Tình hình ruộng đất Bạch Thông đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 41 - 45)

Theo “Đồng Khánh dư địa chí”, đến nửa đầu thế kỷ XIX, ruộng đất của tỉnh Thái Nguyên theo sổ cũ là 54.533 mẫu 7 sào 1 thước 10 tấc, đến thời Đồng Khánh, số ruộng đất được sử dụng là 52.689 mẫu 4 sào 14 thước 1 tấc [48, tr.787-788]. Trong đó phủ Thơng Hóa, một trong 3 phủ của Thái Nguyên theo sổ cũ là 13.720 mẫu 6 sào 6 thước 10 tấc 8 phân, sổ mới là 12.056 mẫu 4 sào 4 thước 1 tấc 8 phân [48, tr.814]. Châu Bạch Thông, một trong hai đơn vị hành chính tương đương cấp huyện của phủ Thơng Hóa, có diện tích ruộng đất là 8.709 mẫu 1sào 1 thước 9 tấc 8 phân [48, tr.819]. Theo số liệu trên ta thấy phủ Thơng Hóa với 2 đơn vị hành chính là huyện Cảm Hóa và Châu Bạch Thơng chiếm hơn 23% ruộng đất của cả tỉnh Thái Nguyên. Châu Bạch Thơng chiếm tới 72,2% diện tích canh tác của phủ Thơng Hóa.

Để minh họa rõ hơn cho tình hình ruộng đất của Bạch Thông đầu thế kỉ XIX, tác giả dựa vào nguồn tư liệu địa bạ được lập dưới triều Nguyễn. Hiện nay tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I còn lưu giữ 58 bản địa bạ của Bạch Thông, được thiết lập ở hai thời điểm chủ yếu là Gia Long 4 năm 1805 và Minh Mệnh 21 năm 1840.

Do giới hạn về thời gian và tài liệu nghiên cứu, khơng thể phân tích hết số địa bạ hiện đang được lưu trữ nên bước đầu trong luận văn, tác giả xin chọn hai tổng là Tổng Cơn Minh (hiện có 3/6 địa bạ xã, thơn thời Gia Long 4 và 3/6 địa bạ xã, thôn thời thời Minh Mạng 21) và tổng Nhu Viễn (hiện có 2/5 xã, thôn thời Gia Long 4 và 2/5 xã, thôn thời Minh Mệnh 21). Việc nghiên cứu địa bạ của hai tổng được coi như ví dụ và là sự khởi đầu cho việc nghiên cứu tình hình ruộng đất của huyện Bạch Thơng sau này. Trong q trình thực hiện, tác giả có những so sánh với một vài địa bạ của một số xã thơn của vùng núi Đơng Bắc nước ta nơi có đặc điểm

35

gần giống Bạch Thông trong điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước để có thể có cái nhìn khái quát hơn.

Bảng 2.1. Thống kê địa bạ Châu Bạch Thông

Địa bạ Gia Long 4 (1805) Địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) Tên đơn vị địa bạ Ký hiệu Tên đơn vị địa bạ Ký hiệu

Tổng Côn Minh Tổng Côn Minh

Xã Hữu Trạch A8/8216 Xã Hữu Trạch A8/8217

Xã Nam Ổ A8/8242 Xã Côn Minh A20/8215

Xã An Cư A8/8214 Xã An Cư A11/8225

Tổng Nhu Viễn Tổng Nhu Viễn

Xã An Thịnh A16/8241 Xã An Thịnh A16/A8240

Xã Quảng Bạch A14/8233 Xã Hồng Trí A15/8234

Qua tài liệu địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805), tình hình ruộng đất Bạch Thơng đầu thế kỉ XIX đã phần nào được phục dựng. Tổng cộng có 5 đơn vị địa bạ niên đại Gia Long 4 (1805), trong đó có 3 xã, thơn thuộc tổng Côn Minh và 2 xã, thôn thuộc tổng Nhu Viễn.

Sau khi lập phiếu điều tra, phân tích từng địa bạ và đưa tất cả các dữ liệu vào xử lý, kết quả đã cho những số liệu tổng hợp về tổng diện tích ruộng đất cùng các loại hình sở hữu, số chủ sở hữu ruộng đất tư nhân và tình trạng bao chiếm ruộng đất, cụ thể như sau: - Tổng diện tích ruộng đất : 595m9s4th8t - Tổng số tư điền : 568m7s4th8t - Hoang phế : 6m6s3th5t - Tổng thổ trạch viên trì : 27m2s0th0t - Tổng số chủ tư điền : 106= 100% - Số diện tích có thể tính sở hữu: 556m6s1h3t - Diện tích bình qn/ 1chủ sở hữu là: 556m6s1h3t /106 =5m2s7h6t - Tổng số chức sắc : 15/106=14,1% số chủ tư điền

- Diện tích sở hữu lớn nhất: 20m1s0th5t , ông Nông Khắc Đạt xã An Thịnh, tổng Nhu Viễn.

36

- Diện tích sở hữu nhỏ nhất: 2m0s, ơng Hồng Tài Lương xã Hữu Trạch, tổng Cơn Minh.

- Diện tích phụ canh, sở hữu nữ khơng có mà 100% là ruộng đất nội thực canh, và sở hữu nam.

Căn cứ thực tế khai thác tài liệu địa bạ Gia Long 4 (1805), tác giả tập trung phân tích sở hữu ruộng đất tư, sở hữu của chức sắc, của nhóm họ để minh họa cho tình hình ruộng đất của Bạch Thơng.

Bảng 2.2. Sự phân bố ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị tính: Mẫu.sào.thƣớc.tấc

STT Loại ruộng Diện tích(m.s.th.t.p) Tỷ lệ %

1 Tư điền 568m7s4th8t 95,4%

2 Thổ trạch viên trì 27m2s0th0t 4,6%

Tổng 595m9s4th8t 100,00%

Bảng 2.3. Quy mô sở hữu ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị tính: Mẫu.sào.thƣớc.tấc

Xã thôn

Quy mô sở hữu

Dưới 50 mẫu 50-100 mẫu 100-200mẫu 200-300 mẫu

Tổng Côn Minh 1. Hữu Trạch 1 2. Xã An Cư 1 3. Xã Nam Ổ 1 Tổng Nhu Viễn 4. An Thịnh 1 5. Quảng Bạch 1 Tổng cộng có 5 xã = 100% 3 = 60% 2 = 40%

37

Phân bố ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) cho thấy, tổng diện tích đất là 595m9s4th8t được tính là 100%, trong đó diện tích đất tư điền là 568m

7s4th8t , chiếm 95,4%, cịn lại là tư thổ (Thổ trạch, viên trì) 27m

2s0th0t, chiếm 4,6% như thống kê ở Bảng 2.2.

Bảng thống kê 2.3 cho thấy quy mô sở hữu ruộng đất của hai Tổng Côn Minh và Nhu Viễn với việc tổng Cơn Minh có 3 xã được thống kê chiếm 60%, Nhu Viễn có 2 xã được thống kê chiếm 40%. Con số phần trăm (%) chỉ phản ánh số xã thôn được khai thác địa bạ, không phản ánh số sở hữu ruộng đất nhiều hay ít, vì trên thực tế tổng Nhu Viễn có số diện tích ruộng đất nói chung và đất ruộng tư hữu nói riêng lớn hơn nhiều tổng Côn Minh. Điều này được minh họa ở Bảng số liệu 2.4.

Bảng 2.4. Tình hình ruộng đất ở 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Đơn vị tính: Mẫu.sào.thƣớc.tấc

Tên thơn, xã Tổng diện tích ruộng đất Diện tích ruộng tư Diện tích đất tư Tổng Cơn Minh 1. Hữu Trạch 51.5.8.9 48.9.8.9 2.6.0.0 2. Xã An Cư 13.1.3.5 12.1.3.5 1.0.0.0 3. Xã Nam Ổ 33.9.7.0 31.9.7.0 2.0.0.0 Tổng Nhu Viễn 4. An Thịnh 266.5.11.2 248.3.11.2 18.2.0.0 5. Quảng Bạch 230.7.4.2 227.3.4.2 3.4.0.0 Tổng cộng 595.9.4.8 568.7.4.8 27.2.0.0

Tổng hợp bảng số liệu 2.2, 2.3 và 2.4 cho thấy quy mô, mức độ sở hữu ruộng đất của hai tổng Nhu Viễn và Côn Minh đồng thời phần nào phản ánh thực trạng

ruộng đất của châu Bạch Thông. Hiện tượng tư hữu hóa ruộng đất của hai tổng Cơn Minh và Nhu Viễn là rất

cao, chiếm tới 95,4%. Như vậy cơ sở kinh tế nông nghiệp ở đây không phải là ruộng đất công mà là ruộng đất thuộc sở hữu của gia đình, dịng họ. Q trình lịch

38

sử cho thấy, đối với các làng xã ở đồng bằng miền xuôi, sự tư hữu phát triển mạnh thường gắn liền sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, đối với các làng xã ở miền núi như của Bạch Thơng thì khơng đơn thuần như vậy. Ruộng đất thuộc sở hữu tư có thể do mua bán cũng có thể do các gia đình tự khai phá các thung lũng, các bãi bồi ven suối, canh tác lâu đời mà thành ruộng đất tư, nhất là những vùng xa trung tâm, đi lại khó khăn.

Bạch Thơng khơng có ruộng hạng nhất, chỉ có ruộng hạng 2, hạng 3. Riêng hai tổng Côn Minh và Nhu Viễn, 100% diện tích ruộng là hạng 3. Tuy ruộng của hai Tổng Côn Minh và Nhu Viễn không phải là ruộng loại tốt song do nằm ở một châu có vị trí trung tâm, cư dân đã sinh sống lâu đời nên diện tích đất bỏ hoang rất ít.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 41 - 45)