund tài trợ) thực hiện ở các xã Hà Vị, Lục Bình, Đơn Phong, mơ hình khảo nghiệm cây cam, quýt ghép quy mô 01ha/1 hộ, cây phát triển tốt, mơ hình trồng khảo nghiệm cây mía Xương gà ở xã Cẩm Giàng với diện tích thực hiện 0,85 ha/ hộ, cây mía phát triển bình thường [56, tr.2].

29

Trong chăn nuôi, đồng bào vẫn chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ nhu cầu thực phẩm của đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, đồng bào đã quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, làm chuồng trại để nuôi nhốt gia súc gia cầm, quan tâm tới cơng tác khử trùng, phịng dịch, duy trì việc đào ao thả cá, thả cá ruộng…Tại huyện Bạch Thơng năm 2012 đã thí điểm xây dựng mơ hình trình diễn cá chép ruộng (chương trình của trung tâm giống cây trồng - vật nuôi tỉnh), thực hiện ở xã Hà Vị, quy mô 01 ha/ 09 hộ [56, tr.2]. Công tác thủy lợi cũng thường xun được quan tâm. Các cơng trình kênh, mương phục vụ tưới tiêu đã và đang được kiên cố hóa, các cơng trình thủy lợi hiện có.cũng được rà sốt, tu sửa. Bên cạnh nông nghiệp, ngành kinh tế lậm nghiệp cũng phát triển. Việc trồng rừng bảo vệ của huyện Bạch Thông trong những năm gần đây được quan tâm. Trên địa bàn huyện, các loại cây lấy gỗ được trồng phổ biến là cây mỡ và cây keo Úc. Tính tới tháng 6 năm 2012, toàn huyện đã trồng mới thêm được 1.174,91 ha, ngăn chăn kịp thời các hành vi phá rừng, săn bắn, tiến hành việc khai thác rừng theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sở nghiên cứu và cấp phép khai thác, tính đến cuối tháng 5 năm 2012 đã cấp 50 giấy phép khai thác lâm sản [56, tr.2].

Sản xuất công nghiệp của huyện Bạch Thơng hiện nay cịn nhiều hạn chế. Theo thống kê của Chi cục Thống kê huyện năm 2012, cả huyện có 376 cơ sở, trong đó chỉ có 1 cơ sở do trung ương quản lý, còn lại là các cơ sở của cá thể quy mô nhỏ [6, tr.61-62]. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành năm 2012 của cả huyện là 67.020 triệu đồng [6, tr.65].

Về kinh tế thương nghiệp, theo thống kê năm 2012, cả huyện Bạch Thơng có 820 đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn và 100% là kinh doanh cá thể. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2012 là: 248.600 triệu đồng [6, tr.76].

- Tình hình xã hội: Trong giáo dục đào tạo năm học 2011-2012, tồn huyện có 39 trường với 5.817 học sinh, có 07/17 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, có 05 trường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia.

Cơng tác y tế có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phịng chống dịch bệnh, tun truyền, đơn đốc, thanh kiểm tra về công

30

tác vệ sinh an tồn thực phẩm. Các dich vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cung cấp thường xuyên về đơn vị cấp xã, thôn.

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh. Năm 2012 có 90% hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa, 74% thơn bản đăng ký làng văn hóa, 100% các cơ quan đơn vị đăng ký đơn vị văn hóa, đẩy mạnh cơng tác tun truyền chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước.

Cơng tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phịng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái, ổn định đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Quốc phịng, an ninh ln được quan tâm, làm tốt cơng tác giáo dục quốc phịng. Năm 2012, tổ chức tuyên truyền gọi thanh niên nhập ngũ đạt chỉ tiêu 100%, thực hiện tốt cơng tác chính sách và hậu phương qn đội. Tình hình an ninh chính trị, trật tự trên địa bàn được giữ vững.

- Xây dựng nơng thơn mới: Tính tới tháng 6 năm 2012 ở Bạch Thơng đã có 6 xã lập xong đề án xây dựng nơng thơn mới trình Ủy ban Nhân dân huyện phê duyệt. Huyện chỉ đạo các xã xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới chọn Quân Bình làm xã điểm, hai xã Cẩm Giàng và Hà Vị hồn thành xây dựng nơng thơn mới vào năm 2015 [56, tr.4].

Tiểu kết

Bạch Thông là huyện nằm ở trung tâm tỉnh Bắc Kạn, có đầy đủ các tài nguyên thiên nhiên của vùng đất Bắc Kạn. Mặc dù ruộng đất chủ yếu chỉ là hạng 3 nhưng do được bồi đắp phù sa của Sơng Cầu, lại có hệ thống khe suối dày đặc đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên, nên ruộng đất của Bạch Thông đã sớm được khai phá, ít bị bỏ hoang. Bên cạnh đất nơng nghiệp, Bạch Thơng cịn có diện tích rừng rộng lớn với các nguồn lợi từ rừng rất phong phú: Các loại cây lấy gỗ như nghiến, lát, chò chỉ, sến, táu, các loại cây là nguyên liệu cho nghề thủ công, đan lát, mĩ nghệ như tre, vầu, trúc, mây, song, các loại hương liệu như hồi, quế, nấm hương, mộc nhĩ… Đồng bào khai phá đất ven

31

rừng, đất thung lũng để phát triển cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, trồng cây nguyên liệu như tràm, bạch đàn, chăn thả gia súc như trâu, bị. Huyện cịn có một số mỏ khống sản q như vàng, bạc, chì. Vì thế kinh tế địa phương là nền kinh tế có thể kết hợp khai thác tự nhiên và kinh tế mỏ, kinh tế rừng, phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng.

Nhờ có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, lại có đường giao thơng qua lại dễ dàng, nằm ở trung tâm của tỉnh, Bạch Thông sớm đã là nơi quần tụ của nhiều tộc người, trong đó cư dân nguyên thủy là người Tày thuộc nhóm ngữ hệ Tày - Thái. Trải qua các giai đoạn lịch sử, thành phần dân cư dân tộc của Bạch Thơng có nhiều xáo trộn. Bên cạnh cư dân bản địa là các tộc người di cư từ nơi khác tới, chủ yếu là người Kinh từ miền xuôi lên. Do cùng sinh sống trên một địa vực nhất định mà quá trình thống nhất giữa các tộc người Kinh với các tộc người Tày ở đây diễn ra mạnh mẽ. Lịch sử ghi nhận đây là hiện tượng “Kinh già hóa thổ”, một hiện tượng phổ biến ở vùng núi phía Bắc nước ta. Song dù là người bản địa hay người di cư từ nơi khác đến, có nguồn gốc phong tục, văn hóa khác nhau, khi đã tới Bạch Thơng sinh sống các dân tộc đều đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chống thiên tai, cải tạo tự nhiên, chống giặc, cướp để xây dựng và bảo vệ cuộc sống trên quê hương mới.

Trải qua những thăng trầm biến đổi của lịch sử dân tộc, cũng như lịch sử vùng đất phía bắc tổ quốc, địa giới huyện Bạch Thơng có nhiều biến đổi. Đến nay Bạch Thơng là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bắc Kạn gồm 1 thị trấn và 16 xã. Tuy cịn nhiều khó khăn song Đảng bộ và nhân dân huyện Bạch Thông đã và đang thực hiện thành công công cuộc xây dựng kiến thiết huyện nhà cùng cả nước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

32

Chương 2: KINH TẾ BẠCH THÔNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất khu vực miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX

Trước thế kỉ XIX, tại một số vùng dân tộc Tày, Nùng giáp danh của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang đã tồn tại chế độ xã hội theo cách gọi của người Tày là quằng, trong một số sách, báo gọi là thổ ty. Chế độ quằng trong dân tộc Tày đã có từ lâu đời, có liên quan đến cơ cấu kinh tế xã hội của các tộc người, và việc tranh thủ lôi kéo các tù trưởng miền núi của các vương triều phong kiến Việt Nam, bằng cách ban chức tước biến họ thành quan chức triều đình, thơng qua đó để cai trị các dân tộc miền núi.

Dưới triều Lê, nhân dân miền núi giáp biên giới Việt – Trung đã nhiều lần nổi dậy chống chính quyền phong kiến Việt Nam. Để ổn định tình hình, triều Lê đã phong cho 7 dòng họ quằng và cho mỗi dòng họ cai quản một vùng biên cương gọi là “thất tộc phiên thần”, phân chia như sau:

- Họ Nơng ở Bảo Lạc, Cao Bằng có thế lực lớn nhất.

- Họ Nguyễn ở Đồng Văn (trước là tổng Đồng Quang thuộc châu Bảo Lạc). - Họ Hoàng ở Tụ Long, giáp huyện Hồng Su Phì ngày nay.

- Họ Ma ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang ( trước kia thuộc châu Vị Long) - Họ Đinh, Lý, Vi ở Bắc Kạn và Lạng Sơn ngày nay

Các dòng họ quằng trên, chắc hẳn là những dịng họ thổ tù có thế lực lớn lúc bấy giờ. [53, tr.61].

Các tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh (tiếng Tày gọi là quằng), lúc đầu ít nhiều đã có cơng dẫn dắt đồng tộc khai hoang lập thành làng, bản, mường. Trong dân gian Tày lưu truyền rộng rãi các câu truyện kể về việc ngày xửa ngày xưa miền núi chưa có dân ở, quằng đã dẫn dắt dân mường, bản tìm nơi đất tốt để an cư, lạc nghiệp. Qua lời cầu khấn trời đất quằng báo cho dân biết “Mƣờng nẩy bố pần kin, đin nẩy

bố pần dú” (mường này không nên ăn, đất này khơng nên ở). Quằng gắn bó chặt

chẽ với dân bản “Nặm bốc mí tả lừa,mƣờng mƣa mí tả quằng” (Nước cạn khơng rời thuyền, mường bỏ không rời quằng). Như vậy thổ tù được thừa nhận là người có cơng khai phá, điều hành mọi việc xây mường lập bản. Mỗi mường, mỗi bản lại có khu vực địa lý riêng có ranh giới chặt chẽ. Ruộng đất trong vùng với danh nghĩa là

33

của chung: “Nà của háng mƣờng” (Ruộng của hàng mường). Ruộng của tổng, bản nào thuộc quyền sở hữu cuả tổng bản đó. Những thành viên trước, sau gắn bó với bản được nhận một phần đất, khi rời đi phải trả cho bản.

Với tư cách là người đại diện bản mường và được triều đình phong kiến giao cho cai quản mọi công việc trong địa vực, tầng lớp quằng đã nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, sông suối, rừng núi, các sản vật trong phạm vi cai quản, phân phối ruộng đất cho các thành viên trong vùng cày cấy và thu tô thuế đối với họ để chi dùng cho các hoạt động của bản, mường, của chính quyền, cho nên nhân dân trong vùng có câu cửa miệng “Nà cúa chúa, dân slo kin bjoóc” (Ruộng của chúa, dân xin ăn hương hoa). Để có ruộng đất canh tác thì người dân phải gánh vác một số nghĩa vụ với bản, mường, làm một số nghĩa vụ với thổ tù. Quằng không những có quyền phân phối và phân phong ruộng đất cho các chức dịch mà cịn có thể thu hồi lại hoặc lấy từ người này sang cho người khác. Theo nguyên tắc, quằng, chúa đất, gia đình dịng họ chúa, các chức dịch thượng đẳng… được hưởng một số ruộng khơng phải đóng thuế để canh tác mà vùng Thái gọi là “nà bớt”. Ngồi ra quằng chúa có thêm một số ruộng khác giống như ruộng “ nà ná hay” ở người Thái buộc

nhân dân toàn mường đến làm nhằm khẳng định bản thân nguời nông dân thuộc về một quằng nhất định.

Từ tình hình trên có thể coi đây là đặc điểm chung về cơ cấu kinh tế của chế độ thổ mục, chế độ quằng trong vùng dân tộc Tày ở Việt Bắc nói chung vùng Bắc Kạn, Bạch Thơng nói riêng.

Do chính sách cử quan lại người miền xuôi lên trấn thủ cai quản ở vùng dân tộc miền núi phía bắc, dần dần số quan lại này đã trở thành lực lượng có thế lực ở địa phương, được nhà nước phong chức tước, ban cho ruộng đất. Theo quy định của triều Lê, thì tước quận cơng được phong đất ở 1 châu, tước hầu và bá được phong đất ở một tổng, tước tử và tước nam được phong đất ở một xã, tùy tước vị cao thấp, từ vài trăm mẫu cho đến vài chục mẫu làm lộc điền. Ruộng đất và tước vị có thể được cha truyền con nối. Ruộng lộc điền thực chất đã biến thành ruộng tư hữu của dòng họ phiên thần [17, tr.76].

34

Cùng với sự phát triển của dân số tự nhiên bản địa và nguồn dân di cư tơi từ miền xuôi lên, từ Trung Quốc đến, đã khiến cho khu vực miền núi phía bắc bùng nổ dân số, ruộng đất bản mường xưa đã không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cư dân và ruộng đất khai hoang trở thành ruộng đất tư điền của người khai phá.

Sở hữu chung, canh tác riêng tất yếu đưa đến sự phân hóa giàu, nghèo, và cuối cùng ruộng đất chung của bản, mường bị giải thể thay thế vào đó là chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Chính yếu tố khách quan trên đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ sở hữu ruộng đất ở Việt Bắc, công hữu được thay thế bằng tư hữu.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)