Cấp tổng, xã: Tổng là cầu nối giữa cấp phủ, châu với cấp cơ sở làng xã Ngay từ

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 86 - 88)

đầu thời Nguyễn năm 1802, vua Gia Long đã ra chức tổng trưởng, sau đó gọi là cai tổng, thêm phó cai tổng, tổng giáo. Năm 1822, Minh Mệnh đã ra lệnh bãi bỏ chức phó cai tổng, năm 1824, ra lệnh xóa bỏ chức danh tổng giáo. Cai tổng được xếp vào hàng chức dịch của huyện và được đặt cấp mỗi tháng 1 quan tiền và 1 phương gạo [25, tr.444]. Nhiệm vụ của các cai tổng là thúc lương tiền, tuần phòng trộm cướp. Năm 1828, Minh Mệnh định lại lệ đặt cai tổng. Ở Bắc thành, mỗi tổng đặt một cai tổng, tuyển chọn những lý trưởng nhanh nhẹn, giỏi việc, tổng nào nhiều việc thì đặt thêm một phó tổng ngoại ủy; cấp văn bằng, triện gỗ, cứ ba năm thì khảo xét để phân biệt người giỏi kém [25. tr.762].

Theo thống kê tên làng xã Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Bạch Thơng có 9 tổng: Nông Thượng, Nông Hạ, Côn Minh, Nhu Viễn, Quảng Khê, Đông Viên, Hà Vị, Thượng Giáo, Hạ Hiệu. Các tổng của miền núi nói chung và của Bạch Thơng nói riêng ngày càng được nhà nước quan tâm, nhất là từ thời kỳ Minh Mệnh với chủ trương tập trung, thống nhất quyền lực trong tay, tiến hành cai quản chặt chẽ các tỉnh biên giới. Năm 1840, khi cho tiến hành đo đạc lập địa bạ, Minh Mệnh nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của cai tổng, trong việc quản lý địa phương, thông qua việc yêu cầu cai tổng phải theo dõi, giám sát và phải cùng ký tên, điểm chỉ vào điền bạ làng xã, vì thế trong địa bạ thời Gia Long chỉ có tên của xã trưởng, sắc mục của làng xã có điểm chỉ nhưng đến thời Minh Mệnh có thêm sự phê duyệt đóng dấu của cai tổng.

Dưới tổng là hệ thống các xã. Quản lý các xã thời Gia Long đứng đầu vẫn là xã trưởng người địa phương do nhân dân tự bầu, số lượng xã trưởng tùy theo quy mô dân số và đất đai của xã. Năm 1828, Minh Mệnh quyết định đổi Xã trưởng thành Lý trưởng, và mỗi xã chỉ đặt một Lý trưởng, quy định cụ thể như sau: Xã có số đinh dưới 50 người chỉ đặt một Lý trưởng. Xã có số đinh trên 50 người đặt thêm một Phó lý. Xã có số đinh trên 150 người đặt 2 Phó lý trưởng do cai tổng và dân làng bầu cử, sau đó phủ huyện xét kỹ lại, cuối cùng phải được nhà nước phê duyệt [25, tr.753]. Như vậy ở đầu thế kỉ XIX, nhất là từ thời kỳ Minh Mệnh, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền với chính sách “cải thổ quy lưu” đã can thiệp sâu hơn vào tình

80

hình chính trị, bộ máy quản lý ở các châu, huyện miền núi trong đó có Bạch Thơng- Bắc Kạn nhằm giảm bớt quyền lực của thổ hào địa phương. Song trên thực tế, ở Bạch Thông quyền lực của thổ tù địa phương vẫn lớn, về cơ bản tính tự trị của làng xã vẫn được bảo tồn trước hệ thống hành chính mà nhà nước áp đặt xuống. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, khơng thể khơng thừa nhận nhà Nguyễn, nhất là sau cải cách của Minh Mệnh đã thiết lập được một bộ máy tương đối kiện tồn và khá chặt chẽ ở Bạch Thơng.

3.1.2. Các tầng lớp xã hội

Là một huyện miền núi phát triển dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp, xã hội nơng thơn, vì thế ở nửa đầu thế kỷ XIX, các thành phần trong xã hội Bạch Thông cũng gồm 2 tầng lớp chính: thống trị và bị trị.

Tầng lớp thống trị gồm các Tri phủ, Tri châu, Tri huyện, Tổng trưởng, Cai tổng. Ngồi ra cịn một đội ngũ chức dịch địa phương không nằm trong hệ thống quan lại nhưng có ảnh hưởng chính trị rất lớn, đó là các chức sắc ở làng xã như Xã trưởng (thời Gia Long), Lý trưởng (Minh Mệnh), các dịch mục, thơn trưởng, khán thủ. Bên cạnh đó là một bộ phận địa chủ nhiều ruộng đất (ruộng đất có thể do làm ăn khai phá, mua tậu, cũng có thể là binh lính chức dịch được nhà nước cấp, cũng không loại trừ khả năng do cậy quyền thế mà chiếm được), hình thức bóc lột là phát canh thu tơ, lác đác cũng có vài người cho vay lãi và cầm cố ruộng đất. Tuy nhiên, đội ngũ địa chủ ở Bạch Thơng nói riêng và ở Bắc Kạn nói chung khơng nhiều, mức độ bóc lột khơng tàn khốc như ở các tỉnh miền xi. Đó là do q trình tập trung ruộng đất ở Bạch Thơng khơng lớn, đồng thời trong q trình cai trị, bóc lột cịn thể hiện phần nào tình cảm họ hàng, làng xóm, cộng đồng.

Tầng lớp bị trị gồm nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh và người ở.

Một đặc điểm cơ bản của chế độ sở hữu ruộng đất ở Bạch Thông là sở hữu ruộng đất tư rất lớn. Cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp là sở hữu tư về ruộng đất, chính vì vậy mà đội ngũ nông dân tự canh chiếm ưu thế, người nông dân cày cấy trên mảnh ruộng của mình (ruộng chủ yếu do khai phá, được thừa kế), chịu nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà nước cũng như các nghĩa vụ đi lính, phu phen.

81

Nông dân lĩnh canh là một bộ phận dân cư khơng có ruộng phải cày cấy trên ruộng đất của địa chủ, quan lại chịu nghĩa vụ tô thuế với địa chủ, lệ thuộc vào địa chủ vì ruộng đất, chịu nghĩa vụ với nhà nước.

Người ở là thành phần bần cùng nhất trong xã hội, do làm ăn phá sản thiếu nợ mà người nông dân phải đi ở đợ cho địa chủ, thổ hào.

Trong xã hội của đồng bào Bạch Thơng, Bắc Kạn đã có sự phân hóa giàu nghèo, xuất hiện tầng lớp bóc lột là giai cấp địa chủ. Song đội ngũ này khơng lớn, mức độ bóc lột khơng khốc liệt. Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn tập I” đã tổng kết thời kỳ trước cách mạng tháng tám, tồn tỉnh Bắc Kạn mới có 82 hộ, chiếm 0,005% dân số và 15% diện tích ruộng đất. Mối quan hệ sản xuất cơ bản là mối quan hệ bóc lột của chính quyền phong kiến trung ương với nông dân. Mối quan hệ xã hội cơ bản là mối quan hệ gắn bó cộng đồng của các tộc người. Trong các thành phần xã hội của huyện Bạch Thơng cịn có một bộ phận không nhỏ là các thày mo, then, pụt, tào. Dù họ khơng thốt ly sản xuất nông nghiệp, nhưng do hành nghề cúng bái nắm, giữ thế lực thần quyền, chi phối đời sống tín ngưỡng của đồng bào địa phương, được nhân dân kính trọng, vì thế chính quyền phong kiến cũng phải kiêng nể họ phần nào.

3.2. Tình hình văn hóa

3.2.1. Đời sống văn hóa vật chất

Đời sống vật chất của đồng bào Bạch Thông rất phong phú, đa dạng, gần gũi với thiên nhiên thể hiện qua: Ăn, ở, mặc.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 86 - 88)