Thủ công nghiệp và thương nghiệp 1 Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 75 - 78)

2.6.1. Thủ công nghiệp

Nền kinh tế cơ bản của các dân tộc ở huyện Bạch Thông là kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp chỉ là nghề phụ trong các gia đình. Theo khảo sát, hiện nay toàn bộ huyện Bạch Thơng khơng cịn một làng nghề thủ công truyền thống nào.

Tuy sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng các dân tộc ở huyện Bạch Thông như Tày, Nùng, Dao, những dân tộc định cư lâu đời đã sớm phát triển cho mình

69

những nghề thủ công, tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày như kéo tơ dệt vải, đan lát, đan chài lưới, ép mía, nấu mật, làm ngói lợp nhà, đóng bàn ghế, làm cối xay, nấu rượu, rèn …

Nghề dệt: Phụ nữ Tày – Nùng phần lớn đều biết kéo sợi, dệt vải. Trước đây nhiều gia đình có từ 2-3 khung dệt vải làm quần áo, chăn màn, dệt thổ cẩm, làm mặt chăn, mặt địu trẻ em, nhuộm vải để có mầu xanh chàm làm quần áo cho “nàng áo xanh”, cho bản thân và gia đình. Ngồi ra các cơ gái cịn phải chuẩn bị vải, chăn, màn cho ngày cưới [17, tr. 61].

Vải chàm là loại vải được sử dụng phổ biến đối với các đồng bào dân tộc miền núi, là loại vải sau khi dệt được nhuộm chàm. Vào khoảng tháng 4, 5 đồng bào chặt những cây chàm cao hơn 1m đem về bỏ vào chum, hay bể nước để ngâm, rồi gạn dần nước, lọc lấy chất chàm lắng ở đáy chum, đáy bể. Công đoạn nhuộm chàm cũng rất công phu, mỗi súc vải nhuộm dăm ba tháng mới hoàn thành. Sau khi nhuộm chàm xong cịn phải ngả màu tím hồng bằng cách nhúng xuống nước củ nâu, đồng bào Dao ngâm xuống bùn để được màu đen và trục bằng đá, lăn đi lăn lại cho vải kín mặt, bóng lống mới đem về may quần áo.

Cách nhuộm chàm của người Dao khá độc đáo “Người Dao lấy chàm nhuộm vải, làm thành những hoa văn cực nhỏ. Cách làm là lấy hai miếng ván khắc thành những hoa văn cực nhỏ để kẹp vải. Nấu sáp chảy ra rồi trút vào lỗ khắc, sau mới bỏ miếng vải ra, lấy vải nhúng vào chàm. Vải đã thấm chàm rồi thì đem nấu cho chảy sáp ra, được hoa văn sặc sỡ rất tinh tế sáng sủa. Cách nhuộm chàm sặc sỡ không đâu bằng người Dao” [57, tr.180].

Nghề đan lát: Trên nhiều chủng loại vật liệu làm ra nhiều loại sản phẩm với hình thức và nhiều kiểu cách khác nhau: dần, sàng, nong, nia, dậu gánh, phên phơi thóc, sảo, đơm đó, chài, lưới bắt cá, giỏ đựng cá, cua, tôm ốc, bu gà, sọt mắt cáo dùng để gánh đu đủ, bí mướp, sọt đựng đồ khi đi đón dâu… Một loại đồ đan mà các thầy Tào thường dùng đựng sách và đồ nghề đi làm đám ma, đám cúng (Người Tày gọi là “tóm” – một loại đồ đan có nắp dạng như chiếc hòm, chiếc thùng). Người

phụ nữ Tày còn tước dây sắn rừng, xe thành sợi nhỏ, màu trắng như sợi cước, dùng mảnh sừng trâu làm móc đan vợt bắt cá, vớt bún, làm các loại túi to nhỏ khác nhau

70

tùy vào mục đích sử dụng. Trong gia đình đồng bào Tày, Nùng, Dao hầu như người đàn ông nào cũng biết đan lát chứ khơng riêng gì phụ nữ. Việc đan lát có thể diễn ra quanh năm nhưng thường đồng bào chỉ làm vào lúc nông nhàn.

Một số nghề thủ công khác: Nghề làm giấy và hương đốt có lác đác ở các khu

vực đồng bào Dao sinh sống như Nguyên Phúc, Cao Sơn, Mỹ Thanh, Vũ Muộn, Sĩ Bình. Đây chỉ là nghề phụ của người dân địa phương. Giấy của người Dao làm ra rất bền, thường được làm từ vỏ cây dướng và vỏ cây mạy sla (tên gọi địa phương), loại giấy ăn mực và giữ được nét chữ lâu.

Hương đốt, nguyên liệu chủ yếu là gỗ mục, vỏ cây khao, lá cây hắt. Người ta đem gỗ mục giã mịn trộn với vỏ cây khao và lá cây hắt nghiền nhỏ sau đó dùng que lăn đi lăn lại tạo thành hương.

Nghề làm đồ trang sức bằng bạc là nghề phát triển chủ yếu trong đồng bào Dao. Đây là nghề gia truyền ít người được biết cách làm. Các sản phẩm làm ra chủ yếu là vịng cổ, vịng chân, nhẫn, các đồ trang trí trên quần áo như cúc bạc, hình sao, có nhiều hình nổi hay chìm rất tinh vi. Hiện nay nghề làm đồ trang sức bằng bạc ở Bạch Thông đã khơng cịn ai làm nữa bởi việc trao đổi mua bán đã rất dễ ràng.

Các nghề rèn, làm ngói, nấu mật mía, nghề mộc ở đầu thế kỉ XIX khá phát triển trong dân gian ở Bắc Kạn cũng như ở Bạch Thông, nhưng cơ bản cũng chỉ để phục vụ cuộc sống gia đình, bản làng, khơng có điều kiện phát triển quy mô lớn hay thành nghề chuyên nghiệp. Ngày nay do sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật của đất nước cũng như sự giao lưu buôn bán giữa miền ngược với miền xuôi, lượng hàng hóa trao đổi bn bán đã rất phong phú. Vì thế một số nghề thủ cơng truyền thống khơng cịn tồn tại nữa.

Nhìn chung nghề thủ cơng của đồng bào huyện Bạch Thông, ở thời kỳ phong kiến nói chung ở nửa đầu thế kỉ XIX nói riêng phát triển ở mức độ hộ gia đình, giữ vai trò là nghề phụ, sản suất các vật dụng thiết yếu phục vụ đời sồng hàng ngày của đồng bào, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo nhất là nghề dệt thổ cẩm. Song nghề thủ cơng khơng thốt ly khỏi sản xuất nông nghiệp trở thành một nền kinh tế độc lập, ruộng đất vẫn là nguồn sống chính của đồng bào.

71

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 75 - 78)