Làng bản, nhà cửa: Làng tiếng Tày gọi là bản, khau, phia Trong một bản có

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 91 - 93)

ít hay nhiều hộ, địa giới có thể rộng hay hẹp. Người Tày, Nùng là bộ phận dân cư lâu đời đã xây dựng bản làng của mình nơi chân núi, sườn đồi bên cánh đồng cạnh dịng sơng, dịng suối. Làng bản của người Tày, Nùng thường tựa lưng vào núi. Mỗi bản trung bình từ 10- 15 nóc nhà, bản lớn có thể tới 50 nóc nhà, thậm trí lên đến hàng trăm nóc. Nhìn chung do sản xuất, ruộng đồng lại phân tán vì thế làng bản cũng dễ bị phân tán theo, mỗi nơi vài hộ để tiện canh tác. Có những bản làng hẻo lánh ở các thung lung, khe suối, giữa núi rừng mênh mông. Nhiều vùng đông đúc, làng bản có lũy tre bao bọc, nhà ngói san sát, tất cả đều trơng về một hướng. Chỗ ở lý tưởng của đồng bào Tày, Nùng là gần các nguồn nước, gần các rừng cây, cao ráo thoáng mát, khi mưa xuống, rác, nước bẩn có thể chảy xuống ruộng làm cho đồng ruộng thêm mầu mỡ.

Khác với làng của người Tày, Nùng, làng của đồng bào Dao được họ gọi là

láng hoặc lèng. Làng bản cuả người Dao thường nhỏ và riêng biệt. Ở một số nơi dù

cư trú trong cùng một khu vực với một số dân tộc khác như Tày Nùng… nhưng đồng bào vẫn có thói quen ở riêng thành một bản độc lập.

Trong vệc tạo lập làng bản, người Dao đặc biệt chú ý tới nguồn nước và hướng cư trú. Khi lập bản mới, người Dao (Dao thuộc nhóm Dụ Kùn) ln lập một miếu thờ thổ công cho cả bản gọi là lèng tàn với dụng ý cầu mong thần phù hộ cho dân bản. Việc dụng nhà cửa, lèng tàn được đồng bào Dao rất coi trọng, vì thế cơng việc này phải được thầy tào coi ngày giờ kỹ lưỡng.

85

Trong một khu vực sinh sống có thể có sự xen kẽ của bản người Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa với những làng riêng biệt, nhưng đồng bào sống quần tụ với nhau, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tạo nên tính cộng đồng rất rõ nét.

Nhà ở của người Tày, Nùng thường là nhà sàn và nhà đất. Do ở vùng rừng rậm rạp, độ ẩm cao, độ dốc lớn, nhiều côn trùng, rắn, rết, thú dữ nên đồng bào Tày, Nùng có thói quen ở nhà sàn từ rất lâu đời và nhà sàn đã trở thành nhà truyền thống của người Tày.

Nhà sàn của người Tày, Nùng thường là nhà ba gian, mười sáu cột và hai chái, nhà có điều kiện thì làm nhà 4-5 gian với vài chục cây cột cả cái và con. Nhà sàn gỗ của đồng bào là loại nhà tổng hợp (trù san phơi), mọi bộ phận của nhà đều dùng vào việc sinh hoạt và sản xuất: làm kho chứa lương thực, buồng ngủ, phòng khách, bàn thờ tổ tiên, bếp…Gầm nhà sàn có thể ni gia súc (ngày nay gia súc được làm chuồng nhốt riêng) hay làm kho để nông cụ. Thông thường đồng bào lên nhà sàn bằng một chiếc cầu thang mở ở đầu hồi hay trước nhà. Mặt sàn nhà được được trải bằng dát cây mai, vầu hoặc tre, xung quanh nhà được bưng bằng ván gỗ hoặc tấm liếp có cửa sổ, mái lợp bằng cỏ tranh, lá cọ, lợp ngói máng , giữa nhà có bếp lửa. Để làm được nhà sàn, đồng bào phải chọn nhũng cây gỗ tốt, nếu được thì nhất rồm (gỗ dổi) nhì rào (gỗ chò chỉ), tam sao (gỗ sao), tứ quẻ (gỗ de) hoặc tốt hơn nữa là nghiến, sến, táu.

Nhà đất (thường thấy ở đồng bào Nùng), bố cục ngôi nhà thường là kiểu ba gian hai chái, có bếp nấu ở bên cạnh. Nhà được ngăn thành các phòng riêng cho nam, nữ, thường có gác để thóc lúa.

Đồng bào Tày, Nùng ở Bạch Thơng rất chú ý tới việc xem tuổi, chọn hướng, vào nhà mới.

Người Dao ở Bắc Kạn có 3 loại hình nhà khác nhau: Dao áo dài và một bộ phận Dao dụ kùn ở nhà sàn; Dao áo đỏ ở nhà sàn nửa đất, phần sàn nhơ ra phía trước để tận dung diện tích; Dao thuộc nhóm tiểu bản ở nhà đất. Cũng như người Tày, Nùng, người Dao ở Bạch Thông cũng rất chú trọng đến tuổi làm nhà, hướng nhà. Chọn hướng san nền là việc của thầy tào, nếu trong quá trình san nền mà gia chủ mơ thấy điềm gở thì phải đến hỏi thầy tào, thầy tào sẽ tra sách cúng. Nếu đó là giấc mơ độc,

86

tùy từng nội dung, thầy tào sẽ làm phép giải độc hoặc thân chủ phải chọn mảnh đất khác để làm nhà.

Hiện nay đời sống của các đồng bào dân tộc huyện Bạch Thơng có nhiều đổi mới sung túc hơn, cũng một phần gỗ rừng ngày một hiếm nên việc làm nhà sàn, nhà vách đất cột gỗ cũng ít dần đi, thay vào đó là nhà gạch mái ngói, nhà cao tầng kiên cố.

Một phần của tài liệu huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix (Trang 91 - 93)