Sở hữu ruộng của chức sắc

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 48 - 49)

Địa bạ là nguồn tài liệu quan trọng, khơng chỉ cho thấy tình hình ruộng đất mà cịn cung cấp những thông tin quý báu về tổ chức bộ máy làng xã, cũng như vai trò kinh tế của các chức sắc. Chức sắc bao gồm chức dịch và sắc mục. Chức dịch là bộ phận chức sắc làng xã nằm trong hệ thống hành chính, được nhà nước cơng nhận. Sắc mục là bộ phận tự quản của làng xã bao gồm những người được cử ra, đại diện cho cộng đồng [43, tr.58].

Theo thủ tục hành chính, mỗi địa bạ bao giờ cũng có phần ghi tên và địa chỉ của những chức sắc có trách nhiệm lập địa bạ. Vì vậy chúng ta biết được chính xác tên và các chức vụ của hai chức sắc chịu trách nhiệm lập địa bạ của làng xã. Từ đó kiểm kê số ruộng đất mà họ đứng quyền sở hữu với vai trị là chính canh hay phụ canh. Trong thực tế có những trường hợp ở một số địa bạ có người đứng tên nhưng khơng ghi rõ chức vụ. Họ có thể là chức sắc, cũng có thể là người có uy tín trong làng xã được mời để làm chứng cho việc lập địa bạ. Song trong luận văn tác giả tạm coi họ là chức sắc trong làng. Khi đánh giá phân tích quyền lực kinh tế của chức dịch và sắc mục, tác giả dựa trên số liệu của những người được ghi rõ chức danh để đảm bảo tính chính xác.

Bảng 2.7. Tình hình sở hữu ruộng đất các sắc mục, chức dịch trong 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Chức vị Số chủ % Khơng có ruộng <1 mẫu 1-3 mẫu 3-5 mẫu 5-10 mẫu Sắc mục 5 1 3 1 % 6,7 19,6 6,7 Xã trưởng 4 1 1 2 % 6,7 6,7 13,4 Thôn trưởng 3 1 1 1 % 6,7 6,7 6,7 Khán thủ 3 2 1 % 13,4 6,7 Tổng 15 5 2 6 2 100% 33,5 13,4 39,7 13,4

42

Qua bảng thống kê 2.7, ta thấy tổng số chức dịch của 5 xã thơn là 15 người trong đó số người khơng sở hữu ruộng đất là 5, chiếm 33,3% tổng số chức sắc được thống kê. Đây là hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam đầu thế kỉ XIX. Việc các chức dịch khơng sở hữu ruộng đất có thể được được lý giải là do họ tham gia cơng việc của làng xã khi chưa có gia đình riêng, vì thế khơng đứng tên chủ ruộng đất.

Chủ ruộng có chức vụ tập trung đông hơn ở mức sở hữu 3-5 mẫu chiếm 40%. Số chức sắc có ruộng đất từ 5 đến 10 mẫu chỉ có 2 người, chiếm 13,3% số chủ được thống kê. Số chức sắc có diện tích nhiều hơn 10 mẫu là khơng có. Điều này chứng tỏ ở Nhu Viễn Và Côn Minh, xét về số lượng người tham gia hàng ngũ chức sắc thì đại diện của hàng ngũ nơng dân khơng có ruộng tư và lớp nơng dân tư hữu nghèo tự canh chiếm ưu thế (13/15 người). Trong đội ngũ chức sắc có ruộng thì thế lực thuộc về địa chủ nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 48 - 49)