So sánh tình hình ruộng đất Bạch Thông nửa đầu thế kỉ XIX qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840)

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 60 - 61)

Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840)

Trong tổng số 5 xã, có 3 xã có địa bạ ở cả hai thời điểm là An Thịnh, Hữu Trạch và An Cư. Địa bạ An Cư tổng Côn Minh năm Gia Long 4 (1805) cung cấp số liệu ruộng đất là 13m

1s3th5t , trong đó có 6m

6s3th5t nội lưu hoang và 5m

5s0th0t nội thực canh khơng có chủ, thêm vào đó là 1m thổ trạch, viên, trì cũng khơng có chủ sở hữu. Đến địa bạ thời Minh Mệnh 21(1840) toàn bộ số ruộng đất trên đã có có chủ và hồn tồn là ruộng đất tư của những chủ thuộc xã An Cư. Để đảm bảo tính hệ thống, chúng tơi vẫn tính ruộng đất xã An Cư là một đơn vị độc lập trong quá trình so sánh, phân tích để phần nào minh họa cho tình hình ruộng đất của Bạch Thơng đầu thế kỷ XIX.

Bảng 2.19. Thống kê địa bạ châu Bạch Thông tại 2 thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840)

Tên đơn vị địa bạ Ký hiệu

Năm Gia Long 4 Năm Minh Mệnh 21

Tổng Côn Minh

Xã Hữu Trạch A8/8216 A8/8217

Xã An Cư A8/8214 A11/8225

Tổng Nhu Viễn

Xã An Thịnh A16/8241 A16/A8240

Bảng 2.20. So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của châu Bạch Thông qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840)

Loại ruộng NĂM GIA LONG 4 (1805) NĂM MINH MỆNH 21 (1840) Diện tích % Diện tích % Tư điền 309m4s8th6t 93,6 309m4s8th6t 93,6 Thổ trạch viên trì 21m8s0th0t 6,4 21m8s0th0t 6,4 Tổng 331m2s8th6t 100 331m2s8th6t 100

54

Qua bảng 2.20, ta thấy diện tích đất tư điền hay điền thổ (Thổ trạch viên trì) đều khơng có sự thay đổi. Sự ổn định này là do ở hai tổng Côn Minh và Nhu Viễn, cụ thể là 3 xã đang so sánh, quỹ đất có thể khai thác khơng cịn, hoặc công cuộc khai hoang không đem lại hiệu quả. Một lý do nữa là diện tích đất của xã An Cư thời điểm lập địa bạ Gia Long 4 (1805) là diện tích đất lưu hoang nhưng vẫn được ghi là đất tư, hay đất thổ trạch viên trì, nên vẫn được tổng hợp trong quá trình so sánh.

Tại hai thời điểm, tư điền của Nhu Viễn, Cơn Minh rất cao, chiếm 93,6%, cịn lại là tư thổ, khơng có đất cơng. Đây là thực trạng chung của Bạch Thông và nhiều huyện, châu khác ở khu vực miền núi phía Bắc, ví dụ Hà Đàm, Tĩnh Oa của Châu Thạch Lâm- Cao Bằng, tư điền chiếm trên 90% tổng diện tích[12, tr.57]. Ở Ngân Sơn, một huyện tiếp giáp với Bạch Thông ngày nay tại thời điểm Minh Mệnh 21(1840), số tư điền chiếm tới 95,88% [13, tr.35]. Hiện tương ruộng đất nằm trong tay tư nhân với tỷ lệ lớn là đặc điểm chung của cả nước ta đầu thế kỉ XIX.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 60 - 61)